Đảm bảo các tài liệu thông tin về bé được giữ ngăn nắp. Có những bức ảnh như hình thẻ của con bạn trong vòng 6 tháng gần nhất cùng với dấu vân tay của bé. Hiện nhiều lực lượng cảnh sát địa phương có chương trình lưu giữ dấu vân tay. Giữ cập nhật hồ sơ y tế & nha khoa của con bạn. Coi an toàn trực tuyến là ưu tiên hàng đầu. Internet là một công cụ tuyệt vời nhưng nó cũng là nơi cho nhiều kẻ xấu săn tìm trẻ em. Hãy trông chừng các hoạt động trên Internet của con trẻ và phòng chat "bạn bè", và nhắc nhở trẻ đừng bao giờ cung cấp thông tin cá nhân. Tránh đăng các thông tin nhận dạng hoặc hình ảnh của con bạn lên mạng. Xác lập giới hạn về nơi con của bạn có thể đến. Giám sát trẻ ở những nơi như trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim, công viên, nhà tắm công cộng... Không bao giờ để trẻ một mình trong một xe hơi hoặc xe đẩy, thậm chí chỉ trong một phút.Chọn người chăm sóc, giữ trẻ, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em, và vú em - một cách cẩn thận và kiểm tra hồ sơ nhân thân của họ. Nếu bạn đã thu xếp với một người nào đó để đón con của bạn ở trường hoặc chăm sóc ban ngày, hãy thảo luận sự sắp xếp trước với con bạn và với trường hoặc trung tâm chăm sóc và giám sát trẻ em. Cần dạy trẻ biết đề cao cảnh giác: Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ. Đi ra ngoài phải thông báo mấy giờ về, đi với ai, làm gì… Không về khuya. Không ở trong phòng kín một mình với người lạ. Không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do. Không đi nhờ xe người lạ. Tránh cho con của bạn mặc quần áo có tên đính kèm - trẻ em có khuynh hướng tin tưởng người lớn biết tên của chúng. Không để người lạ chạm tay vào người. Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có mỗi trẻ. Không cho người lạ biết trẻ đang ở nhà một mình. Không nghe theo lời của người lạ dẫn đi đâu hay chở về nhà; trường hợp nhận ra họ là hàng xóm hay người quen thì trẻ cần thông báo cho thầy cô biết rồi nhờ gọi cho cha mẹ xác minh. Khi nói chuyện với trẻ, cần nhẹ nhàng và làm sao để trẻ coi cha mẹ như những người bạn lớn tuổi, từ đó dễ nghe lời hơn. Việc dạy trẻ nên bắt đầu sớm, thường xuyên. Khi trẻ có thể nhận thức được sự việc là có thể từng bước dạy trẻ những điều căn bản, như vạch ra những giới hạn khi trẻ tiếp xúc với mọi người xung quanh hay cùng con chơi những trò có tình huống lạc đường, bị người lạ rủ đi chơi, khi ở nhà một mình mà có sự cố xảy ra…Đảm bảo trẻ nhỏ hơn biết tên của mình, địa chỉ, số điện thoại bao gồm mã vùng, và ai để gọi trong trường hợp khẩn cấp. Chỉ bé cách gọi số điện thoại khẩn cấp của địa phương. Thảo luận với trẻ phải làm gì nếu mình bị lạc ở nơi công cộng hoặc các cửa hàng - hầu hết các nơi đều có những thủ tục khẩn cấp để xử lý trẻ em bị lạc. Chỉ cho trẻ nhà bạn bè láng giềng xung quanh, nơi mà trẻ có thể tới trong trường hợp có rắc rối. Cha mẹ cần dạy trẻ tập thói quen ứng phó nhanh, chẳng hạn khi cha mẹ không có nhà, trẻ không được tự ý mở cửa cho khách vào dù là người quen biết, mà gọi điện báo người lớn. Khi bị lạc đường, gọi điện về cho gia đình hoặc đến cơ quan công an, trường học nhờ giúp đỡ.
Đảm bảo các tài liệu thông tin về bé được giữ ngăn nắp. Có những bức ảnh như hình thẻ của con bạn trong vòng 6 tháng gần nhất cùng với dấu vân tay của bé. Hiện nhiều lực lượng cảnh sát địa phương có chương trình lưu giữ dấu vân tay.
Giữ cập nhật hồ sơ y tế & nha khoa của con bạn. Coi an toàn trực tuyến là ưu tiên hàng đầu. Internet là một công cụ tuyệt vời nhưng nó cũng là nơi cho nhiều kẻ xấu săn tìm trẻ em. Hãy trông chừng các hoạt động trên Internet của con trẻ và phòng chat "bạn bè", và nhắc nhở trẻ đừng bao giờ cung cấp thông tin cá nhân. Tránh đăng các thông tin nhận dạng hoặc hình ảnh của con bạn lên mạng.
Xác lập giới hạn về nơi con của bạn có thể đến. Giám sát trẻ ở những nơi như trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim, công viên, nhà tắm công cộng... Không bao giờ để trẻ một mình trong một xe hơi hoặc xe đẩy, thậm chí chỉ trong một phút.
Chọn người chăm sóc, giữ trẻ, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em, và vú em - một cách cẩn thận và kiểm tra hồ sơ nhân thân của họ. Nếu bạn đã thu xếp với một người nào đó để đón con của bạn ở trường hoặc chăm sóc ban ngày, hãy thảo luận sự sắp xếp trước với con bạn và với trường hoặc trung tâm chăm sóc và giám sát trẻ em.
Cần dạy trẻ biết đề cao cảnh giác: Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ. Đi ra ngoài phải thông báo mấy giờ về, đi với ai, làm gì… Không về khuya. Không ở trong phòng kín một mình với người lạ. Không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lý do. Không đi nhờ xe người lạ.
Tránh cho con của bạn mặc quần áo có tên đính kèm - trẻ em có khuynh hướng tin tưởng người lớn biết tên của chúng.
Không để người lạ chạm tay vào người. Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có mỗi trẻ. Không cho người lạ biết trẻ đang ở nhà một mình. Không nghe theo lời của người lạ dẫn đi đâu hay chở về nhà; trường hợp nhận ra họ là hàng xóm hay người quen thì trẻ cần thông báo cho thầy cô biết rồi nhờ gọi cho cha mẹ xác minh.
Khi nói chuyện với trẻ, cần nhẹ nhàng và làm sao để trẻ coi cha mẹ như những người bạn lớn tuổi, từ đó dễ nghe lời hơn. Việc dạy trẻ nên bắt đầu sớm, thường xuyên. Khi trẻ có thể nhận thức được sự việc là có thể từng bước dạy trẻ những điều căn bản, như vạch ra những giới hạn khi trẻ tiếp xúc với mọi người xung quanh hay cùng con chơi những trò có tình huống lạc đường, bị người lạ rủ đi chơi, khi ở nhà một mình mà có sự cố xảy ra…
Đảm bảo trẻ nhỏ hơn biết tên của mình, địa chỉ, số điện thoại bao gồm mã vùng, và ai để gọi trong trường hợp khẩn cấp. Chỉ bé cách gọi số điện thoại khẩn cấp của địa phương. Thảo luận với trẻ phải làm gì nếu mình bị lạc ở nơi công cộng hoặc các cửa hàng - hầu hết các nơi đều có những thủ tục khẩn cấp để xử lý trẻ em bị lạc. Chỉ cho trẻ nhà bạn bè láng giềng xung quanh, nơi mà trẻ có thể tới trong trường hợp có rắc rối.
Cha mẹ cần dạy trẻ tập thói quen ứng phó nhanh, chẳng hạn khi cha mẹ không có nhà, trẻ không được tự ý mở cửa cho khách vào dù là người quen biết, mà gọi điện báo người lớn. Khi bị lạc đường, gọi điện về cho gia đình hoặc đến cơ quan công an, trường học nhờ giúp đỡ.