"Bạn đang nghịch gì với đời mình?": Sách truyền cảm hứng sống đầy trí tuệ

Google News

"Bạn đang nghịch gì với đời mình?" bắt đầu bằng câu hỏi muôn thuở “Tôi là ai?” và kết thúc bằng “Tâm trí tĩnh lặng” – đây hẳn không phải là sự ngẫu nhiên.

Đọc một cuốn sách hay là dịp để nhìn lại cuộc sống, nhìn sâu vào trong bản thân và ngẫm ra ý nghĩa thật sự của hiểu về chính mình và thế giới này. Hãy tìm những câu trả lời đó qua cuốn sách “Bạn đang nghịch gì với đời mình?” của nhà hiền triết J. Krishnamurti.
Không có mô tả.
Cuốn sách là một cuộc trò chuyện về cái tôi, bản ngã, nỗi sợ, sự đau khổ và cách vượt qua nó, cũng như về các mối quan hệ, các mối tương quan...
"Bạn đang nghịch gì với đời mình?" là một cuộc trò chuyện về cái tôi, bản ngã, nỗi sợ, sự đau khổ và cách vượt qua nó, cũng như về các mối quan hệ, các mối tương quan... – tóm lại là mọi điều bạn cần biết để hiểu chính mình. Nhưng cuộc trò chuyện này không nhất thiết phải theo bất kỳ lộ trình nào, mà bạn có thể lật mở một trang sách bất kỳ, đọc và cảm nhận sự uyên thâm của triết gia vĩ đại này, rồi trở lại với hành trình quan sát bản thân của mình. Miễn là bạn mang trong mình nỗi khao khát muốn biết “Tôi là ai?” “Tôi mong muốn điềugì?” “Làm thế nào để thay đổi bản thân?” hay “Tại sao phải thay đổi?”, quyển sách này sẽ là nguồn trợ lực cho bạn trên hành trình tìm kiếm câu trả lời.
Những ai nên đọc quyển sách này?
Krishnamurti là một triết gia người Ấn Độ, ông mất 65 năm để đi diễn thuyết về các vấn đề về triết học và tinh thần, tự do tâm lí cho bất cứ ai muốn lắng nghe thông điệp của ông.
Krishnamurti không viết quyển sách này, mà quyển sách tổng hợp những bài nói, cuộc đối thoại, băng ghi âm của ông trước công chúng. Nếu như ai đó cảm thấy rằng đã đến lúc mình cần hiểu sâu hơn về con người mình, đi vào bên trong để lắng nghe chính mình nhiều hơn, thì đó là lúc mà quyển sách này sẽ mang lại giá trị nhất định.
Nhìn chung, dù nội dung của cuốn sách này không khó đọc và nó được ngắt thành các đoạn rất ngắn, mỗi chương chỉ có vài trang mà thôi; nhưng mình lại đọc rất lâu.
Bạn có thể đọc quyển sách này trước khi đi ngủ, khi mình tắt hết đèn điện xung quanh, thứ duy nhất còn lại là ánh sáng của đèn bàn và màn đêm. Nội dung trong cuốn sách khiến mình suy nghĩ khá nhiều.
Truyền cảm hứng sống đầy trí tuệ
Đây là cuốn sách tuyển chọn một cách hệ thống các chủ đề quan trọng từ nhiều tác phẩm giá trị, cùng một số bài báo và đoạn ghi âm những cuộc đối thoại, bài diễn thuyết của bậc hiền triết Krishnamurti. Nhờ vậy, chỉ qua hơn 290 trang sách, với bốn phần và 28 chương, ta sẽ được tham gia vào những cuộc trò chuyện mang tính trí tuệ và đầy cảm hứng của Krishnamurti về cái tôi, bản ngã, về nhiều rào cản của cuộc sống từ các mối quan hệ và tình yêu, về nỗi sợ, sự cô đơn, sự đau khổ và cách vượt qua chúng,...
“Tại sao đụng đến điều gì chúng ta cũng biến nó thành vấn đề vậy? Và vì sao chúng ta không chấm dứt chúng, tại sao ta lại cam chịu chung sống với các vấn đề và mang vác chúng từ ngày này qua ngày khác, từ năm này qua năm khác?” - nhà hiền triết đặt vấn đề.
Và ông nêu tiếp một câu hỏi nhức nhối khác, chạm vào nền tảng bao trăn trở của chúng ta bấy lâu: “Tại sao chúng ta biến cuộc sống thành một tập hợp vấn đề?”.
Theo Krishnamurti, xã hội được xây dựng dựa trên tham vọng, lòng đố kỵ, tính hám lợi, trong đó “mỗi người trở thành kẻ thù của người khác”; và “bạn được "giáo dục" để tuân phục cái xã hội đang phân rã ấy, bạn được dạy cách để tự mình khớp vào cái khuôn khổ xấu xa của nó”.
Chúng ta cần ai đó có thể che chở cho mình, và cố gắng tìm ra điều gì đó lớn lao để tự gắn mình vào đó. Chúng ta thật sự trống rỗng. Sự phiền muộn trú ngụ trong cái tôi. Và ông đưa ra lời khuyên thật sự lay động: Chấm dứt cái tôi, chấm dứt đau khổ.
“Bạn đang nghịch gì với đời mình?” một cuốn sách định nghĩa lại cuộc sống, tất cả chúng ta đều chỉ có một cuộc đời để sống, cớ sao ta lại tự mình bỏ lỡ đi những cơ hội được cảm nhận sự sống một cách toàn vẹn. Hiểu chính mình để không bị vướng phải những trói buộc tâm trí dẫn dắt chúng ta sống theo lối mòn. Cuộc cách mạng thay đổi thế giới đích thực đến từ cuộc cách mạng của bản thân mỗi người.
Thanh Vân (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)