Tắt đèn là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố. Tác phẩm kể về nhân vật chính là chị Dậu.Nhân vật chị Dậu trong Tắt đèn là một người phụ nữ trẻ, đẹp nhưng có cuộc đời cơ cực, làm quần quật mà vẫn nghèo.Đỉnh điểm là khi mẹ và em trai anh Dậu, cùng qua đời, anh chị hết sức cần kiệm nhưng vẫn phải tiêu quá nhiều tiền cho hai đám ma. Chưa hết, sau đám ma, anh Dậu lại mắc bệnh sốt rét khiến gia cảnh lâm vào "nhất nhì trong hạng cùng đinh".Mùa sưu đến, anh Dậu bị ốm vẫn bị bọn cai lệ cùm kẹp lôi đi. Bị đẩy vào đường cùng chị Dậu đành bán đi cái Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi ngoan ngoãn, hiếu thảo và ổ chó mới đẻ chưa kịp mở mắt cho vợ chồng lão Nghị Quế để lấy hai đồng nộp sưu.Bán con chị Dậu như đứt từng khúc ruột lúc nào cũng nghĩ “còn có ngày nào đem được nó về nữa không”. Ngay đến khi bị giải lên huyện, nhịn đói với “sợi dây thừng gò ở hai cánh tay”, chị vẫn nghĩ đến cái Tĩu, thằng Dần, cái Tý.Nhưng bán chó, đứt ruột bán con chị Dậu vẫn chưa hết khổ. Đủ tiền nộp suất sưu cho chồng, bọn cai trong làng lại ép chị nộp cả tiền sưu cho em trai anh Dậu đã chết với lý do chết ở năm ta nhưng lịch tây đã sang năm mới.Sau đó, chị Dậu gặp một người nhà quan cụ trên tỉnh. Người này cho chị 2 đồng nộp nốt tiền sưu và cho chị công việc vắt sữa của mình để quan cụ uống (do quan cụ đã rụng hết răng không ăn được cơm). Nhưng vào một đêm tối, quan cụ mò vào buồng của chị định giở trò đồi bại...Kết lại cuộc đời cơ cực chị Dậu, Ngô Tất Tốt viết: "Chị vùng chạy ra ngoài giữa lúc trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy!".Bước ra khỏi trang sách, chị Dậu trở thành nhân vật nổi tiếng. Chị đại diện cho cái nghèo, cái khổ của người phụ nữ trước Cách mạng tháng Tám. Hơn hết chị còn đại diện cho phẩm hạnh của những người phụ nữ Việt Nam, chịu thương chịu khó, thương chồng và biết cách phản kháng lại cái xấu.Nhận xét về chị Dậu, nhà văn Nguyễn Tuân viết: “Chị Dậu lành mạnh cơ thể và hồn nhiên trong cách nghĩ trong việc làm, hồn nhiên hiểu theo cái nghĩa của sự thẳng thắn tự nhiên ở một tâm tính người” (Lời giới thiệu truyện Tắt đèn – Nguyễn Tuân).Mời độc giả xem video:Chàng trai 9x say mê với việc trồng chuối sạch. Nguồn: VTV24.
Tắt đèn là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố. Tác phẩm kể về nhân vật chính là chị Dậu.
Nhân vật chị Dậu trong Tắt đèn là một người phụ nữ trẻ, đẹp nhưng có cuộc đời cơ cực, làm quần quật mà vẫn nghèo.
Đỉnh điểm là khi mẹ và em trai anh Dậu, cùng qua đời, anh chị hết sức cần kiệm nhưng vẫn phải tiêu quá nhiều tiền cho hai đám ma. Chưa hết, sau đám ma, anh Dậu lại mắc bệnh sốt rét khiến gia cảnh lâm vào "nhất nhì trong hạng cùng đinh".
Mùa sưu đến, anh Dậu bị ốm vẫn bị bọn cai lệ cùm kẹp lôi đi. Bị đẩy vào đường cùng chị Dậu đành bán đi cái Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi ngoan ngoãn, hiếu thảo và ổ chó mới đẻ chưa kịp mở mắt cho vợ chồng lão Nghị Quế để lấy hai đồng nộp sưu.
Bán con chị Dậu như đứt từng khúc ruột lúc nào cũng nghĩ “còn có ngày nào đem được nó về nữa không”. Ngay đến khi bị giải lên huyện, nhịn đói với “sợi dây thừng gò ở hai cánh tay”, chị vẫn nghĩ đến cái Tĩu, thằng Dần, cái Tý.
Nhưng bán chó, đứt ruột bán con chị Dậu vẫn chưa hết khổ. Đủ tiền nộp suất sưu cho chồng, bọn cai trong làng lại ép chị nộp cả tiền sưu cho em trai anh Dậu đã chết với lý do chết ở năm ta nhưng lịch tây đã sang năm mới.
Sau đó, chị Dậu gặp một người nhà quan cụ trên tỉnh. Người này cho chị 2 đồng nộp nốt tiền sưu và cho chị công việc vắt sữa của mình để quan cụ uống (do quan cụ đã rụng hết răng không ăn được cơm). Nhưng vào một đêm tối, quan cụ mò vào buồng của chị định giở trò đồi bại...
Kết lại cuộc đời cơ cực chị Dậu, Ngô Tất Tốt viết: "Chị vùng chạy ra ngoài giữa lúc trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy!".
Bước ra khỏi trang sách, chị Dậu trở thành nhân vật nổi tiếng. Chị đại diện cho cái nghèo, cái khổ của người phụ nữ trước Cách mạng tháng Tám. Hơn hết chị còn đại diện cho phẩm hạnh của những người phụ nữ Việt Nam, chịu thương chịu khó, thương chồng và biết cách phản kháng lại cái xấu.
Nhận xét về chị Dậu, nhà văn Nguyễn Tuân viết: “Chị Dậu lành mạnh cơ thể và hồn nhiên trong cách nghĩ trong việc làm, hồn nhiên hiểu theo cái nghĩa của sự thẳng thắn tự nhiên ở một tâm tính người” (Lời giới thiệu truyện Tắt đèn – Nguyễn Tuân).
Mời độc giả xem video:Chàng trai 9x say mê với việc trồng chuối sạch. Nguồn: VTV24.