Trải qua hơn 110 năm sử dụng, cầu Long Biên xuống cấp nghiêm trọng. Kết cấu thép của cây cầu đã có nhiều phần gỉ sét, đường dành cho xe máy nứt hở, uy hiếp an toàn chạy tàu và giao thông trên cầu...Mới đây, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải đề nghị chỉ định thầu, cấp bách triển khai gia cố, sửa chữa cầu Long Biên, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và các phương tiện lưu thông với tổng kinh phí gần 300 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.Mỗi ngày có hơn 40 lượt tàu hỏa và cả ngàn lượt xe máy lưu thông qua cầu. Không chỉ là một công trình giao thông quan trọng, cầu Long Biên còn là nơi lưu giữ ký ức chiến tranh, kỷ niệm của người dân Thủ đô. Năm 1972, cầu bị đánh bom, 6 nhịp cầu sập được thay thế bằng 17 dầm quân dụng.Tháng 7/2009, một chiếc tàu chở cát đâm vào trụ chống va đập tại chân cầu Long Biên. Hiện tại trụ này vẫn nằm chỏng trơ trên mép nước, trở thành nỗi lo tiềm tàng cho thuyền bè qua lại và an toàn của trụ cầu.Năm 2005, cầu được gia cố với tổng kinh phí gần 100 tỷ đồng để đảm bảo an toàn giao thông đến năm 2010. Từ đó đến nay, cầu Long Biên chỉ được gia cố chắp vá từng phần. Cây cầu đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều dầm đỡ đã mục, gỉ sét.Nhiều dầm thép được đánh dấu “gỉ” nặng.Khung thép gần trụ, đoạn giữa cầu bị bào mòn nghiêm trọng.Trụ cầu cuối phía Long Biên được kê thêm gỗ để giảm áp lực lên dầm thép.Lan can cầu nhiều đoạn đứt gãy, gia cố tạm bợ.Bê tông phần đường dành cho người đi bộ khá mỏng, một số tấm bị nứt.Đường dành cho xe máy xuất hiện ổ gà liên tiếp, nhiều đoạn nứt toác.
Trải qua hơn 110 năm sử dụng, cầu Long Biên xuống cấp nghiêm trọng. Kết cấu thép của cây cầu đã có nhiều phần gỉ sét, đường dành cho xe máy nứt hở, uy hiếp an toàn chạy tàu và giao thông trên cầu...
Mới đây, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải đề nghị chỉ định thầu, cấp bách triển khai gia cố, sửa chữa cầu Long Biên, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và các phương tiện lưu thông với tổng kinh phí gần 300 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Mỗi ngày có hơn 40 lượt tàu hỏa và cả ngàn lượt xe máy lưu thông qua cầu. Không chỉ là một công trình giao thông quan trọng,
cầu Long Biên còn là nơi lưu giữ ký ức chiến tranh, kỷ niệm của người dân Thủ đô. Năm 1972, cầu bị đánh bom, 6 nhịp cầu sập được thay thế bằng 17 dầm quân dụng.
Tháng 7/2009, một chiếc tàu chở cát đâm vào trụ chống va đập tại chân cầu Long Biên. Hiện tại trụ này vẫn nằm chỏng trơ trên mép nước, trở thành nỗi lo tiềm tàng cho thuyền bè qua lại và an toàn của trụ cầu.
Năm 2005, cầu được gia cố với tổng kinh phí gần 100 tỷ đồng để đảm bảo an toàn giao thông đến năm 2010. Từ đó đến nay, cầu Long Biên chỉ được gia cố chắp vá từng phần.
Cây cầu đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều dầm đỡ đã mục, gỉ sét.
Nhiều dầm thép được đánh dấu “gỉ” nặng.
Khung thép gần trụ, đoạn giữa cầu bị bào mòn nghiêm trọng.
Trụ cầu cuối phía Long Biên được kê thêm gỗ để giảm áp lực lên dầm thép.
Lan can cầu nhiều đoạn đứt gãy, gia cố tạm bợ.
Bê tông phần đường dành cho người đi bộ khá mỏng, một số tấm bị nứt.
Đường dành cho xe máy xuất hiện ổ gà liên tiếp, nhiều đoạn nứt toác.