Cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan liên quan đến khu vực Nagorno-Karabakh, khi cư dân vùng đất này chủ yếu theo đạo Kito muốn sáp nhập vào Armenia thay vì ở lại với Azerbaijan phần lớn theo Hồi giáo.Vào thời kỳ Liên Xô, vùng đất trên được tính là khu tự trị thuộc Azerbaijan, nhưng sau năm 1990 thì khu vực này tuyên bố độc lập và mong muốn hợp nhất với Armenia.Chiến tranh Nagorno-Karabakh (được Armenia hậu thuẫn) và Azerbaijan nổ ra trong giai đoạn 1992 - 1994 gây ra thương vong rất lớn, đồng thời khiến cho Azerbaijan đánh mất quyền kiểm soát đối với vùng đất này.Mặc dù đã có thỏa thuận ngừng bắn và khu phi quân sự được thiết lập, nhưng giữa Armenia và Azerbaijan thỉnh thoảng lại bùng phát xung đột, đe dọa phát triển thành chiến tranh toàn diện, điều này khiến Nga cảm thấy rất khó xử.Nga sẽ phải đối mặt với lựa chọn rất khó khăn trong tình cảnh gia tăng xung đột giữa Azerbaijan và Armenia. Quá trình leo thang sẽ tiếp tục trong mọi trường hợp được xác định bởi Moskva, có thể phát triển theo hai kịch bản.Ý kiến này được chia sẻ bởi nhà khoa học chính trị nổi tiếng người Nga - ông Yevgeny Satanovsky, vị chuyên gia lưu ý rằng cả hai kịch bản, đều không thuận cho Liên bang Nga.Moskva có thể quyết định không can thiệp một chút nào vào cuộc xung đột đang ngày càng trở nên khốc liệt, chỉ đảm nhận vị trí của một quan sát viên bên ngoài.Tuy nhiên trong trường hợp nói trên, những "người chơi" khác với mưu đồ và sự tinh quái địa chính trị của họ sẽ bắt đầu chủ động can thiệp vào điểm nóng này.Điểm cộng duy nhất cho Liên bang Nga khi lựa chọn hành vi như vậy sẽ là tránh được rắc rối. Tuy nhiên tổn thất danh tiếng là không thể tránh khỏi, kết quả là Moskva sẽ mất ảnh hưởng trên toàn bộ không gian hậu Xô Viết.Một kịch bản khác liên quan đến sự can thiệp tích cực của Nga, bằng mọi cách sẽ phải buộc Yerevan và Baku ngồi vào bàn đàm phán và từ bỏ đe dọa chiến tranh với nhau.Trong trường hợp này, cả lãnh đạo của Azerbaijan và giới tinh hoa chính trị tại Armenia sẽ cảm thấy bị Nga can thiệp sâu, điều đó sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong khuôn khổ những hiệp định và tổ chức quốc tế.Nhưng cả Armenia và Azerbaijan đều hiểu rằng bất kỳ bước đi leo thang đơn phương nào cũng có thể dẫn đến sự hủy diệt, và sẽ bắt đầu tìm kiếm hướng đi hòa bình nhằm thoát ra khỏi tình huống hiện tại.Nếu thực hiện theo lựa chọn trên, khả năng Nga sẽ làm hỏng quan hệ với cả hai nước, nhưng sẽ cứu khu vực khỏi thảm họa chiến tranh và nâng cao vị thế của mình.Tuy vậy trong lúc này, có vẻ như thông tin từ báo chí Nga cho thấy họ "thiên vị" đối với Armenia, bất chấp Azerbaijan cũng là thành viên của Tổ chức phòng thủ tập thể - CSTO.Nga sẽ phải đặc biệt đề phòng sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ, khi Ankara đã công khai ủng hộ Azerbaijan và sẵn sàng cung cấp hỗ trợ quân sự cho quốc gia Hồi giáo trên.Với tình thế như vậy, giới lãnh đạo Nga cần phải đưa ra quyết định thật chính xác và nhanh chóng, nếu chậm trễ họ sẽ đối mặt với nguy cơ bị mất ảnh hưởng ngay tại khu vực vẫn được xem là "sân sau".
Cuộc xung đột Armenia - Azerbaijan liên quan đến khu vực Nagorno-Karabakh, khi cư dân vùng đất này chủ yếu theo đạo Kito muốn sáp nhập vào Armenia thay vì ở lại với Azerbaijan phần lớn theo Hồi giáo.
Vào thời kỳ Liên Xô, vùng đất trên được tính là khu tự trị thuộc Azerbaijan, nhưng sau năm 1990 thì khu vực này tuyên bố độc lập và mong muốn hợp nhất với Armenia.
Chiến tranh Nagorno-Karabakh (được Armenia hậu thuẫn) và Azerbaijan nổ ra trong giai đoạn 1992 - 1994 gây ra thương vong rất lớn, đồng thời khiến cho Azerbaijan đánh mất quyền kiểm soát đối với vùng đất này.
Mặc dù đã có thỏa thuận ngừng bắn và khu phi quân sự được thiết lập, nhưng giữa Armenia và Azerbaijan thỉnh thoảng lại bùng phát xung đột, đe dọa phát triển thành chiến tranh toàn diện, điều này khiến Nga cảm thấy rất khó xử.
Nga sẽ phải đối mặt với lựa chọn rất khó khăn trong tình cảnh gia tăng xung đột giữa Azerbaijan và Armenia. Quá trình leo thang sẽ tiếp tục trong mọi trường hợp được xác định bởi Moskva, có thể phát triển theo hai kịch bản.
Ý kiến này được chia sẻ bởi nhà khoa học chính trị nổi tiếng người Nga - ông Yevgeny Satanovsky, vị chuyên gia lưu ý rằng cả hai kịch bản, đều không thuận cho Liên bang Nga.
Moskva có thể quyết định không can thiệp một chút nào vào cuộc xung đột đang ngày càng trở nên khốc liệt, chỉ đảm nhận vị trí của một quan sát viên bên ngoài.
Tuy nhiên trong trường hợp nói trên, những "người chơi" khác với mưu đồ và sự tinh quái địa chính trị của họ sẽ bắt đầu chủ động can thiệp vào điểm nóng này.
Điểm cộng duy nhất cho Liên bang Nga khi lựa chọn hành vi như vậy sẽ là tránh được rắc rối. Tuy nhiên tổn thất danh tiếng là không thể tránh khỏi, kết quả là Moskva sẽ mất ảnh hưởng trên toàn bộ không gian hậu Xô Viết.
Một kịch bản khác liên quan đến sự can thiệp tích cực của Nga, bằng mọi cách sẽ phải buộc Yerevan và Baku ngồi vào bàn đàm phán và từ bỏ đe dọa chiến tranh với nhau.
Trong trường hợp này, cả lãnh đạo của Azerbaijan và giới tinh hoa chính trị tại Armenia sẽ cảm thấy bị Nga can thiệp sâu, điều đó sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong khuôn khổ những hiệp định và tổ chức quốc tế.
Nhưng cả Armenia và Azerbaijan đều hiểu rằng bất kỳ bước đi leo thang đơn phương nào cũng có thể dẫn đến sự hủy diệt, và sẽ bắt đầu tìm kiếm hướng đi hòa bình nhằm thoát ra khỏi tình huống hiện tại.
Nếu thực hiện theo lựa chọn trên, khả năng Nga sẽ làm hỏng quan hệ với cả hai nước, nhưng sẽ cứu khu vực khỏi thảm họa chiến tranh và nâng cao vị thế của mình.
Tuy vậy trong lúc này, có vẻ như thông tin từ báo chí Nga cho thấy họ "thiên vị" đối với Armenia, bất chấp Azerbaijan cũng là thành viên của Tổ chức phòng thủ tập thể - CSTO.
Nga sẽ phải đặc biệt đề phòng sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ, khi Ankara đã công khai ủng hộ Azerbaijan và sẵn sàng cung cấp hỗ trợ quân sự cho quốc gia Hồi giáo trên.
Với tình thế như vậy, giới lãnh đạo Nga cần phải đưa ra quyết định thật chính xác và nhanh chóng, nếu chậm trễ họ sẽ đối mặt với nguy cơ bị mất ảnh hưởng ngay tại khu vực vẫn được xem là "sân sau".