Theo lời kể của nhà thơ Vũ Cao, ông viết bài thơ Núi đôi vào một ngày cuối năm 1956. Hồi đó ông công tác ở sư đoàn 312, đóng quân ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội), cạnh đó có ngọn núi đôi.
Tình cờ, ông được nghe người dân trong vùng kể về chuyện tình xúc động của cô du kích yêu người chiến sĩ, nhưng khi quê hương không còn bóng giặc, anh lính trở về thì người yêu của mình đã hi sinh rồi.Trước khi Vũ Cao sáng tác bài thơ Núi đôi, ông dự định viết truyện ngắn. Nhưng khi nghe chuyện thật, cảm xúc ông dâng trào thành thơ.Nội dung bài thơ Núi đôi kể về chuyện tình một đôi trai gái trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Nơi đây có hai ngọn núi nằm cạnh nhau như núi vợ núi chồng, như chứng tích về một tình yêu đã đi vào huyền thoại thơ ca và lịch sử.Nguyên mẫu trong bài thơ là nữ anh hùng liệt sĩ Trần Thị Bắc đã bị giặc Pháp xả đạn trong một lần bà làm giao liên dẫn đường đưa chiến sĩ từ vùng địch hậu ra “vành đai trắng” Phù Linh. Bà mất khi mới 22 tuổi đang làm y tá cứu thương.Ngoài nguyên mẫu, liệt sỹ Trần Thị Bắc, nhân vật người lính “Anh đi bộ đội sao trên mũ" trong bài cũng là một người có thật: ông Trịnh Khanh, người cùng xã Phù Linh.Theo lời ông Khanh kể lại, liệt sỹ Trần Thị Bắc là vợ ông. Vợ chồng son cưới được hai ngày thì chia tay, ông Khanh theo đơn vị chuyển quân đến địa điểm mới, chị Bắc trở về quê nhà Phù Linh. (Ảnh minh họa)“Tôi không ngờ đó là cuộc chia ly vĩnh viễn", ông Khanh nhớ lại. Ba tháng sau ngày cưới, ông Khanh nhận được tin vợ mình đã hi sinh. Đau đớn nhưng không biết làm sao, ông tiếp tục theo đơn vị bước vào những trận đánh mới. (Ảnh minh họa).Một buổi chiều cuối năm 1954, người ta nhìn thấy một anh bộ đội vai đeo ba lô bước ngồi thẫn thờ bên ngôi mộ liệt sỹ Bắc. Ông Khanh nghẹn ngào “Anh ngước nhìn lên hai dốc núi/ Hàng cây, bờ cỏ, con đường quen/ Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói/ Núi vẫn đôi mà anh mất em”. (Ảnh minh họa).Cho đến ngày nay chuyện tình lãng mạn và bi tráng có thật của cô du kích và anh bộ đội trong bài thơ Núi Đôi của Vũ Cao đã làm lay động hàng triệu trái tim. (Ảnh minh họa)Mời độc giả xem video:Nghệ An: Học sinh lớp 5 bị đâm tử vong trên đường đến trường. Nguồn: THDT.
Theo lời kể của nhà thơ Vũ Cao, ông viết bài thơ Núi đôi vào một ngày cuối năm 1956. Hồi đó ông công tác ở sư đoàn 312, đóng quân ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội), cạnh đó có ngọn núi đôi.
Tình cờ, ông được nghe người dân trong vùng kể về chuyện tình xúc động của cô du kích yêu người chiến sĩ, nhưng khi quê hương không còn bóng giặc, anh lính trở về thì người yêu của mình đã hi sinh rồi.
Trước khi Vũ Cao sáng tác bài thơ Núi đôi, ông dự định viết truyện ngắn. Nhưng khi nghe chuyện thật, cảm xúc ông dâng trào thành thơ.
Nội dung bài thơ Núi đôi kể về chuyện tình một đôi trai gái trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Nơi đây có hai ngọn núi nằm cạnh nhau như núi vợ núi chồng, như chứng tích về một tình yêu đã đi vào huyền thoại thơ ca và lịch sử.
Nguyên mẫu trong bài thơ là nữ anh hùng liệt sĩ Trần Thị Bắc đã bị giặc Pháp xả đạn trong một lần bà làm giao liên dẫn đường đưa chiến sĩ từ vùng địch hậu ra “vành đai trắng” Phù Linh. Bà mất khi mới 22 tuổi đang làm y tá cứu thương.
Ngoài nguyên mẫu, liệt sỹ Trần Thị Bắc, nhân vật người lính “Anh đi bộ đội sao trên mũ" trong bài cũng là một người có thật: ông Trịnh Khanh, người cùng xã Phù Linh.
Theo lời ông Khanh kể lại, liệt sỹ Trần Thị Bắc là vợ ông. Vợ chồng son cưới được hai ngày thì chia tay, ông Khanh theo đơn vị chuyển quân đến địa điểm mới, chị Bắc trở về quê nhà Phù Linh. (Ảnh minh họa)
“Tôi không ngờ đó là cuộc chia ly vĩnh viễn", ông Khanh nhớ lại. Ba tháng sau ngày cưới, ông Khanh nhận được tin vợ mình đã hi sinh. Đau đớn nhưng không biết làm sao, ông tiếp tục theo đơn vị bước vào những trận đánh mới. (Ảnh minh họa).
Một buổi chiều cuối năm 1954, người ta nhìn thấy một anh bộ đội vai đeo ba lô bước ngồi thẫn thờ bên ngôi mộ liệt sỹ Bắc. Ông Khanh nghẹn ngào “Anh ngước nhìn lên hai dốc núi/ Hàng cây, bờ cỏ, con đường quen/ Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói/ Núi vẫn đôi mà anh mất em”. (Ảnh minh họa).
Cho đến ngày nay chuyện tình lãng mạn và bi tráng có thật của cô du kích và anh bộ đội trong bài thơ Núi Đôi của Vũ Cao đã làm lay động hàng triệu trái tim. (Ảnh minh họa)
Mời độc giả xem video:Nghệ An: Học sinh lớp 5 bị đâm tử vong trên đường đến trường. Nguồn: THDT.