Luger P08 là khẩu súng lục nổi tiếng với sự độc đáo và mức độ "hiếm" đến nỗi những người lính Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ 2 sẵn sàng mạo hiểm tính mạng của mình để phi vào giữa hai làn đạn nhằm nhặt bằng được khẩu súng lục chiến lợi phẩm này làm quà kỷ niệm mang về nhà. Tuy nhiên, ít ai biết rằng khẩu súng này đã ra đời từ năm 1900 và được sử dụng từ thế chiến thứ nhất với nhiều phiên bản cực dị. Nguồn ảnh: Pinterest.Phiên bản dị nhất chính là bản sử dụng băng đạn 50 viên với nòng dài hơn và báng súng, biến nó thành một khẩu súng trường bán tự động thực thụ. Phiên bản này thường được các phi công lựa chọn vì sự nhỏ gọn và đầy uy lực của nó. Nguồn ảnh: Youtube.Từ trên xuống dưới, bản P08 Luger tiêu chuẩn; phiên bản dành cho lính thủy đánh bộ; phiên bản đặc biệt dành cho các phi công và lực lượng pháo binh, không có khả năng sử dụng như một súng trường tiến công nhưng thừa sức mạnh để người lính dùng trong trường hợp tự vệ bất khả kháng. Nguồn ảnh: Pinterest.Băng đạn được thiết kế theo kiểu "Drum" tròn, việc nạp đạn cho băng đạn này khá mất thời gian và khó khăn. Nguồn ảnh: Crmclassic.Mặt cắt phía bên trong băng đạn "Drum" với khả năng chứa tối đa 50 viên đạn. Dù là khẩu súng lục khá nhỏ gọn tuy nhiên các phụ kiện của khẩu Luger phiên bản băng đạn 50 viên lại khá cồng kềnh với báng và hộp tiếp đạn "quá khổ". Nguồn ảnh: Survivalcache.Một đơn vị pháo binh được trang bị khẩu Luger băng 50 viên. Phiên bản này được gọi bằng cái tên Luger Ảtilery (Luger pháo binh) vì ban đầu nó được thiết kế làm vũ khí phòng thân chủ yếu cho các lực lượng pháo binh. Nguồn ảnh: Warrelics.Cơ chế bắn và lên đạn của khẩu Luger cũng rất độc đáo với một hệ thống nẫy trượt đòn bẩy bật ngược lên trên chứ không phải trượt về phía sau như những khẩu súng lục phổ biến khác, tuy nhiên chính cơ chế này lại khiến khẩu súng gặp phải nhiều vấn đề kỹ thuật như dễ bị kẹt đạn do khi bắn nắp khóa nòng sẽ bị hở dẫn đến việc bụi, bẩn chui vào trong. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của nó là cực kỳ dễ cướp cò. Nguồn ảnh: Youtube.Khẩu súng sử dụng cỡ đạn 7,65x21 với hỏa lực mạnh vượt trội, cơ cấu hoạt động kiểu bệ lùi ngắn khiến nó có khả năng bắn xa nhất lên tới 1.000 mét với sơ tốc đầu đạn đạt 350 đến 400 mét/giây, một thông số cực kỳ đáng nể với một khẩu súng lục. Nguồn ảnh: Youtube.Đến thế chiến thứ hai, khẩu súng lục Luger đã được thay thế bằng khẩu Walther P38, khi đó chỉ còn những sỹ quan cao cấp của Đức mới được cấp phát khẩu Luger. Ngoài việc là một khẩu súng lục, đây còn được coi là một "huy chương" gắn ở thắt lưng các sỹ quan vì việc "dắt lưng" khẩu Luger đồng nghĩa với việc người sỹ quan đó có hàm rất cao hoặc có chiến công cực kỳ hiển hách. Nguồn ảnh: Grabcad.Chính vì vậy bất cứ người lính Đồng Minh nào cũng cố gắng liều mình xông vào làn đạn của đối phương để tìm lấy cho mình một khẩu Luger mang về nhà làm kỷ niệm. Ảnh: Cận cảnh các chi tiết của khẩu Luger khi được tháo ra hoàn toàn. Nguồn ảnh: Anthony.Chốt an toàn phía bên trái súng gần vị trí ngón cái, một binh lính có thể dễ dàng rút súng và mở chốt an toàn chỉ bằng một tay. Đặc biệt các sỹ quan sử dụng Luger được khuyến cáo khóa chốt an toàn ngay lập tức khi dùng xong vì khẩu súng này rất hay cướp cò, nếu không may nó cướp cò khi nằm trong bao súng viên đạn sẽ cắm thẳng vào đùi nạn nhân xấu số và vì uy lực của nó quá mạnh nên nạn nhân sẽ khó có thể qua khỏi do mất máu cấp. Nguồn ảnh: 10gunsammo.Mặc dù chứa đựng nhiều nhược điểm lớn như rất "đỏng đảnh" và hay "phản chủ" nhưng đây vẫn được coi là một khẩu súng lục biểu tượng nhất trong thế chiến thứ nhất và thế chiến thứ hai, tổng cộng đã có tới 2 triệu khẩu súng lục Luger được sản xuất trên toàn thế giới. Tổng cộng có khoảng 11 quốc gia trên thế giới được ghi nhận có sử dụng khẩu súng này trong đó có cả Việt Nam. Nguồn ảnh: Rebloggy.
Luger P08 là khẩu súng lục nổi tiếng với sự độc đáo và mức độ "hiếm" đến nỗi những người lính Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ 2 sẵn sàng mạo hiểm tính mạng của mình để phi vào giữa hai làn đạn nhằm nhặt bằng được khẩu súng lục chiến lợi phẩm này làm quà kỷ niệm mang về nhà. Tuy nhiên, ít ai biết rằng khẩu súng này đã ra đời từ năm 1900 và được sử dụng từ thế chiến thứ nhất với nhiều phiên bản cực dị. Nguồn ảnh: Pinterest.
Phiên bản dị nhất chính là bản sử dụng băng đạn 50 viên với nòng dài hơn và báng súng, biến nó thành một khẩu súng trường bán tự động thực thụ. Phiên bản này thường được các phi công lựa chọn vì sự nhỏ gọn và đầy uy lực của nó. Nguồn ảnh: Youtube.
Từ trên xuống dưới, bản P08 Luger tiêu chuẩn; phiên bản dành cho lính thủy đánh bộ; phiên bản đặc biệt dành cho các phi công và lực lượng pháo binh, không có khả năng sử dụng như một súng trường tiến công nhưng thừa sức mạnh để người lính dùng trong trường hợp tự vệ bất khả kháng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Băng đạn được thiết kế theo kiểu "Drum" tròn, việc nạp đạn cho băng đạn này khá mất thời gian và khó khăn. Nguồn ảnh: Crmclassic.
Mặt cắt phía bên trong băng đạn "Drum" với khả năng chứa tối đa 50 viên đạn. Dù là khẩu súng lục khá nhỏ gọn tuy nhiên các phụ kiện của khẩu Luger phiên bản băng đạn 50 viên lại khá cồng kềnh với báng và hộp tiếp đạn "quá khổ". Nguồn ảnh: Survivalcache.
Một đơn vị pháo binh được trang bị khẩu Luger băng 50 viên. Phiên bản này được gọi bằng cái tên Luger Ảtilery (Luger pháo binh) vì ban đầu nó được thiết kế làm vũ khí phòng thân chủ yếu cho các lực lượng pháo binh. Nguồn ảnh: Warrelics.
Cơ chế bắn và lên đạn của khẩu Luger cũng rất độc đáo với một hệ thống nẫy trượt đòn bẩy bật ngược lên trên chứ không phải trượt về phía sau như những khẩu súng lục phổ biến khác, tuy nhiên chính cơ chế này lại khiến khẩu súng gặp phải nhiều vấn đề kỹ thuật như dễ bị kẹt đạn do khi bắn nắp khóa nòng sẽ bị hở dẫn đến việc bụi, bẩn chui vào trong. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của nó là cực kỳ dễ cướp cò. Nguồn ảnh: Youtube.
Khẩu súng sử dụng cỡ đạn 7,65x21 với hỏa lực mạnh vượt trội, cơ cấu hoạt động kiểu bệ lùi ngắn khiến nó có khả năng bắn xa nhất lên tới 1.000 mét với sơ tốc đầu đạn đạt 350 đến 400 mét/giây, một thông số cực kỳ đáng nể với một khẩu súng lục. Nguồn ảnh: Youtube.
Đến thế chiến thứ hai, khẩu súng lục Luger đã được thay thế bằng khẩu Walther P38, khi đó chỉ còn những sỹ quan cao cấp của Đức mới được cấp phát khẩu Luger. Ngoài việc là một khẩu súng lục, đây còn được coi là một "huy chương" gắn ở thắt lưng các sỹ quan vì việc "dắt lưng" khẩu Luger đồng nghĩa với việc người sỹ quan đó có hàm rất cao hoặc có chiến công cực kỳ hiển hách. Nguồn ảnh: Grabcad.
Chính vì vậy bất cứ người lính Đồng Minh nào cũng cố gắng liều mình xông vào làn đạn của đối phương để tìm lấy cho mình một khẩu Luger mang về nhà làm kỷ niệm. Ảnh: Cận cảnh các chi tiết của khẩu Luger khi được tháo ra hoàn toàn. Nguồn ảnh: Anthony.
Chốt an toàn phía bên trái súng gần vị trí ngón cái, một binh lính có thể dễ dàng rút súng và mở chốt an toàn chỉ bằng một tay. Đặc biệt các sỹ quan sử dụng Luger được khuyến cáo khóa chốt an toàn ngay lập tức khi dùng xong vì khẩu súng này rất hay cướp cò, nếu không may nó cướp cò khi nằm trong bao súng viên đạn sẽ cắm thẳng vào đùi nạn nhân xấu số và vì uy lực của nó quá mạnh nên nạn nhân sẽ khó có thể qua khỏi do mất máu cấp. Nguồn ảnh: 10gunsammo.
Mặc dù chứa đựng nhiều nhược điểm lớn như rất "đỏng đảnh" và hay "phản chủ" nhưng đây vẫn được coi là một khẩu súng lục biểu tượng nhất trong thế chiến thứ nhất và thế chiến thứ hai, tổng cộng đã có tới 2 triệu khẩu súng lục Luger được sản xuất trên toàn thế giới. Tổng cộng có khoảng 11 quốc gia trên thế giới được ghi nhận có sử dụng khẩu súng này trong đó có cả Việt Nam. Nguồn ảnh: Rebloggy.