Sau khi kết thúc Thế chiến 2, thế giới bước vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Mối quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô ngày càng trở nên căng thẳng khi xảy ra sự kiện máy bay do thám U-2 của chính quyền Washington bị bắn hạ tại không phận xứ sở bạch dương vào ngày 1/5/1960.Ngay sau khi bắn hạ máy bay do thám của Mỹ, Liên Xô bắt được phi công Francis Gary Powers khi người này vừa nhảy dù xuống mặt đất. Qua điều tra, Liên Xô biết được phi công người Mỹ có nhiệm vụ điều khiển máy bay do thám U-2 trên bầu trời Liên Xô để chụp ảnh các cơ sở quân sự của nước này.Theo kế hoạch, sau khi hoàn thành nhiệm vụ mà không gặp sự cố nào, phi công Powers sẽ điều khiển máy bay để nó hạ cánh ở Na Uy. Thế nhưng, ông cũng như giới chức Mỹ không thể ngờ rằng chuyến bay này thất bại.Đến ngày 5/5, giới chức Liên Xô đưa ra tuyên bố về việc quân đội nước này bắn hạ một máy bay do thám Mỹ nhưng không đề cập tới chuyện bắt được phi công.Vì vậy, Mỹ cho rằng Liên Xô không có bằng chứng nào khác nên tuyên bố đó chỉ là máy bay thu thập thông tin thời tiết vô tình đi chệch hướng vào không phận của xứ sở bạch dương.Trước phản hồi của Mỹ, Liên Xô công bố ảnh chụp phi công Powers bị bắt giữ cùng những mảnh vỡ máy bay chứng minh đó là một máy bay do thám. Do vậy, lời nói dối của Mỹ bị vạch trần.Sự kiện máy bay do thám U-2 của Mỹ bị bắn hạ diễn ra trước thời điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Paris với sự tham gia của các nước: Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp. Theo kế hoạch, sự kiện này tổ chức vào ngày 14/5.Để cứu vãn hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Mỹ khi ấy là Dwight D. Eisenhower buộc phải thừa nhận tuyên bố trước đó không chính xác. Không những vậy, chính quyền Mỹ còn cho biết Cục Tình báo trung ương (CIA) đã tiến hành các chuyến bay do thám Liên Xô từ vài năm trước.Sau khi nghe Tổng thống Mỹ thừa nhận trách nhiệm về vụ do thám, các nhà lãnh đạo Liên Xô rời hội nghị sau khi sự kiện diễn ra chỉ vài giờ. Họ cho hay không thể hợp tác thêm với Mỹ.Do đó, hội nghị thượng đỉnh giữa 4 nước thất bại. Mối quan hệ giữa Mỹ với Liên Xô ngày càng trở nên căng thẳng. Về phần phi công Powers, Liên Xô kết tội người này tội gián điệp và nhận bản án 10 năm tù giam. Sau gần 2 năm thụ án tù, phi công Powers được Liên Xô trả tự do khi nước này và Mỹ tiến hành một cuộc trao đổi điệp viên bị bắt giữ. Mời độc giả xem video: Rơi máy bay tại Indonesia. Nguồn: VTV TSTC.
Sau khi kết thúc Thế chiến 2, thế giới bước vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Mối quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô ngày càng trở nên căng thẳng khi xảy ra sự kiện máy bay do thám U-2 của chính quyền Washington bị bắn hạ tại không phận xứ sở bạch dương vào ngày 1/5/1960.
Ngay sau khi bắn hạ máy bay do thám của Mỹ, Liên Xô bắt được phi công Francis Gary Powers khi người này vừa nhảy dù xuống mặt đất. Qua điều tra, Liên Xô biết được phi công người Mỹ có nhiệm vụ điều khiển máy bay do thám U-2 trên bầu trời Liên Xô để chụp ảnh các cơ sở quân sự của nước này.
Theo kế hoạch, sau khi hoàn thành nhiệm vụ mà không gặp sự cố nào, phi công Powers sẽ điều khiển máy bay để nó hạ cánh ở Na Uy. Thế nhưng, ông cũng như giới chức Mỹ không thể ngờ rằng chuyến bay này thất bại.
Đến ngày 5/5, giới chức Liên Xô đưa ra tuyên bố về việc quân đội nước này bắn hạ một máy bay do thám Mỹ nhưng không đề cập tới chuyện bắt được phi công.
Vì vậy, Mỹ cho rằng Liên Xô không có bằng chứng nào khác nên tuyên bố đó chỉ là máy bay thu thập thông tin thời tiết vô tình đi chệch hướng vào không phận của xứ sở bạch dương.
Trước phản hồi của Mỹ, Liên Xô công bố ảnh chụp phi công Powers bị bắt giữ cùng những mảnh vỡ máy bay chứng minh đó là một máy bay do thám. Do vậy, lời nói dối của Mỹ bị vạch trần.
Sự kiện máy bay do thám U-2 của Mỹ bị bắn hạ diễn ra trước thời điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Paris với sự tham gia của các nước: Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp. Theo kế hoạch, sự kiện này tổ chức vào ngày 14/5.
Để cứu vãn hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Mỹ khi ấy là Dwight D. Eisenhower buộc phải thừa nhận tuyên bố trước đó không chính xác. Không những vậy, chính quyền Mỹ còn cho biết Cục Tình báo trung ương (CIA) đã tiến hành các chuyến bay do thám Liên Xô từ vài năm trước.
Sau khi nghe Tổng thống Mỹ thừa nhận trách nhiệm về vụ do thám, các nhà lãnh đạo Liên Xô rời hội nghị sau khi sự kiện diễn ra chỉ vài giờ. Họ cho hay không thể hợp tác thêm với Mỹ.
Do đó, hội nghị thượng đỉnh giữa 4 nước thất bại. Mối quan hệ giữa Mỹ với Liên Xô ngày càng trở nên căng thẳng. Về phần phi công Powers, Liên Xô kết tội người này tội gián điệp và nhận bản án 10 năm tù giam. Sau gần 2 năm thụ án tù, phi công Powers được Liên Xô trả tự do khi nước này và Mỹ tiến hành một cuộc trao đổi điệp viên bị bắt giữ.
Mời độc giả xem video: Rơi máy bay tại Indonesia. Nguồn: VTV TSTC.