Tiểu thuyết Đêm hội Long Trì được đăng tải lần đầu tiên trên tạp chí Tri tân năm 1942 và ngay lập tức trở thành tiểu thuyết ăn khách.Nếu như các tác phẩm khác cùng thời thường đi sâu vào chuyện riêng tư của nhà chúa, với sự đam mê nữ sắc của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm, âm mưu và tham vọng của Đặng Tuyên phi... Ở Đêm hội Long Trì, quy mô đề tài cùng các tuyến nhân vật được mở rộng hơn rất nhiều.Trong tác phẩm Đêm hội Long Trì, Nguyễn Huy Tưởng đã thu gọn sự miêu tả từ điểm xuất phát là một đêm hội, để từ đêm hội mở rộng mạch truyện với nhiều nhân vật, số phận khác nhau trong một cuộc sống rối ren, hỗn loạn, hết cả kỷ cương và đạo lý thời chúa Trịnh.Trong không khí hàng đêm của lễ hội, các nhân vật chính, phụ, lịch sử và hư cấu lần lượt xuất hiện.Các nhân vật lịch sử như các chúa Tĩnh Đô Trịnh Sâm, Tuyên phi Đặng Thị Huệ.Nhân vật có thật nhưng ít nhiều hư cấu như Cậu trời Đặng Lân Mã Quận và Quỳnh Hoa công chúa.Ngoài ra, cũng có những nhân vật do tác giả tạo ra, chẳng hạn như nhà thơ Bảo Kim cùng nhóm bạn nhân văn và đặc biệt là thần vệ Nguyễn Mại, người được Chúa tin tưởng để trấn giữ công việc bình yên.Ngoài ra, cũng có những nhân vật do tác giả tạo ra, chẳng hạn như nhà thơ Bảo Kim cùng nhóm bạn nhân văn và đặc biệt là thần vệ Nguyễn Mại, người được Chúa tin tưởng để trấn giữ công việc bình yên.Trong thực tế lịch sử, không có văn bản nào ghi chép lại sự tồn tại của Bảo Kim, Nguyễn Mại. Các nhân vật này là do Nguyễn Huy Tưởng sáng tạo ra. Ngoài ra, cậu trời Đặng Lân thực ra cũng không bị chém chết giữa đường như Nguyễn Huy Tưởng viết mà chỉ bị đi đày.Với những nhân vật, chi tiết được hư cấu, Nguyễn Huy Tưởng đã đem đến diện mạo mới khiến cho những câu chuyện lịch sử gần gũi hơn hơn nhưng không làm sai lệch lịch sử.Với một cốt truyện gọn gàng, giàu chất thơ, Đêm hội Long Trì đã được chuyển thể thành chèo, cải lương, điện ảnh, trong đó phim truyện Đêm hội Long Trì được đánh giá là bộ phim dã sử kinh điển nhất trong thế kỷ XX.
Bộ phim gây ấn tượng bởi đã tái hiện một thời điểm lịch sử điển hình cho sự suy thoái và phân rã của xã hội, khi chúa Trịnh Sâm tài giỏi nhưng ham mê sắc dục bị Đặng Thị Huệ lợi dụng điểm yếu để quyến rũ và thao túng quyền lực.
Ngoài nội dung, bộ phim này còn gây ấn tượng khi được đạo diễn can đảm đưa cảnh nóng vào dù ở thời điểm đó, điện ảnh Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn đồng ý cho việc xuất hiện cảnh nóng táo bạo trong phim.
Mời độc giả xem video:Không sợ COVID-19, nhiều người trèo rào vào công viên tập thể dục bất chấp lệnh cấm. Nguồn: VTV24.
Tiểu thuyết Đêm hội Long Trì được đăng tải lần đầu tiên trên tạp chí Tri tân năm 1942 và ngay lập tức trở thành tiểu thuyết ăn khách.
Nếu như các tác phẩm khác cùng thời thường đi sâu vào chuyện riêng tư của nhà chúa, với sự đam mê nữ sắc của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm, âm mưu và tham vọng của Đặng Tuyên phi... Ở Đêm hội Long Trì, quy mô đề tài cùng các tuyến nhân vật được mở rộng hơn rất nhiều.
Trong tác phẩm Đêm hội Long Trì, Nguyễn Huy Tưởng đã thu gọn sự miêu tả từ điểm xuất phát là một đêm hội, để từ đêm hội mở rộng mạch truyện với nhiều nhân vật, số phận khác nhau trong một cuộc sống rối ren, hỗn loạn, hết cả kỷ cương và đạo lý thời chúa Trịnh.
Trong không khí hàng đêm của lễ hội, các nhân vật chính, phụ, lịch sử và hư cấu lần lượt xuất hiện.
Các nhân vật lịch sử như các chúa Tĩnh Đô Trịnh Sâm, Tuyên phi Đặng Thị Huệ.
Nhân vật có thật nhưng ít nhiều hư cấu như Cậu trời Đặng Lân Mã Quận và Quỳnh Hoa công chúa.
Ngoài ra, cũng có những nhân vật do tác giả tạo ra, chẳng hạn như nhà thơ Bảo Kim cùng nhóm bạn nhân văn và đặc biệt là thần vệ Nguyễn Mại, người được Chúa tin tưởng để trấn giữ công việc bình yên.
Ngoài ra, cũng có những nhân vật do tác giả tạo ra, chẳng hạn như nhà thơ Bảo Kim cùng nhóm bạn nhân văn và đặc biệt là thần vệ Nguyễn Mại, người được Chúa tin tưởng để trấn giữ công việc bình yên.
Trong thực tế lịch sử, không có văn bản nào ghi chép lại sự tồn tại của Bảo Kim, Nguyễn Mại. Các nhân vật này là do Nguyễn Huy Tưởng sáng tạo ra. Ngoài ra, cậu trời Đặng Lân thực ra cũng không bị chém chết giữa đường như Nguyễn Huy Tưởng viết mà chỉ bị đi đày.
Với những nhân vật, chi tiết được hư cấu, Nguyễn Huy Tưởng đã đem đến diện mạo mới khiến cho những câu chuyện lịch sử gần gũi hơn hơn nhưng không làm sai lệch lịch sử.
Với một cốt truyện gọn gàng, giàu chất thơ, Đêm hội Long Trì đã được chuyển thể thành chèo, cải lương, điện ảnh, trong đó phim truyện Đêm hội Long Trì được đánh giá là bộ phim dã sử kinh điển nhất trong thế kỷ XX.
Bộ phim gây ấn tượng bởi đã tái hiện một thời điểm lịch sử điển hình cho sự suy thoái và phân rã của xã hội, khi chúa Trịnh Sâm tài giỏi nhưng ham mê sắc dục bị Đặng Thị Huệ lợi dụng điểm yếu để quyến rũ và thao túng quyền lực.
Ngoài nội dung, bộ phim này còn gây ấn tượng khi được đạo diễn can đảm đưa cảnh nóng vào dù ở thời điểm đó, điện ảnh Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn đồng ý cho việc xuất hiện cảnh nóng táo bạo trong phim.
Mời độc giả xem video:Không sợ COVID-19, nhiều người trèo rào vào công viên tập thể dục bất chấp lệnh cấm. Nguồn: VTV24.