Ngày lễ ông Công ông Táo đánh dấu thời điểm tròn 1 tuần trước năm mới, đây không chỉ là dịp để các bạn trẻ quây quần với gia đình mà còn là thời gian để họ tha hồ suy ngẫm và sáng tạo về ý nghĩa, những hoạt động chính trong ngày lễ này. Từ sáng 11/2 ( tức 23 tháng Chạp) trên mạng xã hội đã tràn ngập những hình ảnh về chủ đề cá chép, ông Táo về trời.Nhân vật Lê Bích bụng phệ mang đến tiếng cười cho dân mạng với những suy ngẫm rất hài hước, so sánh Tết ông Công ông Táo và lễ Noel - hai ngày lễ đều cách thời điểm năm mới (theo âm lịch, dương lịch) đúng 1 tuần.Dân mạng còn chế ảnh lục tìm về tuổi thơ trong ngày tiễn ông Táo về trời. Chắc chắn đứa trẻ nào cũng từng nhìn vào bộ đồ lễ ông Công ông Táo và hỏi mẹ đâu là mũ, giày của ông Táo, bà Táo và tại sao họ lại có tên như vậy.Hình ảnh những mâm cơm cúng, tiễn ông Táo chầu trời cũng được dân mạng liên tục chia sẻ.Thả cá vàng, cá chép trong ngày ông Công, ông Táo là công việc quen thuộc, được rất nhiều người thực hiện. Tuy nhiên, công việc này năm nào cũng để lại nhiều suy ngẫm về sự mê tín, thành kính lễ bái cũng như ý thức của người dân.Năm nào chuyện người dân thả cá chép, thả luôn cả túi nilon xuống sông, hồ, gây ô nhiễm môi trường cũng được phản ánh trên báo chí. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến nét đẹp của một phong tục quen thuộc của người dân Việt.Chính vì vậy, ngoài những bức ảnh chế vui nhộn, dân mạng cũng truyền tay nhau những thông điệp "Thả cá, đừng thả túi nilon", nhắc nhở nhau giữ ý thức, bảo vệ môi trường và không tạo nên những hành động phản cảm.Hình ảnh các bạn trẻ, tình nguyện viên với nhiều cách lan truyền thông điệp bảo vệ môi trường trong ngày ông Công ông Táo cũng xuất hiện trên khắp các mặt báo, trang mạng.Trong ngày này, các nghệ sĩ lại cho ra đời những bức tranh biếm họa mà nhân vật chính là ông Công, ông Táo.Với nội dung đan xen yếu tố truyền thống với những thú vui đang được coi là thời thượng của giới trẻ Việt, những tác phẩm này mang ý nghĩa châm biếm nhẹ nhàng, gợi nhiều suy ngẫm cho mọi người.
Ngày lễ ông Công ông Táo đánh dấu thời điểm tròn 1 tuần trước năm mới, đây không chỉ là dịp để các bạn trẻ quây quần với gia đình mà còn là thời gian để họ tha hồ suy ngẫm và sáng tạo về ý nghĩa, những hoạt động chính trong ngày lễ này. Từ sáng 11/2 ( tức 23 tháng Chạp) trên mạng xã hội đã tràn ngập những hình ảnh về chủ đề cá chép, ông Táo về trời.
Nhân vật Lê Bích bụng phệ mang đến tiếng cười cho dân mạng với những suy ngẫm rất hài hước, so sánh Tết ông Công ông Táo và lễ Noel - hai ngày lễ đều cách thời điểm năm mới (theo âm lịch, dương lịch) đúng 1 tuần.
Dân mạng còn chế ảnh lục tìm về tuổi thơ trong ngày tiễn ông Táo về trời. Chắc chắn đứa trẻ nào cũng từng nhìn vào bộ đồ lễ ông Công ông Táo và hỏi mẹ đâu là mũ, giày của ông Táo, bà Táo và tại sao họ lại có tên như vậy.
Hình ảnh những mâm cơm cúng, tiễn ông Táo chầu trời cũng được dân mạng liên tục chia sẻ.
Thả cá vàng, cá chép trong ngày ông Công, ông Táo là công việc quen thuộc, được rất nhiều người thực hiện. Tuy nhiên, công việc này năm nào cũng để lại nhiều suy ngẫm về sự mê tín, thành kính lễ bái cũng như ý thức của người dân.
Năm nào chuyện người dân thả cá chép, thả luôn cả túi nilon xuống sông, hồ, gây ô nhiễm môi trường cũng được phản ánh trên báo chí. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến nét đẹp của một phong tục quen thuộc của người dân Việt.
Chính vì vậy, ngoài những bức ảnh chế vui nhộn, dân mạng cũng truyền tay nhau những thông điệp "Thả cá, đừng thả túi nilon", nhắc nhở nhau giữ ý thức, bảo vệ môi trường và không tạo nên những hành động phản cảm.
Hình ảnh các bạn trẻ, tình nguyện viên với nhiều cách lan truyền thông điệp bảo vệ môi trường trong ngày ông Công ông Táo cũng xuất hiện trên khắp các mặt báo, trang mạng.
Trong ngày này, các nghệ sĩ lại cho ra đời những bức tranh biếm họa mà nhân vật chính là ông Công, ông Táo.
Với nội dung đan xen yếu tố truyền thống với những thú vui đang được coi là thời thượng của giới trẻ Việt, những tác phẩm này mang ý nghĩa châm biếm nhẹ nhàng, gợi nhiều suy ngẫm cho mọi người.