Mới đây, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã nêu ra 10 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, được coi như đại án. Trong đó, vụ án tham nhũng tại Vinalines được nêu ra đầu tiên.
Theo hồ sơ vụ án chuyển đến VKSND Tối cao,
bị can Dương Chí Dũng (nguyên cục trưởng Hàng Hải, Chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn Vinalines)
và các đồng phạm bị cơ quan điều tra đề nghị truy tố về 2 tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản.
Trong
thời gian đứng đầu Vinaline, ông Dũng đã cùng một số người khác đã làm trái quy định pháp luật, quản lý và sử dụng vốn không hiệu quả, đặc biệt là phi vụ mua sắm tàu cũ không phù hợp với kế hoạch được phê duyệt, tham ô... dẫn tới kết quả kinh doanh yếu kém, gây thất thoát và bỏ túi hàng trăm tỷ đồng.
Đại án tham nhũng tiếp theo liên quan tới Ngân hàng ACB và ông bầu Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng này. Theo đó, ô
ng Kiên bị bắt vì kinh doanh trái phép, sau đó bị truy tố thêm tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng... Trong vụ này, c
ác ngân hàng đều phủ nhận mức độ liên quan của mình tới bầu Kiên nhưng đây vẫn là vụ có ảnh hưởng lớn nhất tới toàn hệ thống ngân hàng.
Thị trường tài chính VN lập tức chao đảo sau vụ bắt giữ này. Thị trường chứng khoán nhanh chóng bốc hơi 1,7 tỉ USD trong 3 ngày sau khi bầu Kiên bị bắt. Nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm sàn đồng loạt.
Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Công ty CP chế biến thực phẩm Phương Nam và một số ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu đến nay vẫn còn gây rúng động dư luận.Cụ thể, ông Đỗ Hùng Sở, giám đốc Sở Giao dịch Hậu Giang của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và các giám đốc, phó giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng đã xét duyệt cho Công ty CP Chế biến thực phẩm Phương Nam vay khoản tiền khá lớn.
Sau thời gian làm ăn thua lỗ, giám đốc Công ty Phương Nam đã trốn sang Mỹ, bỏ lại khoản nợ 1.600 tỷ đồng cho 2 ngân hàng trên.
Một đại án tham nhũng nữa liên quan đến Ngân hàng Phát triển VN chi nhánh Đắk Nông. Giám đốc chi nhánh ngân hàng này đã tiếp tay cho việc làm sai trái của Công TNHH thương mại, dịch vụ Nhật Tân và Công ty TNHH thương mại, dịch vụ Minh Nhật.
Từ năm 2008 đến tháng 7/2010, Cao Bạch Mai, Giám đốc Công ty Nhật Tân đã sử dụng 71 hợp đồng xuất khẩu giả với các Công ty nước ngoài để thực hiện 70 hợp đồng vay tín dụng với số tiền là 1.005 tỷ đồng, chiếm đoạt hơn 198 tỷ đồng; Trần Thị Xuân, Giám đốc Công ty Minh Nhật sử dụng 65 hợp đồng xuất khẩu giả để ký 64 hợp đồng tín dụng vay tổng số tiền là 938,5 tỷ đồng, chiếm đoạt hơn 231 tỷ đồng của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Đắk Lắk - Đắk Nông.
Vụ án kinh tế, tham nhũng được xem là lớn nhất hiện này là vụ
án tại Tập đoàn Vinashin, với thất thoát hàng chục nghìn tỷ đồng.
Một loạt quan chức của Vinashin bị đưa ra xét xử. B
ị cáo Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin cùng các đồng phạm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước ở năm dự án với tổng thiệt hại cực lớn.
Vẫn chưa thể thống kê đủ và hết những hậu quả nặng nề về kinh tế- xã hội do những con tàu Vinashin để lại. Tuy nhiên, các thống kê ban đầu cho thấy với hơn 4 tỷ USD thất thoát của Vinashin đã gấp 4 lần gói kích cầu của Chính phủ trong nỗ lực phục hồi kinh tế trong cơn khủng hoảng suy thoái năm 2008, gấp 3 lần tổng mức đầu tư cho chương trình xóa đói giảm nghèo cả nước.
Mới đây, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã nêu ra 10 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, được coi như đại án. Trong đó, vụ án tham nhũng tại Vinalines được nêu ra đầu tiên.
Theo hồ sơ vụ án chuyển đến VKSND Tối cao,
bị can Dương Chí Dũng (nguyên cục trưởng Hàng Hải, Chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn Vinalines)
và các đồng phạm bị cơ quan điều tra đề nghị truy tố về 2 tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản.
Trong
thời gian đứng đầu Vinaline, ông Dũng đã cùng một số người khác đã làm trái quy định pháp luật, quản lý và sử dụng vốn không hiệu quả, đặc biệt là phi vụ mua sắm tàu cũ không phù hợp với kế hoạch được phê duyệt, tham ô... dẫn tới kết quả kinh doanh yếu kém, gây thất thoát và bỏ túi hàng trăm tỷ đồng.
Đại án tham nhũng tiếp theo liên quan tới Ngân hàng ACB và ông bầu Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ngân hàng này.
Theo đó, ô
ng Kiên bị bắt vì kinh doanh trái phép, sau đó bị truy tố thêm tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng... Trong vụ này, c
ác ngân hàng đều phủ nhận mức độ liên quan của mình tới bầu Kiên nhưng đây vẫn là vụ có ảnh hưởng lớn nhất tới toàn hệ thống ngân hàng.
Thị trường tài chính VN lập tức chao đảo sau vụ bắt giữ này. Thị trường chứng khoán nhanh chóng bốc hơi 1,7 tỉ USD trong 3 ngày sau khi bầu Kiên bị bắt. Nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm sàn đồng loạt.
Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Công ty CP chế biến thực phẩm Phương Nam và một số ngân hàng ở Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu đến nay vẫn còn gây rúng động dư luận.
Cụ thể, ông Đỗ Hùng Sở, giám đốc Sở Giao dịch Hậu Giang của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và các giám đốc, phó giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Sóc Trăng đã xét duyệt cho Công ty CP Chế biến thực phẩm Phương Nam vay khoản tiền khá lớn.
Sau thời gian làm ăn thua lỗ, giám đốc Công ty Phương Nam đã trốn sang Mỹ, bỏ lại khoản nợ 1.600 tỷ đồng cho 2 ngân hàng trên.
Một đại án tham nhũng nữa liên quan đến Ngân hàng Phát triển VN chi nhánh Đắk Nông. Giám đốc chi nhánh ngân hàng này đã tiếp tay cho việc làm sai trái của Công TNHH thương mại, dịch vụ Nhật Tân và Công ty TNHH thương mại, dịch vụ Minh Nhật.
Từ năm 2008 đến tháng 7/2010, Cao Bạch Mai, Giám đốc Công ty Nhật Tân đã sử dụng 71 hợp đồng xuất khẩu giả với các Công ty nước ngoài để thực hiện 70 hợp đồng vay tín dụng với số tiền là 1.005 tỷ đồng, chiếm đoạt hơn 198 tỷ đồng; Trần Thị Xuân, Giám đốc Công ty Minh Nhật sử dụng 65 hợp đồng xuất khẩu giả để ký 64 hợp đồng tín dụng vay tổng số tiền là 938,5 tỷ đồng, chiếm đoạt hơn 231 tỷ đồng của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Đắk Lắk - Đắk Nông.
Vụ án kinh tế, tham nhũng được xem là lớn nhất hiện này là vụ
án tại Tập đoàn Vinashin, với thất thoát hàng chục nghìn tỷ đồng.
Một loạt quan chức của Vinashin bị đưa ra xét xử. B
ị cáo Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin cùng các đồng phạm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước ở năm dự án với tổng thiệt hại cực lớn.
Vẫn chưa thể thống kê đủ và hết những hậu quả nặng nề về kinh tế- xã hội do những con tàu Vinashin để lại. Tuy nhiên, các thống kê ban đầu cho thấy với hơn 4 tỷ USD thất thoát của Vinashin đã gấp 4 lần gói kích cầu của Chính phủ trong nỗ lực phục hồi kinh tế trong cơn khủng hoảng suy thoái năm 2008, gấp 3 lần tổng mức đầu tư cho chương trình xóa đói giảm nghèo cả nước.