Nằm ở vùng núi phía Bắc, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) là một trong những địa danh du lịch nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. So với nhiều địa danh khác ở Việt Nam, Sa Pa có một tên gọi khá độc đáo. Vậy tên gọi Sa Pa bắt nguồn từ đâu? Ảnh: Phong cảnh ở Sa Pa.Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, cái tên Sa Pa cũng có nguồn gốc từ tiếng nói của người H’Mông - một dân tộc đã định cư lâu đời trên mảnh đất này. Tên gọi "chuẩn" mà người H'Mông gọi dùng để gọi Sa Pa là "Sa Pả". Ảnh: Trẻ em H'Mông ở Sa Pa.Theo tiếng H'Mông thì "Sa Pả "có nghĩa là "bãi cát". Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi trước đây vùng đất này có một bãi cát rộng, bà con các dân tộc quây quần lại họp chợ. Ảnh: Trên bờ ruộng bậc thang Sa Pa.Vào thời thuộc địa, tên hành chính của Sa Pa trên bản đồ của người Pháp là “Chapa” theo phiên âm La tinh, vì âm "S" phát âm cứng gần như "Ch" trong tiếng Pháp và "S" trong tiếng Việt chuẩn. Ảnh: Nhà thờ đá Sa Pa.Từ năm 1945, tên gọi Sa Pa chính thức được sử dụng trong các văn bản hành chính của Việt Nam. Ngoài ra, cách viết "Sapa" cũng được chấp nhận rộng rãi bên cạnh "Sa Pa". Ảnh: Bãi đá cổ Sa Pa.Ngoài cách lý giải đã nêu, còn một ý kiến cho rằng tên gọi Sa Pa bắt nguồn từ cái tên Chapa của một Đại úy thủy quân lục chiến Pháp từng đem quân đến trấn giữ vùng đất này. Ảnh: Bản làng của người H'Mông ở Sa Pa.Dẫu vậy ý kiến trên bị cho là thiếu cơ sở vì chỉ được ghi nhận qua một số lời kể chứ không có tư liệu chính thức nào của Pháp xác nhận. Ảnh: Trẻ em chăn trâu bên suối ở bản Cát Cát, Sa Pa.Ngày nay Sa Pa có một phường mang tên là phường Sa Pả, nằm ở trung tâm thị xã. Cách đặt tên như vậy chính là để ghi nhớ tên gọi nguyên bản của Sa Pa. Ảnh: Đường phố ở trung tâm thị xã Sa Pa.Ngoài phường Sa Pả, nhiều tên gọi địa danh trong phạm vi thị xã Sa Pa cũng có nguồn gốc từ tiếng H’Mông như Lao Chải, San Sả Hồ, Sử Pán, Suối Thầu, Tả Phìn, Tả Giàng Phình... Ảnh: Tu viện Tả Phìn ở xã Tả Phìn, Sa Pa. Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.
Nằm ở vùng núi phía Bắc, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) là một trong những địa danh du lịch nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. So với nhiều địa danh khác ở Việt Nam, Sa Pa có một tên gọi khá độc đáo. Vậy tên gọi Sa Pa bắt nguồn từ đâu? Ảnh: Phong cảnh ở Sa Pa.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, cái tên Sa Pa cũng có nguồn gốc từ tiếng nói của người H’Mông - một dân tộc đã định cư lâu đời trên mảnh đất này. Tên gọi "chuẩn" mà người H'Mông gọi dùng để gọi Sa Pa là "Sa Pả". Ảnh: Trẻ em H'Mông ở Sa Pa.
Theo tiếng H'Mông thì "Sa Pả "có nghĩa là "bãi cát". Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi trước đây vùng đất này có một bãi cát rộng, bà con các dân tộc quây quần lại họp chợ. Ảnh: Trên bờ ruộng bậc thang Sa Pa.
Vào thời thuộc địa, tên hành chính của Sa Pa trên bản đồ của người Pháp là “Chapa” theo phiên âm La tinh, vì âm "S" phát âm cứng gần như "Ch" trong tiếng Pháp và "S" trong tiếng Việt chuẩn. Ảnh: Nhà thờ đá Sa Pa.
Từ năm 1945, tên gọi Sa Pa chính thức được sử dụng trong các văn bản hành chính của Việt Nam. Ngoài ra, cách viết "Sapa" cũng được chấp nhận rộng rãi bên cạnh "Sa Pa". Ảnh: Bãi đá cổ Sa Pa.
Ngoài cách lý giải đã nêu, còn một ý kiến cho rằng tên gọi Sa Pa bắt nguồn từ cái tên Chapa của một Đại úy thủy quân lục chiến Pháp từng đem quân đến trấn giữ vùng đất này. Ảnh: Bản làng của người H'Mông ở Sa Pa.
Dẫu vậy ý kiến trên bị cho là thiếu cơ sở vì chỉ được ghi nhận qua một số lời kể chứ không có tư liệu chính thức nào của Pháp xác nhận. Ảnh: Trẻ em chăn trâu bên suối ở bản Cát Cát, Sa Pa.
Ngày nay Sa Pa có một phường mang tên là phường Sa Pả, nằm ở trung tâm thị xã. Cách đặt tên như vậy chính là để ghi nhớ tên gọi nguyên bản của Sa Pa. Ảnh: Đường phố ở trung tâm thị xã Sa Pa.
Ngoài phường Sa Pả, nhiều tên gọi địa danh trong phạm vi thị xã Sa Pa cũng có nguồn gốc từ tiếng H’Mông như Lao Chải, San Sả Hồ, Sử Pán, Suối Thầu, Tả Phìn, Tả Giàng Phình... Ảnh: Tu viện Tả Phìn ở xã Tả Phìn, Sa Pa.
Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.