Một lính Mỹ thuộc Sư đoàn Không vận 101 cố gắng cứu đồng đội bị thương trên đồi A Bia thuộc thung lũng A Sầu bằng cách hô hấp nhân tạo ngay trên nền đất ngày 19/5/1969. Đây là một trong những bức ảnh kinh điển của hãng AP giai đoạn cuối Chiến tranh tại Việt Nam.Binh sĩ David L. Cruz tập trung nghe tin tức về tàu vũ trụ Apollo bằng radio gắn trên mũ khi đứng gác tại Núi Đá, Đà Nẵng ngày 17/7/1969.Một số lượng lớn thuộc Vệ binh quốc gia tham gia giải tán sinh viên ĐH Kent tại bang Ohio (Mỹ) khi họ tham gia biểu tình phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam ngày 4/5/1970. Trong cuộc biểu tình đó, bốn người thiệt mạng và 11 người bị thương do va chạm với lực lượng vệ binh.Mary Ann Vecchio, 14 tuổi, la hét khi ngồi bên cạnh thi thể của nam sinh viên Jeffrey Miller, 20 tuổi, thiệt mạng trong cuộc biểu tình phản đối chiến tranh tại Việt Nam ở ĐH Kent ngày 4/5/1970.Bức ảnh em bé Napalm Kim Phúc vừa chạy vừa khóc đoạt giải thưởng Pulitzer. Bức ảnh chạm vào lòng người này được chụp khi Mỹ dội bom napalm xuống Trảng Bàng, Tây Ninh năm 1972.Gương mặt đau buồn của một phụ nữ Việt Nam bên cạnh chiếc chuông tại một ngôi chùa ở Sài Gòn ngày 28/1/1973. Cùng ngày hôm đó, thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực.Hình ảnh từng nhóm binh sĩ Mỹ rời Đà Nẵng ngày 26/3/1973 sau khi Hiệp định Paris được ký ngày 27/1/1973.Trung tá Robert L. Stirm được vợ con vui mừng chào đón trở về nhà sau khi rời chiến trường Việt Nam ngày 17/3/1973. Bức ảnh ấn tượng này của nhiếp ảnh gia AP đã đoạt giải Pulitzer năm 1974.Hình ảnh xe tăng của Quân đội Việt Nam tiến vào Dinh Độc lập ngày 30/4/1975.Hình ảnh hàng dài người Việt Nam và lính Mỹ ở vịnh Cam Ranh ngày 30/4/1975 di tản khỏi miền Nam sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ.
Một lính Mỹ thuộc Sư đoàn Không vận 101 cố gắng cứu đồng đội bị thương trên đồi A Bia thuộc thung lũng A Sầu bằng cách hô hấp nhân tạo ngay trên nền đất ngày 19/5/1969. Đây là một trong những bức ảnh kinh điển của hãng AP giai đoạn cuối Chiến tranh tại Việt Nam.
Binh sĩ David L. Cruz tập trung nghe tin tức về tàu vũ trụ Apollo bằng radio gắn trên mũ khi đứng gác tại Núi Đá, Đà Nẵng ngày 17/7/1969.
Một số lượng lớn thuộc Vệ binh quốc gia tham gia giải tán sinh viên ĐH Kent tại bang Ohio (Mỹ) khi họ tham gia biểu tình phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam ngày 4/5/1970. Trong cuộc biểu tình đó, bốn người thiệt mạng và 11 người bị thương do va chạm với lực lượng vệ binh.
Mary Ann Vecchio, 14 tuổi, la hét khi ngồi bên cạnh thi thể của nam sinh viên Jeffrey Miller, 20 tuổi, thiệt mạng trong cuộc biểu tình phản đối chiến tranh tại Việt Nam ở ĐH Kent ngày 4/5/1970.
Bức ảnh em bé Napalm Kim Phúc vừa chạy vừa khóc đoạt giải thưởng Pulitzer. Bức ảnh chạm vào lòng người này được chụp khi Mỹ dội bom napalm xuống Trảng Bàng, Tây Ninh năm 1972.
Gương mặt đau buồn của một phụ nữ Việt Nam bên cạnh chiếc chuông tại một ngôi chùa ở Sài Gòn ngày 28/1/1973. Cùng ngày hôm đó, thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực.
Hình ảnh từng nhóm binh sĩ Mỹ rời Đà Nẵng ngày 26/3/1973 sau khi Hiệp định Paris được ký ngày 27/1/1973.
Trung tá Robert L. Stirm được vợ con vui mừng chào đón trở về nhà sau khi rời chiến trường Việt Nam ngày 17/3/1973. Bức ảnh ấn tượng này của nhiếp ảnh gia AP đã đoạt giải Pulitzer năm 1974.
Hình ảnh xe tăng của Quân đội Việt Nam tiến vào Dinh Độc lập ngày 30/4/1975.
Hình ảnh hàng dài người Việt Nam và lính Mỹ ở vịnh Cam Ranh ngày 30/4/1975 di tản khỏi miền Nam sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ.