Ngày 5/12/2013, phiên họp Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) diễn ra tại TP Baku (Nước CH Azerbaijan) đã chính thức ghi danh loại hình Nghệ thuật Đờn ca tài tử vùng Nam Bộ của Việt Nam vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nhằm tôn vinh giá trị và công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, thể hiện tinh thần trách nhiệm của Chính phủ và Nhân dân Việt Nam đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của nhân loại, Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp cùng UBND TP HCM tổ chức Lễ đón Bằng của UNESCO. Buổi lễ sẽ được tổ chức trang trọng tại Hội trường Thống Nhất TP HCM đêm 11/2. Kiến Thức sẽ cập nhật hình ảnh, thông tin về chương trình đặc biệt này đến bạn đọc. Những ngày này, công tác chuẩn bị của Ban tổ chức vô cùng tất bật hứa hẹn buổi Lễ sẽ đem đến nhiều bất ngờ, ý nghĩa. Đờn ca tài tử Nam bộ được hình thành và phát triển tư cuối thế kỷ 19. Đây là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam bộ, là nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động nên không thể thiếu hình ảnh cây lúa... ... dòng sông... ... con đò... ... và lũy tre làng. Giờ đây, đờn ca tài tử không chỉ là di sản của Nhân dân Việt Nam mà là của toàn thế giới, được thế giới bảo hộ và giữ gìn. Mỗi người dân Việt Nam lại càng thêm tự hào khi giới thiệu đến bạn bè thế giới hình ảnh một đất nước giàu đẹp với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng và vô cùng đặc sắc.
Ngày 5/12/2013, phiên họp Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) diễn ra tại TP Baku (Nước CH Azerbaijan) đã chính thức ghi danh loại hình Nghệ thuật Đờn ca tài tử vùng Nam Bộ của Việt Nam vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nhằm tôn vinh giá trị và công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, thể hiện tinh thần trách nhiệm của Chính phủ và Nhân dân Việt Nam đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của nhân loại, Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp cùng UBND TP HCM tổ chức Lễ đón Bằng của UNESCO.
Buổi lễ sẽ được tổ chức trang trọng tại Hội trường Thống Nhất TP HCM đêm 11/2. Kiến Thức sẽ cập nhật hình ảnh, thông tin về chương trình đặc biệt này đến bạn đọc.
Những ngày này, công tác chuẩn bị của Ban tổ chức vô cùng tất bật hứa hẹn buổi Lễ sẽ đem đến nhiều bất ngờ, ý nghĩa.
Đờn ca tài tử Nam bộ được hình thành và phát triển tư cuối thế kỷ 19. Đây là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam bộ, là nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động nên không thể thiếu hình ảnh cây lúa...
... dòng sông...
... con đò...
... và lũy tre làng. Giờ đây, đờn ca tài tử không chỉ là di sản của Nhân dân Việt Nam mà là của toàn thế giới, được thế giới bảo hộ và giữ gìn. Mỗi người dân Việt Nam lại càng thêm tự hào khi giới thiệu đến bạn bè thế giới hình ảnh một đất nước giàu đẹp với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng và vô cùng đặc sắc.