Trong chiến đấu, việc hơn kém nhau chỉ 1 viên đạn trong băng cũng dẫn tới rất nhiều sự khác biệt và việc còn đạn hoặc hết đạn đôi khi sẽ quyết định sự sống của cả người lính hoặc thậm chí quyết định sự thành bại của cả một chiến dịch. Để tránh những pha hết đạn không đúng lúc, hết đạn giữa chừng khi chiến đấu hay ngang trái hơn, đó là nhảy bổ vào giữa quân địch với một băng đạn... rỗng, thiết bị đếm số đạn đã được ra đời. Nguồn ảnh: Youtube.Trước đây, khi súng trường chỉ có 5 viên đạn hay tối đa cũng chỉ tới 10 viên thì người lính có thể dễ dàng vừa tác chiến vừa đếm nhẩm được số đạn mình còn lại trong băng để chủ động nạp thêm đạn, tuy nhiên với các khẩu súng trường tự động tấn công ngày nay, khi mà số đạn lên tới vài ba chục thậm chí là cả trăm viên với tốc độ bắn hàng nghìn viên mỗi phút thì đếm nhẩm là điều... bất khả thi, hệ thống đếm đạn tự động đã ra đời để khắc phục vấn đề đó. Nguồn ảnh: Geeky.Hệ thống đếm đạn tự động có hai loại, một loại tự động hoàn toàn và một loại bán tự động. Thiết bị đếm số đạn tự động sẽ được gắn chết vào bên trong khẩu súng khu vực hộp khóa nòng phía trên băng đạn, nó sử dụng hệ thống cảm biến để đo chính xác gần như là tuyệt đối số lượng đạn được nạp từ băng vào nòng hoặc số lần khóa nòng bật về phía sau khi khai hỏa từ đó đưa ra số lượng đạn còn lại trong băng. Hệ thống này có điểm mạnh là chính xác gần như tuyệt đối, điểm yếu là nếu hỏng hóc ngoài chiến trường người lính không thể tự sửa được. Nguồn ảnh: Futurewar.Hệ thống đếm đạn bán tự động thực chất là một cảm biến laze gắn ngoài với một mũ chụp che vào phía đầu nòng súng, trong phần này sẽ có một tia laze chiếu qua chính giữa nòng súng, mỗi khi một viên đạn bay qua sẽ che đi tia laze này, báo hiệu một viên đã ra khỏi nòng và hệ thống bắt đầu đếm ngược. Ưu điểm của hệ thống này là dễ lắp đặt, súng từ cổ chí kim đến nay đều có thể "độ" thêm hệ thống này một cách dễ dàng, nếu hỏng giữa chiến trường có thể tháo ra thay mới đơn giản. Nguồn ảnh: Nerfguns.Nhược điểm lớn nhất của hệ thống này chính là nó có độ chính xác không cao, trong điều kiện vệ sinh không tốt, bụi bẩn sẽ che đi tia các mắt đọc và phát tia laze làm hệ thống không thể hoạt động được. Ngoài ra vì là hệ thống gắn ngoài nên nó khá cồng kềnh, không gọn nhẹ như hệ thống đếm đạn tự động gắn trong kể trên. Nguồn ảnh: Youtube.Các hệ thống đếm đạn có thể được gắn ngang sang phía cạnh bên của súng, đảm bảo độ gọn gàng và nguyên bản của khẩu súng. Tuy nhiên cách gắn như thế này sẽ khiến xạ thủ không thể theo dõi được trực tiếp lượng đạn trong băng của mình mà cần phải nghiên đầu để "ngó" vào màn hình hiển thị, gây sao lãng trên chiến trường. Nguồn ảnh: Bigbad.Cách gắn thứ hai là để màn hình hiển thị ngay đối diện trước mặt xạ thủ để người sử dụng kiểm soát được lượng đạn trong băng bất cứ lúc nào, tuy nhiên việc súng có thêm một chi tiết nhỏ nhô ra khỏi thân đôi khi sẽ khiến binh lính cảm thấy vướng víu và bị che mất 1 phần tầm nhìn trong quá trình chiến đấu. Nguồn ảnh: Firearm.Nhận biết được tầm quan trọng của việc kiểm soát số lượng đạn trong băng của người lính, nhiều nhà thiết kế vũ khí đã nghĩ ra rất nhiều cách để có thể giúp người lính biết được thông tin về lượng đạn còn lại của mình, tránh những tình huống trớ trêu giữa chiến trường chỉ vì nạp đạn không kịp. Ảnh: Băng đạn có kết hợp hệ thống hiển thị lượng đạn còn lại trong băng. Nguồn ảnh: Youtube.Thậm chí một vài loại súng còn sử dụng băng đạn trong suốt để người lính có thể kiểm soát được số đạn còn lại trong băng của mình. Điều này tuy tiện lợi và rẻ tiền nhưng lại có một bất lợi đó là trong tình huống cận chiến đối phương sẽ nhìn thấy rõ rằng đạn trong băng của người lính này đã hết và sẵn sàng phản kháng thay vì đầu hàng khi bị súng chĩa thẳng vào mình và vẫn tưởng rằng khẩu súng đó có đạn. Nguồn ảnh: Aboutguns.Mặc dù trong quá trình huấn luyện, tất cả các binh lính đều được học một điều đơn giản đó là giữ cho "băng đạn đầy" trước mỗi lúc tiến công vào một điểm nóng nào đó, tuy nhiên giữa chiến trường hỗn loạn và có khả năng bị đánh úp bất cứ lúc nào thì đôi khi một điều đơn giản này cũng khó có thể thực hiện được. Nguồn ảnh: Attack.Đến giờ, khi vẫn chưa có một công nghệ đếm đạn trong băng nào hiệu quả ra đời thì một vài người lính chuyên nghiệp vẫn tự học cách kiểm soát lượng đạn trong băng còn nhiều hay ít bằng cách chú ý đến trọng lượng súng hoặc nghe tiếng đạn bắn ra, khi đạn sắp hết tiếng bắn ra sẽ kèm theo tiếng rung của lò xo bên trong băng đạn (bị dão do sắp đẩy hết đạn ra) báo hiệu đạn sắp cạn kiệt, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế và phải đạt đến mức độ thiện chiến cao người lính mới có thể có được kỹ năng này. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Trong chiến đấu, việc hơn kém nhau chỉ 1 viên đạn trong băng cũng dẫn tới rất nhiều sự khác biệt và việc còn đạn hoặc hết đạn đôi khi sẽ quyết định sự sống của cả người lính hoặc thậm chí quyết định sự thành bại của cả một chiến dịch. Để tránh những pha hết đạn không đúng lúc, hết đạn giữa chừng khi chiến đấu hay ngang trái hơn, đó là nhảy bổ vào giữa quân địch với một băng đạn... rỗng, thiết bị đếm số đạn đã được ra đời. Nguồn ảnh: Youtube.
Trước đây, khi súng trường chỉ có 5 viên đạn hay tối đa cũng chỉ tới 10 viên thì người lính có thể dễ dàng vừa tác chiến vừa đếm nhẩm được số đạn mình còn lại trong băng để chủ động nạp thêm đạn, tuy nhiên với các khẩu súng trường tự động tấn công ngày nay, khi mà số đạn lên tới vài ba chục thậm chí là cả trăm viên với tốc độ bắn hàng nghìn viên mỗi phút thì đếm nhẩm là điều... bất khả thi, hệ thống đếm đạn tự động đã ra đời để khắc phục vấn đề đó. Nguồn ảnh: Geeky.
Hệ thống đếm đạn tự động có hai loại, một loại tự động hoàn toàn và một loại bán tự động. Thiết bị đếm số đạn tự động sẽ được gắn chết vào bên trong khẩu súng khu vực hộp khóa nòng phía trên băng đạn, nó sử dụng hệ thống cảm biến để đo chính xác gần như là tuyệt đối số lượng đạn được nạp từ băng vào nòng hoặc số lần khóa nòng bật về phía sau khi khai hỏa từ đó đưa ra số lượng đạn còn lại trong băng. Hệ thống này có điểm mạnh là chính xác gần như tuyệt đối, điểm yếu là nếu hỏng hóc ngoài chiến trường người lính không thể tự sửa được. Nguồn ảnh: Futurewar.
Hệ thống đếm đạn bán tự động thực chất là một cảm biến laze gắn ngoài với một mũ chụp che vào phía đầu nòng súng, trong phần này sẽ có một tia laze chiếu qua chính giữa nòng súng, mỗi khi một viên đạn bay qua sẽ che đi tia laze này, báo hiệu một viên đã ra khỏi nòng và hệ thống bắt đầu đếm ngược. Ưu điểm của hệ thống này là dễ lắp đặt, súng từ cổ chí kim đến nay đều có thể "độ" thêm hệ thống này một cách dễ dàng, nếu hỏng giữa chiến trường có thể tháo ra thay mới đơn giản. Nguồn ảnh: Nerfguns.
Nhược điểm lớn nhất của hệ thống này chính là nó có độ chính xác không cao, trong điều kiện vệ sinh không tốt, bụi bẩn sẽ che đi tia các mắt đọc và phát tia laze làm hệ thống không thể hoạt động được. Ngoài ra vì là hệ thống gắn ngoài nên nó khá cồng kềnh, không gọn nhẹ như hệ thống đếm đạn tự động gắn trong kể trên. Nguồn ảnh: Youtube.
Các hệ thống đếm đạn có thể được gắn ngang sang phía cạnh bên của súng, đảm bảo độ gọn gàng và nguyên bản của khẩu súng. Tuy nhiên cách gắn như thế này sẽ khiến xạ thủ không thể theo dõi được trực tiếp lượng đạn trong băng của mình mà cần phải nghiên đầu để "ngó" vào màn hình hiển thị, gây sao lãng trên chiến trường. Nguồn ảnh: Bigbad.
Cách gắn thứ hai là để màn hình hiển thị ngay đối diện trước mặt xạ thủ để người sử dụng kiểm soát được lượng đạn trong băng bất cứ lúc nào, tuy nhiên việc súng có thêm một chi tiết nhỏ nhô ra khỏi thân đôi khi sẽ khiến binh lính cảm thấy vướng víu và bị che mất 1 phần tầm nhìn trong quá trình chiến đấu. Nguồn ảnh: Firearm.
Nhận biết được tầm quan trọng của việc kiểm soát số lượng đạn trong băng của người lính, nhiều nhà thiết kế vũ khí đã nghĩ ra rất nhiều cách để có thể giúp người lính biết được thông tin về lượng đạn còn lại của mình, tránh những tình huống trớ trêu giữa chiến trường chỉ vì nạp đạn không kịp. Ảnh: Băng đạn có kết hợp hệ thống hiển thị lượng đạn còn lại trong băng. Nguồn ảnh: Youtube.
Thậm chí một vài loại súng còn sử dụng băng đạn trong suốt để người lính có thể kiểm soát được số đạn còn lại trong băng của mình. Điều này tuy tiện lợi và rẻ tiền nhưng lại có một bất lợi đó là trong tình huống cận chiến đối phương sẽ nhìn thấy rõ rằng đạn trong băng của người lính này đã hết và sẵn sàng phản kháng thay vì đầu hàng khi bị súng chĩa thẳng vào mình và vẫn tưởng rằng khẩu súng đó có đạn. Nguồn ảnh: Aboutguns.
Mặc dù trong quá trình huấn luyện, tất cả các binh lính đều được học một điều đơn giản đó là giữ cho "băng đạn đầy" trước mỗi lúc tiến công vào một điểm nóng nào đó, tuy nhiên giữa chiến trường hỗn loạn và có khả năng bị đánh úp bất cứ lúc nào thì đôi khi một điều đơn giản này cũng khó có thể thực hiện được. Nguồn ảnh: Attack.
Đến giờ, khi vẫn chưa có một công nghệ đếm đạn trong băng nào hiệu quả ra đời thì một vài người lính chuyên nghiệp vẫn tự học cách kiểm soát lượng đạn trong băng còn nhiều hay ít bằng cách chú ý đến trọng lượng súng hoặc nghe tiếng đạn bắn ra, khi đạn sắp hết tiếng bắn ra sẽ kèm theo tiếng rung của lò xo bên trong băng đạn (bị dão do sắp đẩy hết đạn ra) báo hiệu đạn sắp cạn kiệt, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế và phải đạt đến mức độ thiện chiến cao người lính mới có thể có được kỹ năng này. Nguồn ảnh: Gettyimg.