Chủ nhân ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt Nam ở xứ Thanh này là ông Phạm Ngọc Tùng (63 tuổi), đời thứ 7 của dòng họ Phạm. Theo lời kể của ông Tùng, khi xây dựng ngôi nhà (nay nằm ở xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc), cụ Tổ làm quan hàng Bát phẩm của triều đình Nguyễn. Cụ đã cho mời những thợ mộc giỏi của tỉnh Nam Hà cũ (nay là tỉnh Hà Nam) và thợ làng mộc Đạt Tài (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) về thi công.Được khởi công từ cuối năm 1810 và đưa vào sử dụng đầu năm 1811, nhà cổ ở xứ Thanh rộng 5 m (năm gian), dài 13 m, cao 5 m. Nhà có 29 cột gỗ chính chống đỡ bộ mái ngói đất nung.Chân cột đặt trên đế bằng đá tảng mang dấu tích nhà từ đường của người Việt ở nông thôn.Nhà có 3 cửa chính với 12 cánh. Theo chủ nhân, ngôi nhà có vượng khí nên thường mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.Các bộ phận cột kèo, cửa được làm toàn bằng gỗ chân chiếng, táu, xoan. Các hoa văn, họa tiết được chạm trổ tinh xảo.Một họa tiết hình rồng được chạm trổ tỉ mỉ, độc đáo.Các bộ phận nhà liên kết nhau bằng mộng, xà, kèo... và khi cần có thể tháo dỡ phần khung ra sau đó phục dựng như cũ.Các bức hoành phi, câu đối cổ cạnh bàn thờ vẫn còn nguyên vẹnTrải qua hơn hai thế kỷ với nhiều biến động, đến nay ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn như một chứng tích của lịch sử dân tộc. Bà Trương Thị Hóa (60 tuổi, vợ ông Tùng) vui vẻ cho biết: “Hiện, ba thế hệ gia đình tôi vẫn sống trong ngôi nhà với nếp sinh hoạt của người nông dân thuần túy. Chúng tôi rất vui vì mỗi năm gia đình được hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước tới tham quan".
Chủ nhân ngôi nhà cổ đẹp nhất Việt Nam ở xứ Thanh này là ông Phạm Ngọc Tùng (63 tuổi), đời thứ 7 của dòng họ Phạm. Theo lời kể của ông Tùng, khi xây dựng ngôi nhà (nay nằm ở xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc), cụ Tổ làm quan hàng Bát phẩm của triều đình Nguyễn. Cụ đã cho mời những thợ mộc giỏi của tỉnh Nam Hà cũ (nay là tỉnh Hà Nam) và thợ làng mộc Đạt Tài (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) về thi công.
Được khởi công từ cuối năm 1810 và đưa vào sử dụng đầu năm 1811, nhà cổ ở xứ Thanh rộng 5 m (năm gian), dài 13 m, cao 5 m. Nhà có 29 cột gỗ chính chống đỡ bộ mái ngói đất nung.
Chân cột đặt trên đế bằng đá tảng mang dấu tích nhà từ đường của người Việt ở nông thôn.
Nhà có 3 cửa chính với 12 cánh. Theo chủ nhân, ngôi nhà có vượng khí nên thường mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
Các bộ phận cột kèo, cửa được làm toàn bằng gỗ chân chiếng, táu, xoan. Các hoa văn, họa tiết được chạm trổ tinh xảo.
Một họa tiết hình rồng được chạm trổ tỉ mỉ, độc đáo.
Các bộ phận nhà liên kết nhau bằng mộng, xà, kèo... và khi cần có thể tháo dỡ phần khung ra sau đó phục dựng như cũ.
Các bức hoành phi, câu đối cổ cạnh bàn thờ vẫn còn nguyên vẹn
Trải qua hơn hai thế kỷ với nhiều biến động, đến nay ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn như một chứng tích của lịch sử dân tộc. Bà Trương Thị Hóa (60 tuổi, vợ ông Tùng) vui vẻ cho biết: “Hiện, ba thế hệ gia đình tôi vẫn sống trong ngôi nhà với nếp sinh hoạt của người nông dân thuần túy. Chúng tôi rất vui vì mỗi năm gia đình được hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước tới tham quan".