Ngôi nhà của công tử Bạc Liêu được xây dựng năm 1919, lúc công tử Bạc Liêu - Trần Trinh Huy 19 tuổi. Thời điểm đó, căn nhà này được xem là lớn nhất Nam kỳ lục tỉnh. Sau gần 100 năm, căn nhà vẫn còn nguyên vẹn và là nơi tham quan của du khách khi đến thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Ngay khi vừa bước vào nhà, du khách đã nhìn thấy chiếc xe hơi biển số "9 nút" vị công tử Bạc Liêu từng sử dụng hơn 100 năm trước vẫn còn bóng loáng. Phòng khách nhà ông Hội đồng Trạch (Trần Trinh Trạch, thân sinh công tử Bạc Liêu). Bộ bàn ghế đặt giữa phòng có niên đại hàng trăm năm; bên trên là chiếc tivi đen trắng gần trăm năm trước chỉ có những gia đình quyền quý, chức tước trong xã hội mới sở hữu được.Chiếc loa nghe nhạc của gia đình công tử Bạc Liêu. Máy nghe nhạc băng cối (Akai) của gia đình ông Hội đồng Trạch hiện vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn trưng bày tại nhà công tử Bạc Liêu. Đây là tủ đựng tiền của gia đình ông Hội đồng Trạch giàu nhất Nam kỳ. Kiến trúc cầu thang lên lầu, nội thất... trong căn nhà vốn là nơi ở của vị công tử Bạc Liêu nổi danh thiên hạ. Bộ bàn ăn.Bộ ván gỗ. Bàn trang điểm của bà Hội đồng Và nhiều bộ đồ gỗ khác trong gia đình công tử Bạc Liêu có niên đại hàng trăm năm, được làm từ gỗ quý, xịn... Ông Trần Trinh Đức (một trong 10 người con của công tử Bạc Liêu có những tên: Lưỡng, Hiếu, Thảo, Nhơn, Đức, Hoàng, Toàn, Trinh, Nữ và một cậu con trai khác với người vợ Tây) đang đứng trước bàn thờ ông bà nội (ông bà Hội đồng Trạch). Phía bên góc trái là di ảnh song thân ông Đức, ông Trần Trinh Huy (công tử Bạc Liêu) và bà Ngô Thị Đen (vợ cả ông Huy) tại di tích nhà công tử Bạc Liêu. Hiện ông Đức được giao nhiệm vụ trông coi, tiếp đón du khách đến tham quan.
Ngôi nhà của công tử Bạc Liêu được xây dựng năm 1919, lúc công tử Bạc Liêu - Trần Trinh Huy 19 tuổi. Thời điểm đó, căn nhà này được xem là lớn nhất Nam kỳ lục tỉnh. Sau gần 100 năm, căn nhà vẫn còn nguyên vẹn và là nơi tham quan của du khách khi đến thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
Ngay khi vừa bước vào nhà, du khách đã nhìn thấy chiếc xe hơi biển số "9 nút" vị công tử Bạc Liêu từng sử dụng hơn 100 năm trước vẫn còn bóng loáng.
Phòng khách nhà ông Hội đồng Trạch (Trần Trinh Trạch, thân sinh công tử Bạc Liêu). Bộ bàn ghế đặt giữa phòng có niên đại hàng trăm năm; bên trên là chiếc tivi đen trắng gần trăm năm trước chỉ có những gia đình quyền quý, chức tước trong xã hội mới sở hữu được.
Chiếc loa nghe nhạc của gia đình công tử Bạc Liêu.
Máy nghe nhạc băng cối (Akai) của gia đình ông Hội đồng Trạch hiện vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn trưng bày tại nhà công tử Bạc Liêu.
Đây là tủ đựng tiền của gia đình ông Hội đồng Trạch giàu nhất Nam kỳ.
Kiến trúc cầu thang lên lầu, nội thất... trong căn nhà vốn là nơi ở của vị công tử Bạc Liêu nổi danh thiên hạ.
Bộ bàn ăn.
Bộ ván gỗ.
Bàn trang điểm của bà Hội đồng
Và nhiều bộ đồ gỗ khác trong gia đình công tử Bạc Liêu có niên đại hàng trăm năm, được làm từ gỗ quý, xịn...
Ông Trần Trinh Đức (một trong 10 người con của công tử Bạc Liêu có những tên: Lưỡng, Hiếu, Thảo, Nhơn, Đức, Hoàng, Toàn, Trinh, Nữ và một cậu con trai khác với người vợ Tây) đang đứng trước bàn thờ ông bà nội (ông bà Hội đồng Trạch). Phía bên góc trái là di ảnh song thân ông Đức, ông Trần Trinh Huy (công tử Bạc Liêu) và bà Ngô Thị Đen (vợ cả ông Huy) tại di tích nhà công tử Bạc Liêu. Hiện ông Đức được giao nhiệm vụ trông coi, tiếp đón du khách đến tham quan.