Xa lộ Hà Nội, cửa ngõ phái đông bắc thành phố nối các tỉnh miền Trung, phía Bắc từ xưa nay. Sau 39 năm thống nhất đất nước đến nay, tuyến xa lộ vào trung tâm thành phố được mở rộng 80m với 12 làn xe; đường song hành và hiện dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành- Suối Tiên đang khẩn trương thi công để đưa vào sử dụng vào năm 2017.Đại lộ Đông Tây gồm đường Mai Chí Thọ (khu đô thị mới Thủ Thiêm) vượt sông Sài Gòn sang đường Võ Văn Kiệt là tuyến đường huyết mạch nối Đông và Tây. Đây là tuyến đường huyết mạch thứ 2 (sau QL1) để kết nối miền Tây và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Ảnh: Hữu LuậnHầm vượt sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm), một công trình quan trọng trên tuyến Đại lộ Đông Tây được đưa vào sử dụng từ năm 2011. Nhiều cây cầu vượt bằng thép cũng đã được chính quyền TP HCM xây dựng nhằm giảm ùn tắc giao thông và đem lại hiệu quả cao. Ảnh: Cao Thăng Tuyến đường Tân Sơn Nhất- Bình Lợi- Vành đai ngoài (nay là đường Phạm Văn Đồng) là một công trình mang dấu ấn của TP HCM được thực hiện nhằn góp phần giảm ùn tắc, rút ngắn lưu thông cho khu vực nội thành và cửa ngõ Đông Bắc thành phố. Ảnh Quốc Thanh Dòng kênh Tàu Hủ- Bến Nghé thơ mộng bên chiếc cầu Mống nổi tiếng từ hàng trăm năm qua ở Sài Gòn. Cầu Phú Mỹ, nối tuyến cao tốc TP HCM- Long Thành- Dầu Giây và đại lộ Đông Tây, xa lộ Hà Nội với Đại lộ Nguyễn Văn Linh. Đây là tuyến đường phát triển kinh tế vùng biên phía Nam. Cũng trên tuyến đường này, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng văn minh, hiện đại đầu tiên được hình thành và là niềm tự hào của người dân thành phố. Kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè và 2 tuyến đường Hoàng Sa, Trường Sa dọc 2 bờ kênh là biểu tượng về môi trường xanh, đẹp của thành phố. Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất hiện đại sau 39 năm thống nhất đất nước (ảnh lớn) và thời khắc quân Giải phóng tiến vào sân bay Tân Sơn Nhất sáng 30/4/1975 (ảnh nhỏ). Đoàn Lãnh đạo TP HCM thăm cán bộ, chiến sĩ tàu ngầm HQ-183 mang tên TP HCM đang làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Ảnh: Xuân ĐặngKhách sạn Caravelle, một trong những khách sạn sang trọng đầu tiên của Sài Gòn. Nhiều du khách từng đến Sài Gòn trước 1975 nhận xét: "Caravell không khác gì so với gần 60 năm trước: Vẫn có ban nhạc sống chơi nhạc Mỹ vào mỗi đêm, đáng chú ý nhất là quán Bar Saigon trên sân thượng giữ được nét đặc trưng nguyên thủy vốn có từ 1959". Du khách quốc tế tham quan tượng Đài Bác Hồ......và dạo quanh trung tâm thành phố chiều 30/4/2014. Chợ Bến Thành sau 39 năm không đổi khác nhiều.
Tòa nhà BITEXCO, biểu tượng "vươn lên mạnh mẽ" của thành phố mang tên Bác. Lãnh đạo TP HCM phát lệnh khởi công dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong KĐT mới Thủ Thiêm. TP HCM tưng bừng pháo hoa mừng 39 năm thống nhất đất nước bên dòng sông Sài Gòn. Ảnh: Hữu Luận
Xa lộ Hà Nội, cửa ngõ phái đông bắc thành phố nối các tỉnh miền Trung, phía Bắc từ xưa nay. Sau 39 năm thống nhất đất nước đến nay, tuyến xa lộ vào trung tâm thành phố được mở rộng 80m với 12 làn xe; đường song hành và hiện dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành- Suối Tiên đang khẩn trương thi công để đưa vào sử dụng vào năm 2017.
Đại lộ Đông Tây gồm đường Mai Chí Thọ (khu đô thị mới Thủ Thiêm) vượt sông Sài Gòn sang đường Võ Văn Kiệt là tuyến đường huyết mạch nối Đông và Tây. Đây là tuyến đường huyết mạch thứ 2 (sau QL1) để kết nối miền Tây và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Ảnh: Hữu Luận
Hầm vượt sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm), một công trình quan trọng trên tuyến Đại lộ Đông Tây được đưa vào sử dụng từ năm 2011.
Nhiều cây cầu vượt bằng thép cũng đã được chính quyền TP HCM xây dựng nhằm giảm ùn tắc giao thông và đem lại hiệu quả cao. Ảnh: Cao Thăng
Tuyến đường Tân Sơn Nhất- Bình Lợi- Vành đai ngoài (nay là đường Phạm Văn Đồng) là một công trình mang dấu ấn của TP HCM được thực hiện nhằn góp phần giảm ùn tắc, rút ngắn lưu thông cho khu vực nội thành và cửa ngõ Đông Bắc thành phố. Ảnh Quốc Thanh
Dòng kênh Tàu Hủ- Bến Nghé thơ mộng bên chiếc cầu Mống nổi tiếng từ hàng trăm năm qua ở Sài Gòn.
Cầu Phú Mỹ, nối tuyến cao tốc TP HCM- Long Thành- Dầu Giây và đại lộ Đông Tây, xa lộ Hà Nội với Đại lộ Nguyễn Văn Linh. Đây là tuyến đường phát triển kinh tế vùng biên phía Nam.
Cũng trên tuyến đường này, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng văn minh, hiện đại đầu tiên được hình thành và là niềm tự hào của người dân thành phố.
Kênh Nhiêu Lộc- Thị Nghè và 2 tuyến đường Hoàng Sa, Trường Sa dọc 2 bờ kênh là biểu tượng về môi trường xanh, đẹp của thành phố.
Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất hiện đại sau 39 năm thống nhất đất nước (ảnh lớn) và thời khắc quân Giải phóng tiến vào sân bay Tân Sơn Nhất sáng 30/4/1975 (ảnh nhỏ).
Đoàn Lãnh đạo TP HCM thăm cán bộ, chiến sĩ tàu ngầm HQ-183 mang tên TP HCM đang làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Ảnh: Xuân Đặng
Khách sạn Caravelle, một trong những khách sạn sang trọng đầu tiên của Sài Gòn. Nhiều du khách từng đến Sài Gòn trước 1975 nhận xét: "Caravell không khác gì so với gần 60 năm trước: Vẫn có ban nhạc sống chơi nhạc Mỹ vào mỗi đêm, đáng chú ý nhất là quán Bar Saigon trên sân thượng giữ được nét đặc trưng nguyên thủy vốn có từ 1959".
Du khách quốc tế tham quan tượng Đài Bác Hồ...
...và dạo quanh trung tâm thành phố chiều 30/4/2014.
Chợ Bến Thành sau 39 năm không đổi khác nhiều.
Tòa nhà BITEXCO, biểu tượng "vươn lên mạnh mẽ" của thành phố mang tên Bác.
Lãnh đạo TP HCM phát lệnh khởi công dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong KĐT mới Thủ Thiêm.
TP HCM tưng bừng pháo hoa mừng 39 năm thống nhất đất nước bên dòng sông Sài Gòn. Ảnh: Hữu Luận