Tiểu thuyết Giông tố xuất bản 1936, khi đăng trên Hà Nội báo có tên Thị Mịch. Tác phẩm dài 30 chương và thêm một đoạn kết. Trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng, Nghị Hách là nhân vật đặc biệt.Nghị Hách được miêu tả gần 50 tuổi, thân hình vạm vỡ, hơi lùn. Hắn thường đeo kính gọng vàng, đội mũ dạ đen, đi đôi giày nhọn bóng lộn. Nhưng dù có đắp lên trên mình bao nhiêu "đồ Tây" trông bộ dạng hắn vẫn thô lỗ, quê kệch.Đấy là vẻ bề ngoài, còn về bản chất, Vũ Trọng Phụng miêu tả Nghị Hách là con người đầy thú tính, một nhân vật phản diện có xương có thịt. Mọi mảnh ghép đắp nặn nên Nghị Hách đều rất điển hình: dùng mọi thủ đoạn làm giàu, dâm ác, đồi bại...Xuất thân là bác cai thợ nề, bằng những thủ đoạn lừa đảo, phản bội bạn, cướp vợ bạn, vu cáo, giết người… Tạ Đình Hách trở thành một nhà đại tư bản cỡ “Phú gia định quốc”, sống xa hoa phè phỡn ở đất Hà thành, với 11 cô hầu gái luôn sẵn sàng để thỏa mãn dục vọng của ông chủ.Nghị Hách còn tham gia vào nhiều hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội trong phạm vi cả xứ Bắc Kỳ. Thế lực của Nghị Hách lớn đến mức có thể thao túng cả giới doanh thương, quan chức, chi phối cả pháp luật, báo chí…Bằng ngòi bút tả chân đặc sắc, Vũ Trọng Phụng đã làm bật lên chân dung rất Nghị Hách: một kẻ đồi bại, gian manh, nham hiểm.Cùng với Nghị Quế trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, Nghị Hách của Vũ Trọng Phụng trở thành bộ ba điển hình cho nhân vật phản diện của văn học hiện thực phê phán 1930-1945.Ngoài ra, khi chuyển thể Giông tố lên phim, kịch, các nhà biên kịch, đạo diễn rất “ưu ái” cho nhân vật Nghị Hách. Trong Bộ phim Giông tố sản xuất năm 1991, nhân vật Nghị Hách được giao cho cố NSND Trọng Khôi.NSND Trọng Khôi từng chia sẻ: “Nghị Hách là tên ít học thức, láu cá, lại có máu dê. Lúc đầu, tôi nghĩ mãi không ra cách thể hiện nhân vật. Bỗng một hôm chợt nghĩ Nghị Hách rất giống con dê. Thế là, Nghị Hách có kiểu cười nửa của người, nửa giống tiếng dê kêu”.Nhân vật Nghị Hách đã trở thành vai diễn để đời của cố nghệ sỹ, thậm chí lúc còn sống ông từng được đặt biệt danh là Khôi Nghị Hách.Mời độc giả xem video:Cãi vã với chồng, người phụ nữ ở Bình Dương ôm con nhảy sông tự tử . Nguồn: THDT.
Tiểu thuyết Giông tố xuất bản 1936, khi đăng trên Hà Nội báo có tên Thị Mịch. Tác phẩm dài 30 chương và thêm một đoạn kết. Trong tiểu thuyết Giông tố của Vũ Trọng Phụng, Nghị Hách là nhân vật đặc biệt.
Nghị Hách được miêu tả gần 50 tuổi, thân hình vạm vỡ, hơi lùn. Hắn thường đeo kính gọng vàng, đội mũ dạ đen, đi đôi giày nhọn bóng lộn. Nhưng dù có đắp lên trên mình bao nhiêu "đồ Tây" trông bộ dạng hắn vẫn thô lỗ, quê kệch.
Đấy là vẻ bề ngoài, còn về bản chất, Vũ Trọng Phụng miêu tả Nghị Hách là con người đầy thú tính, một nhân vật phản diện có xương có thịt. Mọi mảnh ghép đắp nặn nên Nghị Hách đều rất điển hình: dùng mọi thủ đoạn làm giàu, dâm ác, đồi bại...
Xuất thân là bác cai thợ nề, bằng những thủ đoạn lừa đảo, phản bội bạn, cướp vợ bạn, vu cáo, giết người… Tạ Đình Hách trở thành một nhà đại tư bản cỡ “Phú gia định quốc”, sống xa hoa phè phỡn ở đất Hà thành, với 11 cô hầu gái luôn sẵn sàng để thỏa mãn dục vọng của ông chủ.
Nghị Hách còn tham gia vào nhiều hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội trong phạm vi cả xứ Bắc Kỳ. Thế lực của Nghị Hách lớn đến mức có thể thao túng cả giới doanh thương, quan chức, chi phối cả pháp luật, báo chí…
Bằng ngòi bút tả chân đặc sắc, Vũ Trọng Phụng đã làm bật lên chân dung rất Nghị Hách: một kẻ đồi bại, gian manh, nham hiểm.
Cùng với Nghị Quế trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, Nghị Hách của Vũ Trọng Phụng trở thành bộ ba điển hình cho nhân vật phản diện của văn học hiện thực phê phán 1930-1945.
Ngoài ra, khi chuyển thể Giông tố lên phim, kịch, các nhà biên kịch, đạo diễn rất “ưu ái” cho nhân vật Nghị Hách. Trong Bộ phim Giông tố sản xuất năm 1991, nhân vật Nghị Hách được giao cho cố NSND Trọng Khôi.
NSND Trọng Khôi từng chia sẻ: “Nghị Hách là tên ít học thức, láu cá, lại có máu dê. Lúc đầu, tôi nghĩ mãi không ra cách thể hiện nhân vật. Bỗng một hôm chợt nghĩ Nghị Hách rất giống con dê. Thế là, Nghị Hách có kiểu cười nửa của người, nửa giống tiếng dê kêu”.
Nhân vật Nghị Hách đã trở thành vai diễn để đời của cố nghệ sỹ, thậm chí lúc còn sống ông từng được đặt biệt danh là Khôi Nghị Hách.
Mời độc giả xem video:Cãi vã với chồng, người phụ nữ ở Bình Dương ôm con nhảy sông tự tử . Nguồn: THDT.