Nhà Quốc hội: Nằm trên đường Độc Lập (quận Ba Đình) cao 39 m, có kiến trúc hình vuông trong khuôn viên khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Đây là công trình công sở lớn đầu tiên thuộc khối cơ quan trung ương được xây dựng mới từ sau 1975. Tòa nhà có khu vực đỗ ôtô ngầm quy mô 3 tầng hầm với sức chứa hơn 500 chiếc, diện tích trên 17.000 m2. Đường hầm nối Nhà Quốc hội và Bộ Ngoại giao dài 60 m, có 2 phần đường dành cho người đi bộ và ôtô riêng biệt. Hoàn thành vào dịp đầu tháng 10/2014 vừa qua, tòa nhà đã kịp thời phục vụ kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 13. Tòa nhà Lotte: Khánh thành ngày 2/9, tòa nhà Lotte trên phố Đào Tấn, quận Ba Đình là một trong những công trình hoành tráng ở Hà Nội hoàn thành năm 2014. Với 65 tầng, cao 267m, Lotte Center Hà Nội vượt Bitexco Financial Tower (Sài Gòn) để chiếm vị trí cao thứ nhì Việt Nam, sau tháp Hanoi Landmark Tower (Keangnam - 336m). Đây là công trình đầu tiên và duy nhất tại Đông Nam Á nằm trong tổng thể thiết kế Đài quan sát trên tầng 65 của tòa nhà, mở ra một tầm nhìn bao quát và trọn vẹn thủ đô Hà Nội.Cầu Vĩnh Thịnh: Bắc qua sông Hồng khánh thành tháng 6/2014. Đây là công trình giao thông huyết mạch trên tuyến đường vành đai 5 (quốc lộ 2C) nối liền Vĩnh Phúc và Hà Nội, một trong 3 tuyến vành đai quan trọng nằm trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải và quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Công trình được đánh giá là cầu vượt sông dài nhất Việt Nam từ trước đến nay, cho phép xe chạy vận tốc tối đa 80km/h. Cầu Vĩnh Thịnh thay thế phà Vĩnh Thịnh vốn là huyết mạch giao thông chính nối Sơn Tây (Hà Nội) và Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) trước đó.
Cao tốc Hà Nội - Lào Cai: Sau nhiều năm hành khách từ Hà Nội phải mất gần 10 tiếng ngồi tàu hỏa hoặc ôtô qua những đoạn đường cheo leo mới đến được Sapa thì từ 22/9/2014 các phương tiện đi trên cao tốc dài 245km này chỉ mất 3,5-4 tiếng từ Hà Nội lên Lào Cai. Đây là một trong những dự án đường cao tốc có quy mô lớn nhất Việt Nam nối hai đầu Hà Nội và Lào Cai, lần lượt đi qua các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái. Dự án được đầu tư 1,5 tỷ USD, xây dựng theo tiêu chuẩn cao tốc loại A.
Cầu Đông Trù: Sáng 9/10, cầu Đông Trù nối quận Long Biên và huyện Đông Anh chính thức thông xe. Cầu nằm trên tuyến đường 5 kéo dài góp phần hoàn thiện đường vành đai 2 phía bắc Hà Nội, thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị như Bắc Thăng Long - Vân Trì, Đông Anh - Cổ Loa, Gia Lâm - Sài Đồng. Cầu dài 1.139 m, rộng 55 m, ba nhịp chính cân xứng, pđươc áp dụng công nghệ mới, cầu vòm ống thép nhồi bê tông, lần đầu tiên ứng dụng ở Việt Nam.
Cầu Nhật Tân: Là một phần trong tổng dự án đường vành đai 2 - tuyến giao thông đường bộ nội đô khép kín của Hà Nội dài là 43,6 km. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng, gồm vốn vay từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Phần chính của cầu gồm dây văng liên tục 5 trụ tháp dài 1.500 m. Ngày 4/1/2015 công trình sẽ chính thức khánh thành, muộn hơn dự kiến vài tháng. Đường Võ Nguyên Giáp: Khởi công tháng 8/2012, hiện chuẩn bị cho thông xe cùng với công trình cầu Nhật Tân vào ngày 4/1. Với tổng chiều dài 15 km (12 km đường và 3 km cầu Nhật Tân), tuyến đường mới này sẽ rút ngắn cự ly và thời gian từ sân bay Nội Bài về nội đô Hà Nội đồng thời giảm tải cho 2 tuyến đường hiện tại là quốc lộ 3 và đường Bắc Thăng Long - Nội Bài. Nhà ga T2 sân bay Nội Bài: Là công trình nhà ga hành khách quốc tế hiện đại nhất Việt Nam khởi công xây dựng từ tháng 2/2012 với tổng số vốn gần 900 triệu USD, tương đương gần 18.000 tỷ đồng trong đó vốn ODA Nhật Bản khoảng 691 triệu USD, tương đương hơn 13.000 tỷ đồng. Cùng với các dự án cầu Nhật Tân, đường Võ Nguyên Giáp, nhà ga hàng không tiêu chuẩn quốc tế này sẽ khánh thành vào ngày 4/1/2015. Hiện tại, ga T2 đã mở cửa đưa vào khai thác 2 chuyến bay đi và đến đầu tiên từ ngày 25/12. Dự án có công suất 10-15 triệu hành khách mỗi năm gồm nhà ga hành khách 4 tầng với diện tích mặt bằng gần 140.000 m2, được thiết kế theo mô hình dạng cánh với ý tưởng hài hòa với thiên nhiên, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm năng lượng.
Nhà Quốc hội: Nằm trên đường Độc Lập (quận Ba Đình) cao 39 m, có kiến trúc hình vuông trong khuôn viên khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Đây là công trình công sở lớn đầu tiên thuộc khối cơ quan trung ương được xây dựng mới từ sau 1975. Tòa nhà có khu vực đỗ ôtô ngầm quy mô 3 tầng hầm với sức chứa hơn 500 chiếc, diện tích trên 17.000 m2. Đường hầm nối Nhà Quốc hội và Bộ Ngoại giao dài 60 m, có 2 phần đường dành cho người đi bộ và ôtô riêng biệt. Hoàn thành vào dịp đầu tháng 10/2014 vừa qua, tòa nhà đã kịp thời phục vụ kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 13.
Tòa nhà Lotte: Khánh thành ngày 2/9, tòa nhà Lotte trên phố Đào Tấn, quận Ba Đình là một trong những công trình hoành tráng ở Hà Nội hoàn thành năm 2014. Với 65 tầng, cao 267m, Lotte Center Hà Nội vượt Bitexco Financial Tower (Sài Gòn) để chiếm vị trí cao thứ nhì Việt Nam, sau tháp Hanoi Landmark Tower (Keangnam - 336m). Đây là công trình đầu tiên và duy nhất tại Đông Nam Á nằm trong tổng thể thiết kế Đài quan sát trên tầng 65 của tòa nhà, mở ra một tầm nhìn bao quát và trọn vẹn thủ đô Hà Nội.
Cầu Vĩnh Thịnh: Bắc qua sông Hồng khánh thành tháng 6/2014. Đây là công trình giao thông huyết mạch trên tuyến đường vành đai 5 (quốc lộ 2C) nối liền Vĩnh Phúc và Hà Nội, một trong 3 tuyến vành đai quan trọng nằm trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải và quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Công trình được đánh giá là cầu vượt sông dài nhất Việt Nam từ trước đến nay, cho phép xe chạy vận tốc tối đa 80km/h. Cầu Vĩnh Thịnh thay thế phà Vĩnh Thịnh vốn là huyết mạch giao thông chính nối Sơn Tây (Hà Nội) và Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) trước đó.
Cao tốc Hà Nội - Lào Cai: Sau nhiều năm hành khách từ Hà Nội phải mất gần 10 tiếng ngồi tàu hỏa hoặc ôtô qua những đoạn đường cheo leo mới đến được Sapa thì từ 22/9/2014 các phương tiện đi trên cao tốc dài 245km này chỉ mất 3,5-4 tiếng từ Hà Nội lên Lào Cai. Đây là một trong những dự án đường cao tốc có quy mô lớn nhất Việt Nam nối hai đầu Hà Nội và Lào Cai, lần lượt đi qua các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái. Dự án được đầu tư 1,5 tỷ USD, xây dựng theo tiêu chuẩn cao tốc loại A.
Cầu Đông Trù: Sáng 9/10, cầu Đông Trù nối quận Long Biên và huyện Đông Anh chính thức thông xe. Cầu nằm trên tuyến đường 5 kéo dài góp phần hoàn thiện đường vành đai 2 phía bắc Hà Nội, thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị như Bắc Thăng Long - Vân Trì, Đông Anh - Cổ Loa, Gia Lâm - Sài Đồng. Cầu dài 1.139 m, rộng 55 m, ba nhịp chính cân xứng, pđươc áp dụng công nghệ mới, cầu vòm ống thép nhồi bê tông, lần đầu tiên ứng dụng ở Việt Nam.
Cầu Nhật Tân: Là một phần trong tổng dự án đường vành đai 2 - tuyến giao thông đường bộ nội đô khép kín của Hà Nội dài là 43,6 km. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 13.600 tỷ đồng, gồm vốn vay từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Phần chính của cầu gồm dây văng liên tục 5 trụ tháp dài 1.500 m. Ngày 4/1/2015 công trình sẽ chính thức khánh thành, muộn hơn dự kiến vài tháng.
Đường Võ Nguyên Giáp: Khởi công tháng 8/2012, hiện chuẩn bị cho thông xe cùng với công trình cầu Nhật Tân vào ngày 4/1. Với tổng chiều dài 15 km (12 km đường và 3 km cầu Nhật Tân), tuyến đường mới này sẽ rút ngắn cự ly và thời gian từ sân bay Nội Bài về nội đô Hà Nội đồng thời giảm tải cho 2 tuyến đường hiện tại là quốc lộ 3 và đường Bắc Thăng Long - Nội Bài.
Nhà ga T2 sân bay Nội Bài: Là công trình nhà ga hành khách quốc tế hiện đại nhất Việt Nam khởi công xây dựng từ tháng 2/2012 với tổng số vốn gần 900 triệu USD, tương đương gần 18.000 tỷ đồng trong đó vốn ODA Nhật Bản khoảng 691 triệu USD, tương đương hơn 13.000 tỷ đồng. Cùng với các dự án cầu Nhật Tân, đường Võ Nguyên Giáp, nhà ga hàng không tiêu chuẩn quốc tế này sẽ khánh thành vào ngày 4/1/2015. Hiện tại, ga T2 đã mở cửa đưa vào khai thác 2 chuyến bay đi và đến đầu tiên từ ngày 25/12. Dự án có công suất 10-15 triệu hành khách mỗi năm gồm nhà ga hành khách 4 tầng với diện tích mặt bằng gần 140.000 m2, được thiết kế theo mô hình dạng cánh với ý tưởng hài hòa với thiên nhiên, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm năng lượng.