Đình Phú Tự ở phường Phú Hưng, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre là nơi đang bảo tồn một cây bạch mai cổ thụ quý hiếm cả nước.Với tuổi đời ước tính trên 300 tuổi - là một một trong những cây cổ thụ cao niên nhất Nam Bộ - cây còn được mệnh danh là “Thần mai”,“Danh mộc Bạch mai”...Hiện nay, cây vẫn xanh tốt, mọc thành cụm dày với khoảng 50 thân lớn nhỏ, cao 5-6m, trong đó có 16 thân lớn, đường kính từ 20-30cm.Các nhánh trong tư thế nằm ngang mặt đất, dài từ 7-8m, tỏa thành tán rộng chiếm diện tích khoảng 250m2.Từ rằm tháng giêng đến rằm tháng hai âm lịch hằng năm, hàng đêm cây bạch mai trên 300 năm tuổi này nở hoa trắng xóa, tỏa hương thơm ngát cả một vùng.Cây bạch mai hiếm có của đất Bến Tre gắn liền với lịch sử của đình Phú Tự, một ngôi đình cổ có tiếng của miền Tây Nam Bộ.Ngôi đình được xây dựng trên gò đất cao nhất vùng, xưa gọi là Gò Xoài, có tuổi đời ít nhất hai thế kỷ, do những lưu dân mới đến khai khẩn đất Bến Tre xây dựng để làm nơi thờ cúng các bậc tiền hiền, cầu cho mưa thuận gió hòa.Tương truyền, khi dân địa phương chọn nơi này dựng đình, đã thấy cây Bạch mai mọc xanh tốt.Ngưỡng mộ cây Bạch mai, nhân dân địa phương đã dựng bia “Bạch mai bi ký”. Trên bia có ghi: “Phương Nam thời mở cõi. Rừng rậm cồn hoang. Sấu nghé cọp gầm, sông sâu nước chảy. Xứ cù lao bốn phương tụ hội. Người Bến Tre mở đất lập làng. Nước ngọt cây xanh, đất lành chim đậu. Đình Phú Tự nhớ về nguồn cội. Trồng Bạch mai ghi dấu người xưa. Khí thiêng sinh hoa quý. Đất linh trổ người tài. Ba trăm năm một cội thần mai. Trãi mưa nắng thành chứng nhân lịch sử. Nguyên tiêu hoa nở, xuân hết hương bay”.
Đình Phú Tự ở phường Phú Hưng, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre là nơi đang bảo tồn một cây bạch mai cổ thụ quý hiếm cả nước.
Với tuổi đời ước tính trên 300 tuổi - là một một trong những cây cổ thụ cao niên nhất Nam Bộ - cây còn được mệnh danh là “Thần mai”,“Danh mộc Bạch mai”...
Hiện nay, cây vẫn xanh tốt, mọc thành cụm dày với khoảng 50 thân lớn nhỏ, cao 5-6m, trong đó có 16 thân lớn, đường kính từ 20-30cm.
Các nhánh trong tư thế nằm ngang mặt đất, dài từ 7-8m, tỏa thành tán rộng chiếm diện tích khoảng 250m2.
Từ rằm tháng giêng đến rằm tháng hai âm lịch hằng năm, hàng đêm cây bạch mai trên 300 năm tuổi này nở hoa trắng xóa, tỏa hương thơm ngát cả một vùng.
Cây bạch mai hiếm có của đất Bến Tre gắn liền với lịch sử của đình Phú Tự, một ngôi đình cổ có tiếng của miền Tây Nam Bộ.
Ngôi đình được xây dựng trên gò đất cao nhất vùng, xưa gọi là Gò Xoài, có tuổi đời ít nhất hai thế kỷ, do những lưu dân mới đến khai khẩn đất Bến Tre xây dựng để làm nơi thờ cúng các bậc tiền hiền, cầu cho mưa thuận gió hòa.
Tương truyền, khi dân địa phương chọn nơi này dựng đình, đã thấy cây Bạch mai mọc xanh tốt.
Ngưỡng mộ cây Bạch mai, nhân dân địa phương đã dựng bia “Bạch mai bi ký”. Trên bia có ghi: “Phương Nam thời mở cõi. Rừng rậm cồn hoang. Sấu nghé cọp gầm, sông sâu nước chảy. Xứ cù lao bốn phương tụ hội. Người Bến Tre mở đất lập làng. Nước ngọt cây xanh, đất lành chim đậu. Đình Phú Tự nhớ về nguồn cội. Trồng Bạch mai ghi dấu người xưa. Khí thiêng sinh hoa quý. Đất linh trổ người tài. Ba trăm năm một cội thần mai. Trãi mưa nắng thành chứng nhân lịch sử. Nguyên tiêu hoa nở, xuân hết hương bay”.