Dưới đây là bài viết đăng trên New York Times:
"Vào ngày 2/9/1945, hàng trăm ngàn người dân Việt Nam đã xuống đường tham dự sự kiện trọng đại của đất nước tại thủ đô Hà Nội đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người dân từ nhiều đường phố, cửa ngõ của thủ đô tập hợp ở Quảng trường Ba Đình lịch sử để chứng kiến thời khắc lịch sử của đất nước. Khi đó, nhiều trường học và văn phòng đều đóng cửa. Nông dân đội mũ rơm, công nhân, người dân miền núi, lực lượng dân quân... đã tham gia sự kiện trên. Hàng loạt biểu ngữ, cờ hoa trang trí ở khắp các tòa nhà.
Sau đó, một người đàn ông tiến tới micro và phát biểu: 'Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc'. Đó là những lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bắt đầu bản Tuyên ngôn Độc lập bằng câu trích dẫn từ bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ nhưng không dừng lại ở tư tưởng của Tổng thống Jefferson, mà nâng cao tư tưởng ấy thành: 'Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do'.
|
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ảnh tư liệu. |
Trong
chiến tranh thế giới 2, James Patti - một thành viên của Cơ quan Tình báo chiến lược Mỹ (OSS) - tiền thân của CIA ngày nay ở Việt Nam năm 1945 đã giúp đỡ Chủ tịch Hồ Chí Minh ít nhiều trong thời gian Người viết bản Tuyên ngôn Độc lập.
'Tôi cảm thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh là đồng minh đáng tin cậy chống lại
phát xít Nhật. Tôi nhận thấy rằng mục tiêu cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đạt được sự ủng hộ của Mỹ trên con đường giúp người dân Việt Nam tự do', nhân viên tình báo OSS James Patti kể về ấn tượng khi gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích cho ông Patti về bản dự thảo Tuyên ngôn độc lập mà Người đang viết cần phải sửa để câu văn chau chuốt hơn. Phiên dịch viên đã cẩn thận dịch những lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh chuyển đến ông Patti. Sau đó, ông Patti cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh trao đổi về một số câu trong bản Tuyên ngôn độc lập để bản tuyên ngôn hoàn thiện hơn.
Archimedes Patti là một thành viên khác của Cơ quan Tình báo chiến lược Mỹ (OSS) cũng chứng kiến và có những cảm nhận thú vị về thời điểm lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. Chính vì vậy, năm 1980, ông Patti đã cho xuất bản quyển hồi ký "Tại sao VN: Khúc dạo đầu cho cánh chim hải âu của Mỹ". Cuốn sách viết về mối quan hệ của tác giả với Chủ tịch Hồ Chí Minh và những sự kiện liên quan đến ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945".