Thẳng thắn từ chối 2 tỷ đồng để bán lại vườn cò, hằng ngày anh Vũ Đức Ngân (xóm 10, xã Lý Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) vẫn lặng lẽ giữ gìn nguyên vẹn khu vườn cho cò, vạc và nhiều loài chim khác trú ngụ.Từng đàn cò bay rợp cả bầu trời mỗi sáng sớm hay chiều tà tại . Người dân nơi đây còn ví “đất lành thì chim đậu”, đã trải qua 3 thế hệ nhưng không những đàn cò không bay đi mà còn tìm về khu vườn của anh Ngân mỗi ngày một nhiều.Từ khi tiếp quản lại vườn cò cho đến nay, vợ chồng anh Ngân đã phải vất vả làm lụng để có tiền xây đập giữ nước, trồng thêm cây cho cò sinh sản.Nhiều người khi tới thăm "đồi cò" ngay giữa khu dân cư đã có nhã ý mua lại để quy hoạch thành một khu du lịch sinh thái với giá 2 tỉ đồng, nhưng anh Ngân vẫn kiên quyết không bán.Khi cò bay đi ăn, vợ chồng anh Ngân rảo khắp vườn xem có con nào chết, con nào bị thương xệ cánh, gãy chân, con non nào rớt ổ còn nằm lại thì đem vào nhà dưỡng thương, đi mua tép, bắt cá về đút cho chúng ăn.Nhiều người còn muốn lưu lại những khoảnh khắc độc đáo này mỗi lúc có dịp đi ngang qua khu vườn cò.Hiện trong khu vườn rộng hơn 2 ha của anh chủ yếu là loài cò trắng, ngoài ra còn có một số loài như cò đen vào mùa sinh sản, sáo…Đàn cò còn có thể “dự báo thời tiết” rất chính xác cho mọi người nơi đây. Mỗi lúc thấy có dấu hiệu lạ, hay ngửi thấy mùi phân của cò hơi hơi khác là biết ngay sắp có thời tiết xấu.Đây cũng là một địa điểm lý tưởng để người dân trong vùng nghỉ chân “tám chuyện”, ngắm cảnh sau mỗi buổi đi làm đồng về.
Thẳng thắn từ chối 2 tỷ đồng để bán lại vườn cò, hằng ngày anh Vũ Đức Ngân (xóm 10, xã Lý Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) vẫn lặng lẽ giữ gìn nguyên vẹn khu vườn cho cò, vạc và nhiều loài chim khác trú ngụ.
Từng đàn cò bay rợp cả bầu trời mỗi sáng sớm hay chiều tà tại . Người dân nơi đây còn ví “đất lành thì chim đậu”, đã trải qua 3 thế hệ nhưng không những đàn cò không bay đi mà còn tìm về khu vườn của anh Ngân mỗi ngày một nhiều.
Từ khi tiếp quản lại vườn cò cho đến nay, vợ chồng anh Ngân đã phải vất vả làm lụng để có tiền xây đập giữ nước, trồng thêm cây cho cò sinh sản.
Nhiều người khi tới thăm "đồi cò" ngay giữa khu dân cư đã có nhã ý mua lại để quy hoạch thành một khu du lịch sinh thái với giá 2 tỉ đồng, nhưng anh Ngân vẫn kiên quyết không bán.
Khi cò bay đi ăn, vợ chồng anh Ngân rảo khắp vườn xem có con nào chết, con nào bị thương xệ cánh, gãy chân, con non nào rớt ổ còn nằm lại thì đem vào nhà dưỡng thương, đi mua tép, bắt cá về đút cho chúng ăn.
Nhiều người còn muốn lưu lại những khoảnh khắc độc đáo này mỗi lúc có dịp đi ngang qua khu vườn cò.
Hiện trong khu vườn rộng hơn 2 ha của anh chủ yếu là loài cò trắng, ngoài ra còn có một số loài như cò đen vào mùa sinh sản, sáo…
Đàn cò còn có thể “dự báo thời tiết” rất chính xác cho mọi người nơi đây. Mỗi lúc thấy có dấu hiệu lạ, hay ngửi thấy mùi phân của cò hơi hơi khác là biết ngay sắp có thời tiết xấu.
Đây cũng là một địa điểm lý tưởng để người dân trong vùng nghỉ chân “tám chuyện”, ngắm cảnh sau mỗi buổi đi làm đồng về.