Trong cuốn sách, bằng các ví dụ và kết quả nghiên cứu cụ thể, GS Yoshihiko, giảng viên tại Đại học Meiji, Nhật Bản, đã chứng minh điện thoại thông minh gây ra 6 tác hại lớn tới trẻ em.Thứ nhất là tạo ra sự lệ thuộc, khiến hoạt động não bộ trở nên bất bình thường. Thứ hai là giảm sút học lực do trẻ bị cuốn theo thông tin trên mạng và không còn nhiều thời gian dành cho học hành.Thứ ba là tạo ra các rắc rối liên quan đến mối quan hệ của trẻ với bạn bè, gia đình, xã hội. Thứ tư là khiến trẻ dễ phải đối mặt với nạn bắt nạt trên mạng xã hội; kéo theo ảnh hưởng thứ năm là những rắc rối tổn thương có thể hoặc chưa thể cấu thành tội phạm.Cuối cùng ảnh hưởng thứ sáu là khiến trẻ mất đi khả năng suy nghĩ, năng lực sống do lệ thuộc vào điện thoại thông minh.Theo GS. Yoshihiko, để không trở thành nô lệ của điện thoại thông minh, cha mẹ cần lưu ý 8 hướng. Đó là không nên nói với con rằng: bố mẹ mua điện thoại này cho con. Hãy nói: bố mẹ cho con mượn chiếc điện thoại của bố mẹ, và con phải tuân thủ các quy tắc chúng ta sẽ cùng thảo luận.Đó là hãy cùng con quyết định các quy tắc sử dụng trước khi cho con dùng điện thoại. Hãy hạn chế con sử dụng điện thoại thông minh trong phòng riêng. Tốt nhất là cho phép con sử dụng điện thoại dưới sự có mặt của cả gia đình.Quy định thời gian dùng tối đa 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày với học sinh tiểu học, trung học cơ sở và hai tiếng đồng hồ mỗi ngày với học sinh trung học phổ thông. Không dùng sau 09 giờ tối.Ngoài ra, hãy sử dụng bộ lọc quy định những nội dung cấm. Quy định hạn mức tiền cho các khoản như nạp tiền liên lạc, chơi trò chơi điện tử hay các ứng dụng khác. Đặc biệt, tác giả cuốn sách khuyên các bậc phụ huynh cần thảo luận sẵn phương án xử lý khi con không tuân theo các quy tắc đã đề ra. Hãy in nội dung này và dán vào những nơi dễ nhìn thấy như trên cửa tủ lạnh. Không chỉ con trẻ mà ngay cả bố mẹ cũng cần phải tuân thủ các quy tắc đã đề ra về sử dụng điện thoại thông minh.Mời độc giả xem video:Vận tải, du lịch không kịp trở tay. Nguồn: VTV TSTC.
Trong cuốn sách, bằng các ví dụ và kết quả nghiên cứu cụ thể, GS Yoshihiko, giảng viên tại Đại học Meiji, Nhật Bản, đã chứng minh điện thoại thông minh gây ra 6 tác hại lớn tới trẻ em.
Thứ nhất là tạo ra sự lệ thuộc, khiến hoạt động não bộ trở nên bất bình thường. Thứ hai là giảm sút học lực do trẻ bị cuốn theo thông tin trên mạng và không còn nhiều thời gian dành cho học hành.
Thứ ba là tạo ra các rắc rối liên quan đến mối quan hệ của trẻ với bạn bè, gia đình, xã hội. Thứ tư là khiến trẻ dễ phải đối mặt với nạn bắt nạt trên mạng xã hội; kéo theo ảnh hưởng thứ năm là những rắc rối tổn thương có thể hoặc chưa thể cấu thành tội phạm.
Cuối cùng ảnh hưởng thứ sáu là khiến trẻ mất đi khả năng suy nghĩ, năng lực sống do lệ thuộc vào điện thoại thông minh.
Theo GS. Yoshihiko, để không trở thành nô lệ của điện thoại thông minh, cha mẹ cần lưu ý 8 hướng. Đó là không nên nói với con rằng: bố mẹ mua điện thoại này cho con. Hãy nói: bố mẹ cho con mượn chiếc điện thoại của bố mẹ, và con phải tuân thủ các quy tắc chúng ta sẽ cùng thảo luận.
Đó là hãy cùng con quyết định các quy tắc sử dụng trước khi cho con dùng điện thoại. Hãy hạn chế con sử dụng điện thoại thông minh trong phòng riêng. Tốt nhất là cho phép con sử dụng điện thoại dưới sự có mặt của cả gia đình.
Quy định thời gian dùng tối đa 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày với học sinh tiểu học, trung học cơ sở và hai tiếng đồng hồ mỗi ngày với học sinh trung học phổ thông. Không dùng sau 09 giờ tối.
Ngoài ra, hãy sử dụng bộ lọc quy định những nội dung cấm. Quy định hạn mức tiền cho các khoản như nạp tiền liên lạc, chơi trò chơi điện tử hay các ứng dụng khác.
Đặc biệt, tác giả cuốn sách khuyên các bậc phụ huynh cần thảo luận sẵn phương án xử lý khi con không tuân theo các quy tắc đã đề ra. Hãy in nội dung này và dán vào những nơi dễ nhìn thấy như trên cửa tủ lạnh. Không chỉ con trẻ mà ngay cả bố mẹ cũng cần phải tuân thủ các quy tắc đã đề ra về sử dụng điện thoại thông minh.