Tại Đà Nẵng, ngay từ sáng sớm, hàng nghìn người dân nội ô đã đổ xô ra các bãi biển, thậm chí ở bất cứ nơi nào có thể xúc được đất, cát để lấy đổ vào bao, đem về chèn chống nhà cửa. Trên nhiều tuyến phố, nhiều người chuyển sang nghề bán đất cát với mỗi bao lên đến 15.000-20.000 đồng để tranh thủ kiếm thêm ngày bão. Ảnh: Báo Đà Nẵng. Tại Thừa Thiên Huế, khi lũ đến, nhiều người nhanh nhạy tổ chức thuyền đưa khách và phương tiện qua vùng thấp trũng với giá từ 5.000 – 20.000 đồng/lượt.
Dù chỉ còn một tay lành lặn nhưng người đàn ông trong ảnh vẫn có thể kiếm thêm trăm nghìn ngày lũ nhờ việc phụ giúp chủ thuyền chở khách. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.
Những nghề tức thời ăn theo lũ cũng xuất hiện nhiều nơi ở miền Trung như giữ xe qua đêm, rán bánh, rớ cá, săn chuột, bắt chim… Trong ảnh là một thuyền cá trong nội thành Huế bán những con cá vừa rớ được cho khách đi đường ngày nước lên cao. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.
Sẵn bếp, chỉ cần kê thêm chiếc bàn là có ngay món bánh rán lót lòng người đi đường. Ảnh: Báo Nghệ An.Anh Lê Hưng (Huế) với những chú chuột về làm thức ăn trong ngày lũ. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế. Một chiếc xe tải đang tăng bo xe máy và người đi qua những con đường ngập nước vì bão. Cả thành phố Đà Nẵng hầm hập như chuẩn bị chiến tranh khi hàng loạt container được nhiều khách sạn thuê đưa về làm vật chắn bão. Ảnh: Tuổi Trẻ.Mấy ngày tháng 10 âm lịch cũng trùng với ngày bão về,
người dân các xã Hưng Nhân, Hưng Lợi (Hưng Nguyên, Nghệ An) đổ xô nhau ra đồng, dùng xô, chậu, lưới đứng sáng đêm trên ruộng để vớt rươi. Loài đặc sản đang ngày càng đắt giá này được ví như “lộc trời” ban cho người dân vùng lũ.
Tại Đà Nẵng, ngay từ sáng sớm, hàng nghìn người dân nội ô đã đổ xô ra các bãi biển, thậm chí ở bất cứ nơi nào có thể xúc được đất, cát để lấy đổ vào bao, đem về chèn chống nhà cửa. Trên nhiều tuyến phố, nhiều người chuyển sang nghề bán đất cát với mỗi bao lên đến 15.000-20.000 đồng để tranh thủ kiếm thêm ngày bão. Ảnh: Báo Đà Nẵng.
Tại Thừa Thiên Huế, khi lũ đến, nhiều người nhanh nhạy tổ chức thuyền đưa khách và phương tiện qua vùng thấp trũng với giá từ 5.000 – 20.000 đồng/lượt.
Dù chỉ còn một tay lành lặn nhưng người đàn ông trong ảnh vẫn có thể kiếm thêm trăm nghìn ngày lũ nhờ việc phụ giúp chủ thuyền chở khách. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.
Những nghề tức thời ăn theo lũ cũng xuất hiện nhiều nơi ở miền Trung như giữ xe qua đêm, rán bánh, rớ cá, săn chuột, bắt chim… Trong ảnh là một thuyền cá trong nội thành Huế bán những con cá vừa rớ được cho khách đi đường ngày nước lên cao. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.
Sẵn bếp, chỉ cần kê thêm chiếc bàn là có ngay món bánh rán lót lòng người đi đường. Ảnh: Báo Nghệ An.
Anh Lê Hưng (Huế) với những chú chuột về làm thức ăn trong ngày lũ. Ảnh: Báo Thừa Thiên Huế.
Một chiếc xe tải đang tăng bo xe máy và người đi qua những con đường ngập nước vì bão.
Cả thành phố Đà Nẵng hầm hập như chuẩn bị chiến tranh khi hàng loạt container được nhiều khách sạn thuê đưa về làm vật chắn bão. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Mấy ngày tháng 10 âm lịch cũng trùng với ngày bão về,
người dân các xã Hưng Nhân, Hưng Lợi (Hưng Nguyên, Nghệ An) đổ xô nhau ra đồng, dùng xô, chậu, lưới đứng sáng đêm trên ruộng để vớt rươi. Loài đặc sản đang ngày càng đắt giá này được ví như “lộc trời” ban cho người dân vùng lũ.