Được xây dựng từ tháng 6/1967, Trại tù Phú Quốc có quy mô rộng 400 ha với trên 400 nhà giam, là trại giam tù binh trung tâm toàn chính quyền Sài Gòn. Đây là nơi từng giam giữ hơn 32.000 tù binh vào thời kỳ cao điểm của chiến tranh Việt Nam.Trong những năm chiến tranh, tù binh tại nơi đây đã phải chịu những hình phạt khủng khiếp như nhốt trong "chuồng cọp" dưới trời nắng, đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống...Nhà tù Côn Đảo là một hệ thống nhà tù được người Pháp xây dựng để giam giữ những phạm nhân đặc biệt nguy hiểm cho chế độ thực dân Pháp. Sau năm 1954, chính quyền Sài Gòn tiếp tục giam giữ những tù nhân cách mạng ở nhà tù này. Ảnh: Diadiemdulich.com.Địa điểm nổi tiếng nhất trong khu nhà tù này là "chuồng cọp", nơi giam giữ những tù nhân cộng sản cao cấp nhất. Đặc điểm của "chuồng cọp" là bên trên có song sắt kiên cố và có hành lang ở giữa dành cho cai ngục, trật tự đi lại kiểm soát, hành hạ người tù bằng cách đâm cọc tre, ném vôi bột, dội nước bẩn. Tháng 7/1970, sự thật bị Mỹ che giấu về "chuồng cọp" trong hệ thống nhà tù Côn Đảo đã gây chấn động quốc tế. Ảnh: Landtourcondao.com.Khám lớn Cần Thơ là một nhà tù có từ thời Pháp ở Cần Thơ, sang thời chính quyền Sài Gòn được đổi tên là Trung tâm Cải huấn. Dù vậy, dân chúng vẫn quen gọi nhà tù này là "khám lớn Cần Thơ" do quy mô đồ sộ của công trình. Với diện tích trên 3.000m2, khám được xây dựng kiên cố, có tường dày và rào sắt bao bọc, có các vọng gác cao 6 m gắn, lắp đèn pha chiếu sáng để kiểm soát.Là trại giam lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, khám lớn Cần Thơ là nơi đã giam giữ nhiều cán bộ, chiến sĩ và đồng bào yêu nước ở Cần Thơ và các tỉnh lân cận. Điều kiện sống trong khám rất tù túng. Các tù nhận bị hạn chế ra ngoài trời, ăn uống, vệ sinh khổ cực...Nằm cách trung tâm TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 3 km, nhà tù Phú Lợi được xây dựng từ giữa năm 1957, ngay bên một khu căn cứ quân sự với tổng diện tích khoảng 12 ha, trong bối cảnh Mỹ - Diệm tăng cường các hoạt động đàn áp, bắt bớ lực lượng cách mạng sau Hiệp định Geneve. Đến cuối năm 1958, số tù nhân lên đến gần 6.000 người, trong đó có 1.000 tù nhân là nữ.Chế độ khắc nghiệt của nhà tù Phú Lợi cũng không khác ở nhiều nhà tù khác ở miền Nam lúc bấy giờ. Tù nhân phải ăn gạo mục cá ươn, muối hạt, nước mắm có dòi, điều kiện vệ sinh, y tế tồi tệ, chế độ lao động khổ sai nặng nề. Nhiều tù nhân cốt cán phải nằm xà lim, chuồng cọp, thường xuyên bị tra tấn dã man… Đặc biệt, nhà tù này là nơi đã xảy ra vụ hạ độc tù nhân của chế độ Mỹ - Diệm khiến hàng trăm người chết vào ngày 30/11/1958.Khám đường Tây Ninh (ngày nay nằm ở đường Trần Quốc Toản, TP Tây Ninh) là một nhà tù lớn do thực dân Pháp xây dựng vào cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 ở tỉnh Tây Ninh. Sau năm 1954, Mỹ - Diệm cũng sử dụng và mở rộng thêm khám đường làm nơi giam giữ tù chính trị.Tại nhà tù này, những biện pháp tra tấn hiện đại kiểu Mỹ cũng được áp dụng để truy bức tù nhân - không chỉ là những chiến sĩ cách mạng mà có cả giới trí thức và những người thuộc các đảng phái khác chống đối chế độ Ngô Đình Diệm.Nằm trên một khu đất cao thuộc phường Diên Hồng, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, nhà lao Pleiku được người Pháp xây dựng năm 1925. Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, chính quyền Sài Gòn tiếp tục sử dụng nhà lao Pleiku làm nơi giam giữ tù chính trị.Tại nơi đây, nhiều hình thức tra tấn dã man đã được áp dụng để làm thui chột ý chí những người yêu nước. Bất chấp hoàn cảnh ngặt nghèo, các chiến sĩ cách mạng bị giam giữ vẫn giữ vững phẩm chất cách mạng, tiếp tục tham gia các phong trào đấu tranh trong nhà lao.Khu Chín Hầm nằm dưới chân núi Thiên Thai, thuộc xã Thủy An, vốn là một kho tàng trữ vũ khí do quân đội Pháp xây dựng từ năm 1941. Năm 1946 thực dân Pháp quay lại và biến nơi đây thành nơi giam giữ tù binh. Từ năm 1954, Cố vấn Trung phần Ngô Đình Cẩn đã dùng nơi này để biệt giam những người Cộng sản và một số người dân Huế đấu tranh chống chế độ độc tài gia đình trị họ Ngô.Khu trại giam Chín Hầm gồm các căn hầm được phân bố trên 2/3 quả đồi, cửa hầm hướng xuống chân đồi. Riêng hầm số 6 được gọi là "địa ngục trần gian", được sử dụng để tra tấn tù nhân bằng những hình thức cực kỳ tàn bạo như đóng người lên tường, dùng dao xẻo thịt... Rất nhiều chiến sĩ cách mạng đã hi sinh trong căn phòng này.Khám Chí Hòa ở Sài Gòn là một nhà tù được người Pháp cho xây dựng từ thời thuộc địa làm nơi giam giữ những tù phạm chính trị chống lại chế độ thực dân Pháp. Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, đây là nơi giam giữ những tù nhân cách mạng ở Sài Gòn. Ảnh: Wikipedia.
Được xây dựng từ tháng 6/1967, Trại tù Phú Quốc có quy mô rộng 400 ha với trên 400 nhà giam, là trại giam tù binh trung tâm toàn chính quyền Sài Gòn. Đây là nơi từng giam giữ hơn 32.000 tù binh vào thời kỳ cao điểm của chiến tranh Việt Nam.
Trong những năm chiến tranh, tù binh tại nơi đây đã phải chịu những hình phạt khủng khiếp như nhốt trong "chuồng cọp" dưới trời nắng, đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống...
Nhà tù Côn Đảo là một hệ thống nhà tù được người Pháp xây dựng để giam giữ những phạm nhân đặc biệt nguy hiểm cho chế độ thực dân Pháp. Sau năm 1954, chính quyền Sài Gòn tiếp tục giam giữ những tù nhân cách mạng ở nhà tù này. Ảnh: Diadiemdulich.com.
Địa điểm nổi tiếng nhất trong khu nhà tù này là "chuồng cọp", nơi giam giữ những tù nhân cộng sản cao cấp nhất. Đặc điểm của "chuồng cọp" là bên trên có song sắt kiên cố và có hành lang ở giữa dành cho cai ngục, trật tự đi lại kiểm soát, hành hạ người tù bằng cách đâm cọc tre, ném vôi bột, dội nước bẩn. Tháng 7/1970, sự thật bị Mỹ che giấu về "chuồng cọp" trong hệ thống nhà tù Côn Đảo đã gây chấn động quốc tế. Ảnh: Landtourcondao.com.
Khám lớn Cần Thơ là một nhà tù có từ thời Pháp ở Cần Thơ, sang thời chính quyền Sài Gòn được đổi tên là Trung tâm Cải huấn. Dù vậy, dân chúng vẫn quen gọi nhà tù này là "khám lớn Cần Thơ" do quy mô đồ sộ của công trình. Với diện tích trên 3.000m2, khám được xây dựng kiên cố, có tường dày và rào sắt bao bọc, có các vọng gác cao 6 m gắn, lắp đèn pha chiếu sáng để kiểm soát.
Là trại giam lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, khám lớn Cần Thơ là nơi đã giam giữ nhiều cán bộ, chiến sĩ và đồng bào yêu nước ở Cần Thơ và các tỉnh lân cận. Điều kiện sống trong khám rất tù túng. Các tù nhận bị hạn chế ra ngoài trời, ăn uống, vệ sinh khổ cực...
Nằm cách trung tâm TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 3 km, nhà tù Phú Lợi được xây dựng từ giữa năm 1957, ngay bên một khu căn cứ quân sự với tổng diện tích khoảng 12 ha, trong bối cảnh Mỹ - Diệm tăng cường các hoạt động đàn áp, bắt bớ lực lượng cách mạng sau Hiệp định Geneve. Đến cuối năm 1958, số tù nhân lên đến gần 6.000 người, trong đó có 1.000 tù nhân là nữ.
Chế độ khắc nghiệt của nhà tù Phú Lợi cũng không khác ở nhiều nhà tù khác ở miền Nam lúc bấy giờ. Tù nhân phải ăn gạo mục cá ươn, muối hạt, nước mắm có dòi, điều kiện vệ sinh, y tế tồi tệ, chế độ lao động khổ sai nặng nề. Nhiều tù nhân cốt cán phải nằm xà lim, chuồng cọp, thường xuyên bị tra tấn dã man… Đặc biệt, nhà tù này là nơi đã xảy ra vụ hạ độc tù nhân của chế độ Mỹ - Diệm khiến hàng trăm người chết vào ngày 30/11/1958.
Khám đường Tây Ninh (ngày nay nằm ở đường Trần Quốc Toản, TP Tây Ninh) là một nhà tù lớn do thực dân Pháp xây dựng vào cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 ở tỉnh Tây Ninh. Sau năm 1954, Mỹ - Diệm cũng sử dụng và mở rộng thêm khám đường làm nơi giam giữ tù chính trị.
Tại nhà tù này, những biện pháp tra tấn hiện đại kiểu Mỹ cũng được áp dụng để truy bức tù nhân - không chỉ là những chiến sĩ cách mạng mà có cả giới trí thức và những người thuộc các đảng phái khác chống đối chế độ Ngô Đình Diệm.
Nằm trên một khu đất cao thuộc phường Diên Hồng, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, nhà lao Pleiku được người Pháp xây dựng năm 1925. Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, chính quyền Sài Gòn tiếp tục sử dụng nhà lao Pleiku làm nơi giam giữ tù chính trị.
Tại nơi đây, nhiều hình thức tra tấn dã man đã được áp dụng để làm thui chột ý chí những người yêu nước. Bất chấp hoàn cảnh ngặt nghèo, các chiến sĩ cách mạng bị giam giữ vẫn giữ vững phẩm chất cách mạng, tiếp tục tham gia các phong trào đấu tranh trong nhà lao.
Khu Chín Hầm nằm dưới chân núi Thiên Thai, thuộc xã Thủy An, vốn là một kho tàng trữ vũ khí do quân đội Pháp xây dựng từ năm 1941. Năm 1946 thực dân Pháp quay lại và biến nơi đây thành nơi giam giữ tù binh. Từ năm 1954, Cố vấn Trung phần Ngô Đình Cẩn đã dùng nơi này để biệt giam những người Cộng sản và một số người dân Huế đấu tranh chống chế độ độc tài gia đình trị họ Ngô.
Khu trại giam Chín Hầm gồm các căn hầm được phân bố trên 2/3 quả đồi, cửa hầm hướng xuống chân đồi. Riêng hầm số 6 được gọi là "địa ngục trần gian", được sử dụng để tra tấn tù nhân bằng những hình thức cực kỳ tàn bạo như đóng người lên tường, dùng dao xẻo thịt... Rất nhiều chiến sĩ cách mạng đã hi sinh trong căn phòng này.
Khám Chí Hòa ở Sài Gòn là một nhà tù được người Pháp cho xây dựng từ thời thuộc địa làm nơi giam giữ những tù phạm chính trị chống lại chế độ thực dân Pháp. Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, đây là nơi giam giữ những tù nhân cách mạng ở Sài Gòn. Ảnh: Wikipedia.