Nhật Bản và Đức quốc xã là đồng minh trong Thế chiến 2. Trong cuộc chiến này, cả 2 nước đều có một đội phi công cảm tử. Tuy nhiên, nhóm phi công cảm tử của phát xít Đức ít được biết đến hơn.Cụ thể, một số tài liệu đề cập đến việc chính quyền Đức quốc xã có ý tưởng thành lập phi đội cảm tử vào tháng 2/1944. Trung tá Otto Skorzeny thuộc lực lượng SS được cho là người đề xuất ý tưởng lập phi đội cảm tử.Khi ấy, "cánh tay phải" của Hitler là Thống chế lực lượng SS ủng hộ kế hoạch đó. Vì vậy, Himmler cùng một số quan chức trong chính quyền và Không quân Đức thuyết phục nhà độc tài Hitler. Theo đó, trùm phát xít phê duyệt thực hiện dự án Selbstopfer (có nghĩa là “tự hy sinh”).Đơn vị này còn được gọi là "phi đoàn Leonidas". Sở dĩ Đức quốc xã đặt tên gọi này là vì kỳ vọng những phi công sẽ chiến đấu quả cảm, sẵn sàng hy sinh thân minh như đội quân của vua Sparta khi đối đầu với quân Ba Tư.Nữ phi công Đức Hannah Reitsch là một trong những người ủng hộ mãnh liệt kế hoạch thành lập đội phi công cảm tử. Do đó, bà đề nghị sử dụng chiến đấu cơ Messerschmitt Me-328 làm phương tiện trong các nhiệm vụ cảm tử.Tuy nhiên, trong các cuộc thử nghiệm, chiến đấu cơ Messerschmitt Me-328 không hoạt động hiệu quả. Vì vậy, về sau, giới chức Đức đưa ra sự lựa chọn máy bay Fiziler Fi 103R Reichenberg.Về số lượng thành viên, khoảng 70 phi công Đức đăng ký gia nhập "phi đoàn Leonidas". Nhiệm vụ chính của họ là lái máy bay chứa bom lao về phía các mục tiêu quan trọng của quân Đồng minh.Tuy nhiên, không phải phi công nào trong lực lượng Không quân Đức cũng sẵn sàng hy sinh tính mạng khi làm nhiệm vụ biết chắc chắn là sẽ không thể trở về. Thêm nữa, nhiều phi công Đức quốc xã phản đối sự lãng phí máy bay khi thực hiện nhiệm vụ tấn công tự sát.Do không đạt được sự đồng thuận nên "phi đoàn Leonidas" không trở thành một lực lượng quan trọng trong Không quân Đức.Phát xít Đức chỉ triển khai một số nhiệm vụ tự sát khi Liên Xô áp sát Berlin. Mục tiêu của các phi công cảm tử Đức quốc xã là phá hủy những cây cầu bắc ngang sông Oder do Hồng quân Liên Xô xây dựng.Theo một tài liệu, 35 phi công phát xít Đức thiệt mạng khi tấn công liều chết phá hủy 17 cây cầu nhằm cản bước tiến của binh sĩ Liên Xô.Dù gây ra thiệt hại cho Liên Xô nhưng "phi đoàn Leonidas" không thể ngăn cản bước tiến của các chiến sĩ Hồng quân. Binh sĩ Liên Xô từng bước đánh bại quân phát xít và tiến vào thủ đô Berlin tháng 4/1945. Mời độc giả xem video: Gặp lại nữ phi công đầu tiên của Việt Nam. Nguồn: HANOITV.
Nhật Bản và Đức quốc xã là đồng minh trong Thế chiến 2. Trong cuộc chiến này, cả 2 nước đều có một đội phi công cảm tử. Tuy nhiên, nhóm phi công cảm tử của phát xít Đức ít được biết đến hơn.
Cụ thể, một số tài liệu đề cập đến việc chính quyền Đức quốc xã có ý tưởng thành lập phi đội cảm tử vào tháng 2/1944. Trung tá Otto Skorzeny thuộc lực lượng SS được cho là người đề xuất ý tưởng lập phi đội cảm tử.
Khi ấy, "cánh tay phải" của Hitler là Thống chế lực lượng SS ủng hộ kế hoạch đó. Vì vậy, Himmler cùng một số quan chức trong chính quyền và Không quân Đức thuyết phục nhà độc tài Hitler. Theo đó, trùm phát xít phê duyệt thực hiện dự án Selbstopfer (có nghĩa là “tự hy sinh”).
Đơn vị này còn được gọi là "phi đoàn Leonidas". Sở dĩ Đức quốc xã đặt tên gọi này là vì kỳ vọng những phi công sẽ chiến đấu quả cảm, sẵn sàng hy sinh thân minh như đội quân của vua Sparta khi đối đầu với quân Ba Tư.
Nữ phi công Đức Hannah Reitsch là một trong những người ủng hộ mãnh liệt kế hoạch thành lập đội phi công cảm tử. Do đó, bà đề nghị sử dụng chiến đấu cơ Messerschmitt Me-328 làm phương tiện trong các nhiệm vụ cảm tử.
Tuy nhiên, trong các cuộc thử nghiệm, chiến đấu cơ Messerschmitt Me-328 không hoạt động hiệu quả. Vì vậy, về sau, giới chức Đức đưa ra sự lựa chọn máy bay Fiziler Fi 103R Reichenberg.
Về số lượng thành viên, khoảng 70 phi công Đức đăng ký gia nhập "phi đoàn Leonidas". Nhiệm vụ chính của họ là lái máy bay chứa bom lao về phía các mục tiêu quan trọng của quân Đồng minh.
Tuy nhiên, không phải phi công nào trong lực lượng Không quân Đức cũng sẵn sàng hy sinh tính mạng khi làm nhiệm vụ biết chắc chắn là sẽ không thể trở về. Thêm nữa, nhiều phi công Đức quốc xã phản đối sự lãng phí máy bay khi thực hiện nhiệm vụ tấn công tự sát.
Do không đạt được sự đồng thuận nên "phi đoàn Leonidas" không trở thành một lực lượng quan trọng trong Không quân Đức.
Phát xít Đức chỉ triển khai một số nhiệm vụ tự sát khi Liên Xô áp sát Berlin. Mục tiêu của các phi công cảm tử Đức quốc xã là phá hủy những cây cầu bắc ngang sông Oder do Hồng quân Liên Xô xây dựng.
Theo một tài liệu, 35 phi công phát xít Đức thiệt mạng khi tấn công liều chết phá hủy 17 cây cầu nhằm cản bước tiến của binh sĩ Liên Xô.
Dù gây ra thiệt hại cho Liên Xô nhưng "phi đoàn Leonidas" không thể ngăn cản bước tiến của các chiến sĩ Hồng quân. Binh sĩ Liên Xô từng bước đánh bại quân phát xít và tiến vào thủ đô Berlin tháng 4/1945.
Mời độc giả xem video: Gặp lại nữ phi công đầu tiên của Việt Nam. Nguồn: HANOITV.