Theo truyền thuyết, trước khi ra trận đánh đuổi giặc Ân xâm lược, Phù Đổng Thiên Vương Thánh Gióng đã nhờ vua rèn cho một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, mũ sắt, roi sắt. Roi sắt chính là binh khí của Thánh Gióng.Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục) là một trong những dũng tướng nổi tiếng nhất của nước ta. Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", ông có chiếc mũ Đầu nâu được tặng, thường đội khi ra trận.Trần Quang Diệu là hổ tướng nổi danh của nhà Tây Sơn. Ông sử dụng binh khí là cây Huỳnh Long đao. Đây chính là cây đao do sư phụ Diệp Đình Tòng tặng cho ông.Thuận Thiên kiếm là vũ khí huyền thoại của vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi). Tương truyền, đây là cây kiếm được trời ban cho Lê Lợi để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Sau khi đánh tan quân xâm lược, vua Lê Thái Tổ đã trả lại kiếm cho rùa vàng ở Hồ Hoàn Kiếm ngày nay.Theo sử sách, Thái úy Lý Thường Kiệt là dũng tướng khôi ngô tuấn kiệt trên chiến trường. Mỗi khi xung trận, ông thường mang theo cây long đao bên mình. Tiếc rằng, đến nay, cây đao đã không còn.Theo sách Võ nhân Bình Định, Kỳ Nam cung là binh khí của võ tướng Lý Văn Bưu (nhà Tây Sơn). Điểm đặc biệt của cây dung này là cánh được sáp bằng kỳ nam - một loại chất rất quý chỉ có trong trầm hương. Theo sử sách, mỗi khi treo ở phòng, cây Kỳ Nam cung sẽ phát ra hương thơm ngào ngạt, còn trên chiến trận giúp người sử dụng tăng thêm sinh lực.Cọc gỗ Bạch Đằng là loại vũ khí đặc biệt của người Việt, gồm hàng nghìn cây gỗ lớn được vót nhọn, bịt sắt, cắm xuống sông Bạch Đằng. Cọc gỗ Bạch Đằng từng giúp Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, Lê Hoàn đánh tan quân Tống, Trần Hưng Đạo đánh bại quân Nguyên.Lôi Long đao là cây đao nức tiếng của hổ tướng Võ Văn Dũng nhà Tây Sơn. Cây đao hiện nay không còn nhưng bài võ Lôi Long đao do ông để lại vẫn được hậu thế bảo tồn, trở thành một trong những bài võ nổi tiếng nhất của võ Bình Định. Vì sao Quỷ Môn Quan '10 giặc ngoại xâm đến, chỉ một trở về'? Quỷ Môn Quan, ải Chi Lăng, Lạng Sơn, hiện là địa điểm du lịch, di tích lịch sử. Trong quá khứ, đây là cửa tử thần của quân xâm lược với địa hình hiểm trở, rừng thiêng nước độc.
Theo truyền thuyết, trước khi ra trận đánh đuổi giặc Ân xâm lược, Phù Đổng Thiên Vương Thánh Gióng đã nhờ vua rèn cho một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, mũ sắt, roi sắt. Roi sắt chính là binh khí của Thánh Gióng.
Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục) là một trong những dũng tướng nổi tiếng nhất của nước ta. Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", ông có chiếc mũ Đầu nâu được tặng, thường đội khi ra trận.
Trần Quang Diệu là hổ tướng nổi danh của nhà Tây Sơn. Ông sử dụng binh khí là cây Huỳnh Long đao. Đây chính là cây đao do sư phụ Diệp Đình Tòng tặng cho ông.
Thuận Thiên kiếm là vũ khí huyền thoại của vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi). Tương truyền, đây là cây kiếm được trời ban cho Lê Lợi để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Sau khi đánh tan quân xâm lược, vua Lê Thái Tổ đã trả lại kiếm cho rùa vàng ở Hồ Hoàn Kiếm ngày nay.
Theo sử sách, Thái úy Lý Thường Kiệt là dũng tướng khôi ngô tuấn kiệt trên chiến trường. Mỗi khi xung trận, ông thường mang theo cây long đao bên mình. Tiếc rằng, đến nay, cây đao đã không còn.
Theo sách Võ nhân Bình Định, Kỳ Nam cung là binh khí của võ tướng Lý Văn Bưu (nhà Tây Sơn). Điểm đặc biệt của cây dung này là cánh được sáp bằng kỳ nam - một loại chất rất quý chỉ có trong trầm hương. Theo sử sách, mỗi khi treo ở phòng, cây Kỳ Nam cung sẽ phát ra hương thơm ngào ngạt, còn trên chiến trận giúp người sử dụng tăng thêm sinh lực.
Cọc gỗ Bạch Đằng là loại vũ khí đặc biệt của người Việt, gồm hàng nghìn cây gỗ lớn được vót nhọn, bịt sắt, cắm xuống sông Bạch Đằng. Cọc gỗ Bạch Đằng từng giúp Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, Lê Hoàn đánh tan quân Tống, Trần Hưng Đạo đánh bại quân Nguyên.
Lôi Long đao là cây đao nức tiếng của hổ tướng Võ Văn Dũng nhà Tây Sơn. Cây đao hiện nay không còn nhưng bài võ Lôi Long đao do ông để lại vẫn được hậu thế bảo tồn, trở thành một trong những bài võ nổi tiếng nhất của võ Bình Định.
Vì sao Quỷ Môn Quan '10 giặc ngoại xâm đến, chỉ một trở về'? Quỷ Môn Quan, ải Chi Lăng, Lạng Sơn, hiện là địa điểm du lịch, di tích lịch sử. Trong quá khứ, đây là cửa tử thần của quân xâm lược với địa hình hiểm trở, rừng thiêng nước độc.