Cách đây không lâu, người hâm mộ bóng đá cả nước không khỏi rúng động trước thông tin 6 cầu thủ Đồng Nai bị bắt giữ vì bán độ. Trong số 6 cầu thủ này, Nguyễn Thành Long Giang có lẽ là người nổi bật nhất bởi Giang không những là gương mặt triển vọng cho đội tuyển bóng đá Việt Nam mà còn là thiếu gia trong một gia đình rất khá giả. Long Giang sinh năm 1988 quê gốc Gò Công - Tiền Giang. Sinh ra trong một gia đình giàu có, bố mẹ đều là dân kinh doanh chính gốc. Giang lại là con trai duy nhất, trên Giang có một người chị đã lập gia đình hiện sống ở TP HCM. Được biết, Giang hiện có cơ ngơi rất khang trang với căn biệt thự sân vườn giá trị, xe hơi, xe SH... Long Trang còn là chủ một trang trại nấm bào ngư với quy mô vài nghìn m2, giá trị hàng trăm triệu đồng tại quê nhà Gò Công, Tiền Giang. Trang trại này được Giang giao cho bố mẹ quản lý. Sản phẩm từ trang trại chủ yếu là bán cho các thương lái ở chợ đầu mối Bình Điền, TP HCM. Đinh Kiên Trung, một trong 6 cầu thủ Đồng Nai bán độ trên, cũng có một cuộc sống đủ đầy từ nhỏ. Kiên trưởng thành từ lò đào tạo Thành Long rồi sau đó chuyển sang thi đấu cho CLB TP HCM ở giải hạng Nhất. Cứ mỗi lần Kiên thi đấu là gia đình đi xe hơi đến cổ vũ. Bên cạnh gia đình có điều kiện, Trung còn được giáo dục một cách hết sức kỹ lưỡng, thậm chí là nghiêm ngặt, vì cha là một chiến sĩ công an. Thú vui của Trung từ lâu tới giờ là câu cá, một thú vui công phu và tốn kém, bởi 1 chiếc cần câu xịn có giá từ vài chục tới trăm triệu đồng. Nguyễn Đức Thiện không phải là “cậu ấm” đi đá bóng nhưng Thiện kiếm được tiền tỷ từ sớm khi khoác áo B.Bình Dương rồi SQC.Bình Định. Cầu thủ này là tay chơi mô tô có số ở đội bóng Đông Nam Bộ. Khi chuyển từ đội TP HCM (Thành Long) sang thi đấu cho Bình Dương với một khoản tiền lót tay khá lớn, Thiện đã tự thưởng cho mình một con xe mô tô phân khối lớn với giá 20.000 USD (hơn 400 triệu đồng).
Mới đây, khi trở lại đá bóng dưới màu áo Đồng Nai, Thiện lại đổi sáng con xe khác trị giá khoảng 25.000 USD (hơn 500 triệu đồng). “Tôi chơi xe mô tô không phải vì mê tốc độ cao mà là tôi thích cái vẻ ngoài lôi cuốn của nó”, Thiện cho biết. Anh cũng có gia nhập một hội mô tô TP HCM và khi rảnh rỗi vẫn đi phượt cùng hội. Công Vinh xuất thân trong một gia đình tuy không quá nghèo khổ như Công Phượng, Văn Quyến nhưng kinh tế cũng khá eo hẹp ở vùng quê nghèo Quỳnh Lưu - Nghệ An. Nhờ sự khổ luyện và những thành công trong nghiệp bóng, Công Vinh hiện đã có một gia tài khiến nhiều người phải mơ ước. Từ giữa năm 2014, cặp đôi Công Vinh - Thủy Tiên đã dọn về căn biệt thự mới xây ở Quận 7, TP HCM. Ngôi nhà chỉ cách trung tâm Sài Gòn khoảng 10 phút di chuyển bằng ô tô và có diện tích là 300 m2 với sân vườn rộng rãi. Công Vinh đã thuê người thiết kế siêu biệt thự và đầu tư một số tiền không nhỏ để hoàn thiện tổ ấm của mình. Theo một nguồn tin, chỉ riêng số tiền chi cho các trang thiết bị, nội thất xa hoa trong căn biệt thự đã lên tới khoảng 8 tỷ đồng. Công Phượng được xem là một trong những ngôi sao sáng nhất trong đội tuyển bóng đá U19 Việt Nam. Nhưng ít ai biết, sau ánh hào quang đó, Công Phượng có một gia cảnh cơ cực, khó khăn như thế nào, đối nghịch hoàn toàn với xuất thân "cậu ấm cô chiêu" của các cầu thủ thiếu gia kể trên.Công Phượng sinh ra trong một gia đình nghèo khó, đông anh chị em ở làng Vồng Vồng, xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An, có cha làm phụ hồ, mẹ làm nông. Niềm đam mê bóng đá ngấm trong người cậu bé từ nhỏ với những buổi đá bóng cùng anh trai và bạn bè ở sân làng. Tuy nhiên, vì điều kiện khốn khó nên Phượng hầu như không có cơ hội để phát triển đam mê này. Cơ hội đến với Phượng khi một lần xem tivi thấy có thông báo Học viện Hoàng Anh Gia Lai tổ chức thi tuyển cầu thủ nhí, Phượng đã xin cha mẹ cho mình vào Tây Nguyên thi. Để có tiền đưa con đi thi, cha mẹ Phượng đã phải bán lúa non và 1 con lợn 25kg. Sau cuộc thi đó, Phượng đã trở thành 1 trong 17 người được chọn vào học khóa 1, và đó là bước ngoặt để em có được thành công như hôm nay. Văn Quyến và Công Phượng có rất nhiều điểm giống nhau đến kỳ lạ. Họ là hai cầu thủ đồng hương, cùng khoác áo số 10 và đều đã tỏa sáng ở tuổi 19. Đặc biệt, cả 2 đều xuất thân từ hoàn cảnh nghèo khó, cơ cực ở quê nghèo. Thời thơ ấu của Văn Quyến gắn liền với những buổi đi cắt cỏ, chăn trâu. Văn Quyến ngày đó thường đá bóng nhựa hay quả bưởi xanh với đám bạn chăn trâu rồi được các thầy phát hiện trong chiến dịch tìm nhân tài bóng đá của Đoàn bóng đá Sông Lam ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
Cách đây không lâu, người hâm mộ bóng đá cả nước không khỏi rúng động trước thông tin 6 cầu thủ Đồng Nai bị bắt giữ vì bán độ. Trong số 6 cầu thủ này, Nguyễn Thành Long Giang có lẽ là người nổi bật nhất bởi Giang không những là gương mặt triển vọng cho đội tuyển bóng đá Việt Nam mà còn là thiếu gia trong một gia đình rất khá giả.
Long Giang sinh năm 1988 quê gốc Gò Công - Tiền Giang. Sinh ra trong một gia đình giàu có, bố mẹ đều là dân kinh doanh chính gốc. Giang lại là con trai duy nhất, trên Giang có một người chị đã lập gia đình hiện sống ở TP HCM. Được biết, Giang hiện có cơ ngơi rất khang trang với căn biệt thự sân vườn giá trị, xe hơi, xe SH...
Long Trang còn là chủ một trang trại nấm bào ngư với quy mô vài nghìn m2, giá trị hàng trăm triệu đồng tại quê nhà Gò Công, Tiền Giang. Trang trại này được Giang giao cho bố mẹ quản lý. Sản phẩm từ trang trại chủ yếu là bán cho các thương lái ở chợ đầu mối Bình Điền, TP HCM.
Đinh Kiên Trung, một trong 6 cầu thủ Đồng Nai bán độ trên, cũng có một cuộc sống đủ đầy từ nhỏ. Kiên trưởng thành từ lò đào tạo Thành Long rồi sau đó chuyển sang thi đấu cho CLB TP HCM ở giải hạng Nhất. Cứ mỗi lần Kiên thi đấu là gia đình đi xe hơi đến cổ vũ.
Bên cạnh gia đình có điều kiện, Trung còn được giáo dục một cách hết sức kỹ lưỡng, thậm chí là nghiêm ngặt, vì cha là một chiến sĩ công an. Thú vui của Trung từ lâu tới giờ là câu cá, một thú vui công phu và tốn kém, bởi 1 chiếc cần câu xịn có giá từ vài chục tới trăm triệu đồng.
Nguyễn Đức Thiện không phải là “cậu ấm” đi đá bóng nhưng Thiện kiếm được tiền tỷ từ sớm khi khoác áo B.Bình Dương rồi SQC.Bình Định. Cầu thủ này là tay chơi mô tô có số ở đội bóng Đông Nam Bộ. Khi chuyển từ đội TP HCM (Thành Long) sang thi đấu cho Bình Dương với một khoản tiền lót tay khá lớn, Thiện đã tự thưởng cho mình một con xe mô tô phân khối lớn với giá 20.000 USD (hơn 400 triệu đồng).
Mới đây, khi trở lại đá bóng dưới màu áo Đồng Nai, Thiện lại đổi sáng con xe khác trị giá khoảng 25.000 USD (hơn 500 triệu đồng). “Tôi chơi xe mô tô không phải vì mê tốc độ cao mà là tôi thích cái vẻ ngoài lôi cuốn của nó”, Thiện cho biết. Anh cũng có gia nhập một hội mô tô TP HCM và khi rảnh rỗi vẫn đi phượt cùng hội.
Công Vinh xuất thân trong một gia đình tuy không quá nghèo khổ như Công Phượng, Văn Quyến nhưng kinh tế cũng khá eo hẹp ở vùng quê nghèo Quỳnh Lưu - Nghệ An. Nhờ sự khổ luyện và những thành công trong nghiệp bóng, Công Vinh hiện đã có một gia tài khiến nhiều người phải mơ ước.
Từ giữa năm 2014, cặp đôi Công Vinh - Thủy Tiên đã dọn về căn biệt thự mới xây ở Quận 7, TP HCM. Ngôi nhà chỉ cách trung tâm Sài Gòn khoảng 10 phút di chuyển bằng ô tô và có diện tích là 300 m2 với sân vườn rộng rãi. Công Vinh đã thuê người thiết kế siêu biệt thự và đầu tư một số tiền không nhỏ để hoàn thiện tổ ấm của mình. Theo một nguồn tin, chỉ riêng số tiền chi cho các trang thiết bị, nội thất xa hoa trong căn biệt thự đã lên tới khoảng 8 tỷ đồng.
Công Phượng được xem là một trong những ngôi sao sáng nhất trong đội tuyển bóng đá U19 Việt Nam. Nhưng ít ai biết, sau ánh hào quang đó, Công Phượng có một gia cảnh cơ cực, khó khăn như thế nào, đối nghịch hoàn toàn với xuất thân "cậu ấm cô chiêu" của các cầu thủ thiếu gia kể trên.
Công Phượng sinh ra trong một gia đình nghèo khó, đông anh chị em ở làng Vồng Vồng, xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An, có cha làm phụ hồ, mẹ làm nông. Niềm đam mê bóng đá ngấm trong người cậu bé từ nhỏ với những buổi đá bóng cùng anh trai và bạn bè ở sân làng. Tuy nhiên, vì điều kiện khốn khó nên Phượng hầu như không có cơ hội để phát triển đam mê này.
Cơ hội đến với Phượng khi một lần xem tivi thấy có thông báo Học viện Hoàng Anh Gia Lai tổ chức thi tuyển cầu thủ nhí, Phượng đã xin cha mẹ cho mình vào Tây Nguyên thi. Để có tiền đưa con đi thi, cha mẹ Phượng đã phải bán lúa non và 1 con lợn 25kg. Sau cuộc thi đó, Phượng đã trở thành 1 trong 17 người được chọn vào học khóa 1, và đó là bước ngoặt để em có được thành công như hôm nay.
Văn Quyến và Công Phượng có rất nhiều điểm giống nhau đến kỳ lạ. Họ là hai cầu thủ đồng hương, cùng khoác áo số 10 và đều đã tỏa sáng ở tuổi 19. Đặc biệt, cả 2 đều xuất thân từ hoàn cảnh nghèo khó, cơ cực ở quê nghèo.
Thời thơ ấu của Văn Quyến gắn liền với những buổi đi cắt cỏ, chăn trâu. Văn Quyến ngày đó thường đá bóng nhựa hay quả bưởi xanh với đám bạn chăn trâu rồi được các thầy phát hiện trong chiến dịch tìm nhân tài bóng đá của Đoàn bóng đá Sông Lam ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa.