Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam (phường Phước Vĩnh, thành phố Huế) là một trong những nhà thờ to lớn, nổi tiếng và lâu đời nhất tại Huế.
Đây là một nhà thờ có lối kiến trúc hiện đại, do kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ - "cha đẻ" của công trình Dinh Độc Lập thiết kế. Nhà thờ có lịch sử từ năm 1682, khi đó được dựng bằng tranh tre. Đến đầu thế kỷ 20, nhà thờ đã trở thành một công trình bằng đá chắc chắn.
Năm 1960, sau khi Giáo phận Huế được nâng lên hàng Tổng giáo phận, nhà thờ cổ đã bị phá hủy để xây dựng nhà thờ mới theo thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Đến năm 1995, phần thân nhà thờ về cơ bản được hoàn thành. Đến tháng 5/2000 - 40 năm sau ngày khởi công xây dựng - nhà thờ được khánh thành. Nhà thờ có mặt bằng xây dựng mang dạng thánh giá, đầu hướng về phía Nam đuôi hướng Bắc. Nhà thờ có kết cấu theo kỹ thuật xây dựng hiện đại nhưng phần trang trí vẫn theo nghệ thuật cổ điển của phương Tây.Lòng nhà thờ rộng, có thể chứa được 2.500 người đến dự lễ. Có hai dãy cửa gương màu nằm ở phần trên bên trong lòng nhà thờ cung cấp ánh sáng cho nội thất. Phía trước nhà thờ có hai bức tượng đúc nằm đối xứng với nhau qua trục chính của nhà thờ: bên phải là thánh Phêrô, bên trái là thánh Phaolô - được coi là những bổn mạng của giáo xứ Phủ Cam. Nhìn tổng thể, kiến trúc nhà thờ Phủ Cam toát lên vẻ thanh thoát nhẹ nhàng với điểm nhấn là hai đỉnh nhà thờ vút cao, vừa giàu tính nghệ thuật, vừa mang vẻ uy nghiêm của nơi thực hành tôn giáo...
Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam (phường Phước Vĩnh, thành phố Huế) là một trong những nhà thờ to lớn, nổi tiếng và lâu đời nhất tại Huế.
Đây là một nhà thờ có lối kiến trúc hiện đại, do kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ - "cha đẻ" của công trình Dinh Độc Lập thiết kế.
Nhà thờ có lịch sử từ năm 1682, khi đó được dựng bằng tranh tre. Đến đầu thế kỷ 20, nhà thờ đã trở thành một công trình bằng đá chắc chắn.
Năm 1960, sau khi Giáo phận Huế được nâng lên hàng Tổng giáo phận, nhà thờ cổ đã bị phá hủy để xây dựng nhà thờ mới theo thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Đến năm 1995, phần thân nhà thờ về cơ bản được hoàn thành. Đến tháng 5/2000 - 40 năm sau ngày khởi công xây dựng - nhà thờ được khánh thành.
Nhà thờ có mặt bằng xây dựng mang dạng thánh giá, đầu hướng về phía Nam đuôi hướng Bắc. Nhà thờ có kết cấu theo kỹ thuật xây dựng hiện đại nhưng phần trang trí vẫn theo nghệ thuật cổ điển của phương Tây.
Lòng nhà thờ rộng, có thể chứa được 2.500 người đến dự lễ. Có hai dãy cửa gương màu nằm ở phần trên bên trong lòng nhà thờ cung cấp ánh sáng cho nội thất.
Phía trước nhà thờ có hai bức tượng đúc nằm đối xứng với nhau qua trục chính của nhà thờ: bên phải là thánh Phêrô, bên trái là thánh Phaolô - được coi là những bổn mạng của giáo xứ Phủ Cam.
Nhìn tổng thể, kiến trúc nhà thờ Phủ Cam toát lên vẻ thanh thoát nhẹ nhàng với điểm nhấn là hai đỉnh nhà thờ vút cao, vừa giàu tính nghệ thuật, vừa mang vẻ uy nghiêm của nơi thực hành tôn giáo...