Là thủ phủ của tỉnh Bình Định, thành phố Quy Nhơn là một trong những địa danh du lịch nổi tiếng nhất khu vực Nam Trung Bô. Phía sau tên gọi Quy Nhơn là những câu chuyện lịch sử rất lý thú. Ảnh: Thành phố Quy Nhơn nhìn từ núi Ghềnh Ráng.Ngược dòng thời gian, khoảng nửa đầu thế kỷ 15 trở về trước, Quy Nhơn là một vùng đất thuộc kinh thành Đồ Bàn (Vijaya) của nước Chiêm Thành (Chăm Pa). Dấu ấn thời kỳ này còn được lưu lại ở thành phố qua di tích tháp Đôi, phường Đống Đa. Ảnh: Tháp Đôi Quy Nhơn.Năm 1471, sau khi bình định Chiêm Thành, vua Lê Thánh Tông đặt tên vùng này là phủ Hoài Nhân. Đến năm 1602, phủ Hoài Nhân đổi tên thành phủ Quy Nhân. Đây đều là những tên gọi mang nhiều ý nghĩa. Ảnh: Bãi đá Trứng Quy Nhơn.Theo đó, Hoài Nhân có nghĩa là nghĩ về điều nhân. Còn Quy Nhân được hiểu là vùng đất quy tụ người tài, người nghĩa hiệp, hoặc quay về với lòng nhân đức. Cách đặt tên này thể hiện quan điểm Đức trị của vua Lê Thánh Tông. Ảnh: Bãi biển Quy Hòa ở Quy Nhơn.Vào thế kỷ 17, địa danh Quy Nhân được các nhà hàng hải phương Tây ký âm là Quignin, sau đổi thành Quinhin. Vùng đất này còn mang các tên khác là Pullucambi hoặc Qui Nong, tùy theo cách gọi của người Bồ Đào Nha hay người Anh. Ảnh: Nhà thờ Nhọn Quy Nhơn.Đến thời nhà Nguyễn, cái tên Quy Nhân đã trở thành Quy Nhơn. Điều này có thể là do luật kỵ húy thời Minh Mạng và Thiệu Trị hoặc do cách phát âm khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc. Ảnh: Chùa Long Khánh ở Quy Nhơn.Cách viết “Quy” hay “Qui” cũng là một vấn đề tốn nhiều giấy mực. Phần lớn văn bản Quốc ngữ từ nửa cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20 đều ghi là Qui Nhơn, còn văn bản quốc tế viết là Quinhon hoặc Qui Nhon, tức là đều dùng i ngắn cho chữ “Qui”. Ảnh: Mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử ở Quy Nhơn.Nếu căn cứ vào chuẩn chính tả Việt Nam hiện đại, những từ bắt đầu bằng phụ âm ghép “qu” khi kết hợp với nguyên âm i ngắn thì i ngắn đều phải đổi thành y dài, do đó “Qui Nhơn” phải viết là “Quy Nhơn” mới đúng. Ảnh: Tượng đài Chiến thắng Quy Nhơn.Do vậy, vào tháng 8/2020, tỉnh Bình Định đã đề nghị xác nhận tên gọi “Quy Nhơn” là tên chuẩn cho thành phố này để “bảo đảm sự thống nhất trong các tài liệu pháp lý về quản lý nhà nước cũng như trong giao dịch nói chung". Ảnh: Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành ở Quy Nhơn.Ngày nay thành phố Quy Nhơn có 16 phường, trong đó 10 phường mang tên danh nhân, như Bùi Thị Xuân, Lê Lợi, Lý Thường Kiệt, Quang Trung... Cách đặt tên phường này thể hiện tinh thần "quy tụ người tài" của tên gọi Quy Nhân xưa kia... Ảnh: Tượng đài Hoàng đế Quang Trung ở Quy Nhơn. Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.
Là thủ phủ của tỉnh Bình Định, thành phố Quy Nhơn là một trong những địa danh du lịch nổi tiếng nhất khu vực Nam Trung Bô. Phía sau tên gọi Quy Nhơn là những câu chuyện lịch sử rất lý thú. Ảnh: Thành phố Quy Nhơn nhìn từ núi Ghềnh Ráng.
Ngược dòng thời gian, khoảng nửa đầu thế kỷ 15 trở về trước, Quy Nhơn là một vùng đất thuộc kinh thành Đồ Bàn (Vijaya) của nước Chiêm Thành (Chăm Pa). Dấu ấn thời kỳ này còn được lưu lại ở thành phố qua di tích tháp Đôi, phường Đống Đa. Ảnh: Tháp Đôi Quy Nhơn.
Năm 1471, sau khi bình định Chiêm Thành, vua Lê Thánh Tông đặt tên vùng này là phủ Hoài Nhân. Đến năm 1602, phủ Hoài Nhân đổi tên thành phủ Quy Nhân. Đây đều là những tên gọi mang nhiều ý nghĩa. Ảnh: Bãi đá Trứng Quy Nhơn.
Theo đó, Hoài Nhân có nghĩa là nghĩ về điều nhân. Còn Quy Nhân được hiểu là vùng đất quy tụ người tài, người nghĩa hiệp, hoặc quay về với lòng nhân đức. Cách đặt tên này thể hiện quan điểm Đức trị của vua Lê Thánh Tông. Ảnh: Bãi biển Quy Hòa ở Quy Nhơn.
Vào thế kỷ 17, địa danh Quy Nhân được các nhà hàng hải phương Tây ký âm là Quignin, sau đổi thành Quinhin. Vùng đất này còn mang các tên khác là Pullucambi hoặc Qui Nong, tùy theo cách gọi của người Bồ Đào Nha hay người Anh. Ảnh: Nhà thờ Nhọn Quy Nhơn.
Đến thời nhà Nguyễn, cái tên Quy Nhân đã trở thành Quy Nhơn. Điều này có thể là do luật kỵ húy thời Minh Mạng và Thiệu Trị hoặc do cách phát âm khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc. Ảnh: Chùa Long Khánh ở Quy Nhơn.
Cách viết “Quy” hay “Qui” cũng là một vấn đề tốn nhiều giấy mực. Phần lớn văn bản Quốc ngữ từ nửa cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20 đều ghi là Qui Nhơn, còn văn bản quốc tế viết là Quinhon hoặc Qui Nhon, tức là đều dùng i ngắn cho chữ “Qui”. Ảnh: Mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử ở Quy Nhơn.
Nếu căn cứ vào chuẩn chính tả Việt Nam hiện đại, những từ bắt đầu bằng phụ âm ghép “qu” khi kết hợp với nguyên âm i ngắn thì i ngắn đều phải đổi thành y dài, do đó “Qui Nhơn” phải viết là “Quy Nhơn” mới đúng. Ảnh: Tượng đài Chiến thắng Quy Nhơn.
Do vậy, vào tháng 8/2020, tỉnh Bình Định đã đề nghị xác nhận tên gọi “Quy Nhơn” là tên chuẩn cho thành phố này để “bảo đảm sự thống nhất trong các tài liệu pháp lý về quản lý nhà nước cũng như trong giao dịch nói chung". Ảnh: Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành ở Quy Nhơn.
Ngày nay thành phố Quy Nhơn có 16 phường, trong đó 10 phường mang tên danh nhân, như Bùi Thị Xuân, Lê Lợi, Lý Thường Kiệt, Quang Trung... Cách đặt tên phường này thể hiện tinh thần "quy tụ người tài" của tên gọi Quy Nhân xưa kia... Ảnh: Tượng đài Hoàng đế Quang Trung ở Quy Nhơn.
Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.