Lịch sử Bệnh viện Việt Đức bắt đầu vào ngày 08/01/1902, khi Toàn quyền Paul Doumer ký sắc lệnh thành lập Trường Đại học Y Dược Đông Dương (trong ảnh) với Bệnh viện thực hành đặt tại làng Kinh Lược thuộc ấp Thái Hà, một vùng nằm cách khá xa trung tâm Hà Nội lúc bấy giờ. Nhà bác học Alexandre Yersin được bổ nhiệm làm hiệu trưởng của trường kiêm giám đốc bệnh viện này.Sau một thời gian công tác, Yersin đề xuất xây một bệnh viện hoàn chỉnh, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người Pháp và người bản xứ. Từ đề xuất này, Bệnh viện Bảo hộ (Hôpital Indigène du Protectorat) được thành lập vào ngày 25/3/1904 ở phố Borgnis Desbordes (nay là phố Tràng Thi). Trong ảnh là cổng chính Bệnh viện Bảo hộ, giai đoạn 1921-1935.Các nhà chính, nhà phụ của Bệnh viện Bảo hộ được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1904-1925. Như, 19 nhà loại 1 tầng để bệnh nhân nằm điều trị, 3 nhà hai tầng dùng để đặt phòng hành chính quản trị, phòng khám bệnh, phòng giải phẫu và 1 khu nhà một tầng dùng làm nơi chữa bệnh bằng thủy liệu (hydrothéraphie). Nhiều công trình xây dựng thời đó vẫn tồn tại đến ngày nay.Sau khi nhà bác học Yersin qua đời (1/3/1943), để ghi nhận công lao to lớn của ông, Toàn quyền Đông Dương đã ra Nghị định đổi tên Bệnh viện Bảo hộ thành Bệnh viện Yersin vào ngày 8/3/1943.Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền mới đổi tên Bệnh viện Yersin thành Bệnh viện Phủ Doãn. Ngày 18/9/1961, Bệnh viện Phủ Doãn được đổi tên thành Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - CHDC Đức, dựa trên sự hợp tác y tế giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức cũ). Ảnh: Dân Việt.Sau ngày nước Đức thống nhất, Bệnh viện đổi tên thành Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức từ năm 1991. Tên gọi này được sử dụng kể từ đó cho đến nay. Ảnh: Bệnh viện Việt Đức.Ngày nay, Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện chuyên khoa đặc biệt, tuyến cao nhất của ngành Ngoại khoa ở miền Bắc. Bệnh viện có 08 phòng chức năng, 18 khoa lâm sàng, 09 khoa cận lâm sàng và 01 đơn vị trực thuộc cùng với 05 bộ môn của Trường Đại học Y Hà Nội đặt tại bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện Việt Đức.Bệnh viện có quy mô 1.500 giường bệnh với hơn 2200 thầy thuốc, cán bộ và nhân viên y tế, mỗi năm bệnh viện tiến hành khoảng 28.000 ca phẫu thuật thuộc nhiều chuyên khoa sâu khác nhau. Đây là một điểm tựa quan trọng cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe người dân ở thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung... Ảnh: Bệnh viện Việt Đức.Bệnh viện đã được trang bị các thiết bị y tế hiện đại nhất phục vụ công tác khám chữa bệnh, như: Máy chụp cắt lớp vi tính CT Scanner 256 dãy, 512 lát cắt; CT Scanner 64 dãy, Máy cộng hưởng từ 3.0 Tesla, 1.5 Tesla; Máy chụp mạch số hóa xóa nền thế hệ mới nhất, các hệ thống siêu âm màu 3D, 4D; Hệ thống đo độ loãng xương… Ảnh: Bệnh viện Việt Đức.
Mời bạn đọc xem video: BV Truyền máu huyết học TP.HCM cho bệnh nhi dùng thuốc hết hạn. Nguồn PLO
Lịch sử Bệnh viện Việt Đức bắt đầu vào ngày 08/01/1902, khi Toàn quyền Paul Doumer ký sắc lệnh thành lập Trường Đại học Y Dược Đông Dương (trong ảnh) với Bệnh viện thực hành đặt tại làng Kinh Lược thuộc ấp Thái Hà, một vùng nằm cách khá xa trung tâm Hà Nội lúc bấy giờ. Nhà bác học Alexandre Yersin được bổ nhiệm làm hiệu trưởng của trường kiêm giám đốc bệnh viện này.
Sau một thời gian công tác, Yersin đề xuất xây một bệnh viện hoàn chỉnh, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người Pháp và người bản xứ. Từ đề xuất này, Bệnh viện Bảo hộ (Hôpital Indigène du Protectorat) được thành lập vào ngày 25/3/1904 ở phố Borgnis Desbordes (nay là phố Tràng Thi). Trong ảnh là cổng chính Bệnh viện Bảo hộ, giai đoạn 1921-1935.
Các nhà chính, nhà phụ của Bệnh viện Bảo hộ được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1904-1925. Như, 19 nhà loại 1 tầng để bệnh nhân nằm điều trị, 3 nhà hai tầng dùng để đặt phòng hành chính quản trị, phòng khám bệnh, phòng giải phẫu và 1 khu nhà một tầng dùng làm nơi chữa bệnh bằng thủy liệu (hydrothéraphie). Nhiều công trình xây dựng thời đó vẫn tồn tại đến ngày nay.
Sau khi nhà bác học Yersin qua đời (1/3/1943), để ghi nhận công lao to lớn của ông, Toàn quyền Đông Dương đã ra Nghị định đổi tên Bệnh viện Bảo hộ thành Bệnh viện Yersin vào ngày 8/3/1943.
Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền mới đổi tên Bệnh viện Yersin thành Bệnh viện Phủ Doãn. Ngày 18/9/1961, Bệnh viện Phủ Doãn được đổi tên thành Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - CHDC Đức, dựa trên sự hợp tác y tế giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức cũ). Ảnh: Dân Việt.
Sau ngày nước Đức thống nhất, Bệnh viện đổi tên thành Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức từ năm 1991. Tên gọi này được sử dụng kể từ đó cho đến nay. Ảnh: Bệnh viện Việt Đức.
Ngày nay, Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện chuyên khoa đặc biệt, tuyến cao nhất của ngành Ngoại khoa ở miền Bắc. Bệnh viện có 08 phòng chức năng, 18 khoa lâm sàng, 09 khoa cận lâm sàng và 01 đơn vị trực thuộc cùng với 05 bộ môn của Trường Đại học Y Hà Nội đặt tại bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện Việt Đức.
Bệnh viện có quy mô 1.500 giường bệnh với hơn 2200 thầy thuốc, cán bộ và nhân viên y tế, mỗi năm bệnh viện tiến hành khoảng 28.000 ca phẫu thuật thuộc nhiều chuyên khoa sâu khác nhau. Đây là một điểm tựa quan trọng cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe người dân ở thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung... Ảnh: Bệnh viện Việt Đức.
Bệnh viện đã được trang bị các thiết bị y tế hiện đại nhất phục vụ công tác khám chữa bệnh, như: Máy chụp cắt lớp vi tính CT Scanner 256 dãy, 512 lát cắt; CT Scanner 64 dãy, Máy cộng hưởng từ 3.0 Tesla, 1.5 Tesla; Máy chụp mạch số hóa xóa nền thế hệ mới nhất, các hệ thống siêu âm màu 3D, 4D; Hệ thống đo độ loãng xương… Ảnh: Bệnh viện Việt Đức.