TP.HCM hiện có nhiều khu "ổ chuột" với những ngôi nhà lụp xụp, chật hẹp kéo dài hàng chục km, vươn ra dọc 2 bên các con kênh, tập trung chủ yếu ở các quận 8, 4, 7, Bình Thạnh... Người dân gọi đó là những ngôi nhà chồ. Một số khu nhà tồi tàn này nằm cạnh những tòa cao ốc, khu chung cư sang trọng, hiện đại. Những khu nhà này là nơi cư ngụ của những gia đình nghèo khổ, những người buôn thúng bán bưng, xích lô, xe thồ... Chúng được làm tạm bợ bằng những tấm tôn hoen gỉ, những tấm ván mục nát, tồi tàn. Nằm cách đó không xa là tòa nhà cao nhất Sài Gòn. Những ngôi nhà lụp xụp này tập trung nhiều nhất dọc hai bên Kênh Tẻ, Kênh Đôi thuộc các đường Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Thuyết, Phạm Thế Hiển của quận 4, 7 và 8. Phần lớn các ngôi nhà đều có chiều ngang 3 m, dài khoảng 15 m, trong đó 10 m là nằm trên mặt nước, 5 m còn lại thuộc phần lối đi lát bằng ván tạp lỏng lẻo. Nhiều dãy nhà mặt sàn được làm bằng ván gỗ lót, tồn tại mấy chục năm, đang bị mối mọt, mưa nắng gặm nhấm dần. Những tấm sàn ván gỗ được chống đỡ bởi các cọc cây gỗ nhỏ cắm xuống dòng sông. Tồn tại lâu năm, ngâm nước phơi nắng thường xuyên nên nhiều cọc đã mục nát, nguy cơ đổ sập rất cao. Phía dưới sàn nhà rác nổi lềnh bềnh, bốc mùi hôi thối. Hầu hết các nhà chồ đều được cơi nới ra hai bên kênh hàng chục mét. Những khi triều cường dâng hay tàu thuyền chạy nhanh, sóng nước và rác lại ngập sàn nhà. Nước thải, chất thải, rác của người dân sinh sống ở đây phần lớn xả trực tiếp xuống kênh. Khu vực nấu ăn chung của một xóm trọ trên đường Trần Xuân Soạn, phường Tân Kiểng, quận 7. Một gia đình dùng bể nước để nuôi vịt phía sau nhà, nơi sinh hoạt hàng ngày của họ. Nhà vệ sinh kiêm nhà tắm làm bằng tấm bê tông hoặc ván gỗ có lỗ là đặc trưng của những ngôi nhà này. Nước máy được dùng để sinh hoạt, tắm giặt, ăn uống hằng ngày. Những căn phòng chật chội, che chắn bằng bạt, phên, phía ngoài là những tấm tôn hoen gỉ. Trời nắng thì nóng bức, mưa lại ướt hết đồ. Hầu hết những người sống ở các khu "ổ chuột" là dân nhập cư tỉnh lẻ, lao động nghèo, cuộc sống rất khó khăn. Theo thống kê, tại TP.HCM còn hơn 4.400 hộ dân sống trên kênh rạch nằm trong diện phải di dời, giải toả nhằm tạo cuộc sống tốt hơn cho người dân và đem lại bộ mặt văn minh đô thị. Tuy nhiên, việc di dời hàng ngàn hộ dân này đang gặp phải nhiều khó khăn, nguyên nhân căn bản là do nguồn vốn bị hạn chế. Một số gia đình chưa ký vào giấy nhận tiền đền bù để di dời giải toả vì với số tiền quá ít không đủ xây nhà, khi lên bờ chẳng biết kiếm sống bằng gì hoặc ở đâu.
TP.HCM hiện có nhiều khu "ổ chuột" với những ngôi nhà lụp xụp, chật hẹp kéo dài hàng chục km, vươn ra dọc 2 bên các con kênh, tập trung chủ yếu ở các quận 8, 4, 7, Bình Thạnh... Người dân gọi đó là những ngôi nhà chồ. Một số khu nhà tồi tàn này nằm cạnh những tòa cao ốc, khu chung cư sang trọng, hiện đại.
Những khu nhà này là nơi cư ngụ của những gia đình nghèo khổ, những người buôn thúng bán bưng, xích lô, xe thồ... Chúng được làm tạm bợ bằng những tấm tôn hoen gỉ, những tấm ván mục nát, tồi tàn. Nằm cách đó không xa là tòa nhà cao nhất Sài Gòn.
Những ngôi nhà lụp xụp này tập trung nhiều nhất dọc hai bên Kênh Tẻ, Kênh Đôi thuộc các đường Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Thuyết, Phạm Thế Hiển của quận 4, 7 và 8. Phần lớn các ngôi nhà đều có chiều ngang 3 m, dài khoảng 15 m, trong đó 10 m là nằm trên mặt nước, 5 m còn lại thuộc phần lối đi lát bằng ván tạp lỏng lẻo.
Nhiều dãy nhà mặt sàn được làm bằng ván gỗ lót, tồn tại mấy chục năm, đang bị mối mọt, mưa nắng gặm nhấm dần.
Những tấm sàn ván gỗ được chống đỡ bởi các cọc cây gỗ nhỏ cắm xuống dòng sông. Tồn tại lâu năm, ngâm nước phơi nắng thường xuyên nên nhiều cọc đã mục nát, nguy cơ đổ sập rất cao. Phía dưới sàn nhà rác nổi lềnh bềnh, bốc mùi hôi thối.
Hầu hết các nhà chồ đều được cơi nới ra hai bên kênh hàng chục mét. Những khi triều cường dâng hay tàu thuyền chạy nhanh, sóng nước và rác lại ngập sàn nhà.
Nước thải, chất thải, rác của người dân sinh sống ở đây phần lớn xả trực tiếp xuống kênh.
Khu vực nấu ăn chung của một xóm trọ trên đường Trần Xuân Soạn, phường Tân Kiểng, quận 7.
Một gia đình dùng bể nước để nuôi vịt phía sau nhà, nơi sinh hoạt hàng ngày của họ.
Nhà vệ sinh kiêm nhà tắm làm bằng tấm bê tông hoặc ván gỗ có lỗ là đặc trưng của những ngôi nhà này.
Nước máy được dùng để sinh hoạt, tắm giặt, ăn uống hằng ngày.
Những căn phòng chật chội, che chắn bằng bạt, phên, phía ngoài là những tấm tôn hoen gỉ. Trời nắng thì nóng bức, mưa lại ướt hết đồ. Hầu hết những người sống ở các khu "ổ chuột" là dân nhập cư tỉnh lẻ, lao động nghèo, cuộc sống rất khó khăn.
Theo thống kê, tại TP.HCM còn hơn 4.400 hộ dân sống trên kênh rạch nằm trong diện phải di dời, giải toả nhằm tạo cuộc sống tốt hơn cho người dân và đem lại bộ mặt văn minh đô thị.
Tuy nhiên, việc di dời hàng ngàn hộ dân này đang gặp phải nhiều khó khăn, nguyên nhân căn bản là do nguồn vốn bị hạn chế. Một số gia đình chưa ký vào giấy nhận tiền đền bù để di dời giải toả vì với số tiền quá ít không đủ xây nhà, khi lên bờ chẳng biết kiếm sống bằng gì hoặc ở đâu.