Chợ Tân Bình (quận Tân Bình) là chợ truyền thống lớn nhất TP HCM, có từ năm 1960. Sau ngày thống nhất đất nước, chợ được xây dựng quy mô đến ngày hôm nay với 3.336 sạp, gần 3.000 tiểu thương buôn bán thường xuyên. Đây là 1 trong những trung tâm thương mại lớn nhất Sài Gòn và là chợ sỉ về quần áo may sẵn, vải vóc lớn của cả nước. Theo Ban quản lý chợ, hàng ngày ước lượng có 10.000 người đến giao dịch, buôn bán. Chợ Tân Bình có 9 cửa (4 cửa chính và 5 cửa phụ). Cửa lớn của chợ nằm trên đường Lý Thường Kiệt, 3 cửa chính còn lại nằm trên các trục đường Lê Minh Xuân, Tân Tiến và Phú Hòa.Hàng nghìn tiểu thương cùng hàng chục nghìn lao động mỗi ngày có mặt từ sáng sớm ở chợ để làm việc. Chủ yếu khách từ các tỉnh miền Tây, Đông Nam Bộ, các tỉnh miền Trung và thậm chí là phía Bắc lấy hàng ở chợ Tân Bình đưa đi bỏ sỉ. Cuộc sống của gần 3.000 tiểu thương đang rất ổn định thì họ bất ngờ nhận được thông báo từ UBND quận Tân Bình về việc tất cả sẽ phải dời đến chợ tạm để ngành chức năng thực hiện xây mới chợ từ tháng 5/2016 đến tháng 11/2018.Theo thông tin từ UBND quận Tân Bình, chợ mới được xây dựng tại vị trí chợ Tân Bình hiện hữu với diện tích 15.000 mét vuông gồm 3 tầng hầm, 1 tầng lửng và 6 lầu với số vốn đầu tư 2.879 tỷ đồng. Chợ mới có phong cách hiện đại, có máy lạnh, 12 lối vào chính, phụ, 10 thang bộ thoát hiểm, bốn hệ thống thang cuốn trong chợ và tám thang máy để giúp tiểu thương vận chuyển hàng hóa dễ dàng. Chợ mới có hệ thống camera quan sát, xung quanh chợ có nhiều cây xanh, các tầng hầm là nơi để xe, tầng 1 bố trí kinh doanh tạp hóa, kim khí điện máy và các tầng trên còn lại sẽ là nơi kinh doanh ngành hàng thế mạnh lâu nay của chợ như may mặc, vải sợi, phụ liệu ngành may.Theo UBND quận Tân Bình, trong thời gian xây chợ mới, tiểu thương sẽ kinh doanh tại các chợ tạm ở khu vực gần sát với chợ cũ. Trong suốt thời gian thi công (khoảng gần 40 tháng), tiểu thương sẽ không phải đóng phí thuê sạp, phí chợ. Trước thông báo trên, hầu như tất cả gần 3.000 tiểu thương đều phản ứng gay gắt. Tất cả cùng chung ý kiến muốn giữ lại chợ cũ để kinh doanh vì chợ chưa xuống cấp, đang hoạt động tốt, ổn định, không nên gây xáo trộn vì mối lái làm ăn đã được thiết lập từ hàng chục năm qua. Hàng nghìn tiểu thương cho rằng, sau khi chợ xây xong, kinh doanh trên tầng lầu chắc chắn sẽ ế khách, vì nhìn thực tế từ các trung tâm thương mại và chợ mới cho thấy điều đó. Ngay cả chợ Tân Bình hiện nay, việc mua bán chỉ đông khách ở tầng trệt.Trước sự phản ứng của gần 3.000 tiểu thương, mới đây UBND quận Tân Bình đã gửi thư mời tất cả đến dự cuộc họp để thông tin chi tiết. Tuy nhiên, các tiểu thương chợ Tân Bình vẫn vô cùng hoang mang. Họ đã gởi đơn kêu cứu đến các cấp chính quyền từ Trung ương đến TP HCM để yêu cầu can thiệp không nên xây chợ mới Tân Bình vì cuộc sống của họ và gia đình đã ổn định gần 40 năm qua.
Chợ Tân Bình (quận Tân Bình) là chợ truyền thống lớn nhất TP HCM, có từ năm 1960. Sau ngày thống nhất đất nước, chợ được xây dựng quy mô đến ngày hôm nay với 3.336 sạp, gần 3.000 tiểu thương buôn bán thường xuyên.
Đây là 1 trong những trung tâm thương mại lớn nhất Sài Gòn và là chợ sỉ về quần áo may sẵn, vải vóc lớn của cả nước. Theo Ban quản lý chợ, hàng ngày ước lượng có 10.000 người đến giao dịch, buôn bán.
Chợ Tân Bình có 9 cửa (4 cửa chính và 5 cửa phụ). Cửa lớn của chợ nằm trên đường Lý Thường Kiệt, 3 cửa chính còn lại nằm trên các trục đường Lê Minh Xuân, Tân Tiến và Phú Hòa.
Hàng nghìn tiểu thương cùng hàng chục nghìn lao động mỗi ngày có mặt từ sáng sớm ở chợ để làm việc. Chủ yếu khách từ các tỉnh miền Tây, Đông Nam Bộ, các tỉnh miền Trung và thậm chí là phía Bắc lấy hàng ở chợ Tân Bình đưa đi bỏ sỉ.
Cuộc sống của gần 3.000 tiểu thương đang rất ổn định thì họ bất ngờ nhận được thông báo từ UBND quận Tân Bình về việc tất cả sẽ phải dời đến chợ tạm để ngành chức năng thực hiện xây mới chợ từ tháng 5/2016 đến tháng 11/2018.
Theo thông tin từ UBND quận Tân Bình, chợ mới được xây dựng tại vị trí chợ Tân Bình hiện hữu với diện tích 15.000 mét vuông gồm 3 tầng hầm, 1 tầng lửng và 6 lầu với số vốn đầu tư 2.879 tỷ đồng.
Chợ mới có phong cách hiện đại, có máy lạnh, 12 lối vào chính, phụ, 10 thang bộ thoát hiểm, bốn hệ thống thang cuốn trong chợ và tám thang máy để giúp tiểu thương vận chuyển hàng hóa dễ dàng. Chợ mới có hệ thống camera quan sát, xung quanh chợ có nhiều cây xanh, các tầng hầm là nơi để xe, tầng 1 bố trí kinh doanh tạp hóa, kim khí điện máy và các tầng trên còn lại sẽ là nơi kinh doanh ngành hàng thế mạnh lâu nay của chợ như may mặc, vải sợi, phụ liệu ngành may.
Theo UBND quận Tân Bình, trong thời gian xây chợ mới, tiểu thương sẽ kinh doanh tại các chợ tạm ở khu vực gần sát với chợ cũ. Trong suốt thời gian thi công (khoảng gần 40 tháng), tiểu thương sẽ không phải đóng phí thuê sạp, phí chợ.
Trước thông báo trên, hầu như tất cả gần 3.000 tiểu thương đều phản ứng gay gắt. Tất cả cùng chung ý kiến muốn giữ lại chợ cũ để kinh doanh vì chợ chưa xuống cấp, đang hoạt động tốt, ổn định, không nên gây xáo trộn vì mối lái làm ăn đã được thiết lập từ hàng chục năm qua.
Hàng nghìn tiểu thương cho rằng, sau khi chợ xây xong, kinh doanh trên tầng lầu chắc chắn sẽ ế khách, vì nhìn thực tế từ các trung tâm thương mại và chợ mới cho thấy điều đó. Ngay cả chợ Tân Bình hiện nay, việc mua bán chỉ đông khách ở tầng trệt.
Trước sự phản ứng của gần 3.000 tiểu thương, mới đây UBND quận Tân Bình đã gửi thư mời tất cả đến dự cuộc họp để thông tin chi tiết.
Tuy nhiên, các tiểu thương chợ Tân Bình vẫn vô cùng hoang mang. Họ đã gởi đơn kêu cứu đến các cấp chính quyền từ Trung ương đến TP HCM để yêu cầu can thiệp không nên xây chợ mới Tân Bình vì cuộc sống của họ và gia đình đã ổn định gần 40 năm qua.