Xóm trọ của những người lao động nghèo bên chợ Long Biên, Hà Nội luôn ẩm thấp và cạnh con mương nước thải, hàng ngày bốc mùi hôi thối.Dù chật chội, ẩm thấp, thậm chí hôi hám, nhưng vì cuộc sống, họ vẫn cố bám trụ mưu sinh với nhiều lý do khác nhau.Chị Nguyễn Thị Hoa (30 tuổi, quê ở Thái Bình) cho biết: "Nếu ở trọ nơi khác thì xa chợ, đồng nghĩa với việc xa nơi làm ăn. Căn phòng chỉ có hơn 8m2, nhưng 3 con người ở vẫn thấy bình thường, vì chúng tôi thuê phòng chỉ để lấy nơi tắm giặt hạ lưng, sau mỗi buổi tối".Chị Hoa cho biết, giá mỗi phòng tại đây là 900.000 nghìn đồng/tháng, chưa tính tiền điện nước.Chị Đường Thu Hằng (48 tuổi, quê ở Lạng Sơn) tâm sự: "Tôi ở đây và chính căn phòng này cũng gần 20 năm rồi, biết là ẩm thấp, tối tăm, nhưng không muốn thuê chỗ khách, vì nó gần nơi làm lại rẻ" .Tiếng là phòng trọ, nhưng ban ngày cũng như ban đêm, ánh sáng mặt trời khó lọt vào bởi nó bị phủ kín bằng những mảnh bạt, tấm tôn, phên nứa tạm bợ.Dù ban ngày, phòng chị Hằng phải bật bóng điện nếu khách đến. Nhà được ghép lại bởi những tấm ván gỗ, phên nứa tạm bợ, đồ đạc trong nhà cũng không có gì ngoài những vật dụng thật cần thiết.Cánh cửa căn phòng này mặc dù có khóa để đề phòng kẻ gian nhưng chỉ cần kéo nhẹ thì bung hết.Không như căn phòng trọ của chị Hằng, phòng trọ của anh Lê Văn Tùng (38 tuổi, quê ở Hải Dương) nằm tít trong cùng và sát nhà vệ sinh.Phía bên trong phòng trọ.Tuy căn phòng trọ sập xệ như vậy, anh Tùng chia sẻ: "Khố lắm chú ơi, thuê xa thì mất tiền xăng xe máy, hơn nữa nhà không có xe và chưa chắc đã rẻ hơn, nên tôi đành chấp nhận thuê ở đây".Lối vào khu nhà trọ.Một số căn phòng trọ được dựng lên từ khá lâu cạnh chợ Long Biên đang hàng ngày mang nhiều mơ ước của những người nghèo xa quê, lên Thủ đô mưa sinh. Với những người thuê trọ ở đây, ước mơ lớn nhất là mỗi tối có người thuê làm, bệnh tật không gõ cửa gia đình họ...
Xóm trọ của những người lao động nghèo bên chợ Long Biên, Hà Nội luôn ẩm thấp và cạnh con mương nước thải, hàng ngày bốc mùi hôi thối.
Dù chật chội, ẩm thấp, thậm chí hôi hám, nhưng vì cuộc sống, họ vẫn cố bám trụ mưu sinh với nhiều lý do khác nhau.
Chị Nguyễn Thị Hoa (30 tuổi, quê ở Thái Bình) cho biết: "Nếu ở trọ nơi khác thì xa chợ, đồng nghĩa với việc xa nơi làm ăn. Căn phòng chỉ có hơn 8m2, nhưng 3 con người ở vẫn thấy bình thường, vì chúng tôi thuê phòng chỉ để lấy nơi tắm giặt hạ lưng, sau mỗi buổi tối".
Chị Hoa cho biết, giá mỗi phòng tại đây là 900.000 nghìn đồng/tháng, chưa tính tiền điện nước.
Chị Đường Thu Hằng (48 tuổi, quê ở Lạng Sơn) tâm sự: "Tôi ở đây và chính căn phòng này cũng gần 20 năm rồi, biết là ẩm thấp, tối tăm, nhưng không muốn thuê chỗ khách, vì nó gần nơi làm lại rẻ" .
Tiếng là phòng trọ, nhưng ban ngày cũng như ban đêm, ánh sáng mặt trời khó lọt vào bởi nó bị phủ kín bằng những mảnh bạt, tấm tôn, phên nứa tạm bợ.
Dù ban ngày, phòng chị Hằng phải bật bóng điện nếu khách đến. Nhà được ghép lại bởi những tấm ván gỗ, phên nứa tạm bợ, đồ đạc trong nhà cũng không có gì ngoài những vật dụng thật cần thiết.
Cánh cửa căn phòng này mặc dù có khóa để đề phòng kẻ gian nhưng chỉ cần kéo nhẹ thì bung hết.
Không như căn phòng trọ của chị Hằng, phòng trọ của anh Lê Văn Tùng (38 tuổi, quê ở Hải Dương) nằm tít trong cùng và sát nhà vệ sinh.
Phía bên trong phòng trọ.
Tuy căn phòng trọ sập xệ như vậy, anh Tùng chia sẻ: "Khố lắm chú ơi, thuê xa thì mất tiền xăng xe máy, hơn nữa nhà không có xe và chưa chắc đã rẻ hơn, nên tôi đành chấp nhận thuê ở đây".
Lối vào khu nhà trọ.
Một số căn phòng trọ được dựng lên từ khá lâu cạnh chợ Long Biên đang hàng ngày mang nhiều mơ ước của những người nghèo xa quê, lên Thủ đô mưa sinh. Với những người thuê trọ ở đây, ước mơ lớn nhất là mỗi tối có người thuê làm, bệnh tật không gõ cửa gia đình họ...