Truyền thông khu vực cho biết, quân đội Trung Quốc (PLA) mới đây đã tiến hành điều động xe tăng hạng nhẹ ZTQ-15 đến gần các vùng lãnh thổ tranh chấp với Ấn Độ ở cao nguyên Ladakh.Điều này diễn ra gần như đồng thời với việc triển khai xe tăng T-90S Bhisma của Ấn Độ tới khu vực miền núi, do những chiến xa gốc Nga này được đánh giá hoạt động tốt trong điều kiện cao nguyên thời tiết lạnh.Trung Quốc đáp trả bằng những chiếc ZTQ-15 gọi là "hạng nhẹ". Tuy vậy trên thực tế, những cỗ chiến xa này có khối lượng lên tới 36 tấn, tức là tương đương T-54/55, do đó thực chất nó phải được xếp vào loại xe tăng hạng trung.Báo chí Ấn Độ bình luận rằng việc Trung Quốc điều quân đến gần Ladakh với mũi nhọn chủ lực gồm xe tăng ZTQ-15 là vô nghĩa, bởi vũ khí chính của loại chiến xa này chỉ là pháo 105 mm.Họ đặt câu hỏi: Trong trường hợp có thể xảy ra xung đột vũ trang ở biên giới với Ấn Độ, chiến xa Trung Quốc sẽ nghiêm túc chống lại xe tăng chủ lực T-90S chỉ với sự hỗ trợ của pháo 105 mm?New Delhi tự tin chiếc T-90 S Bhisma đã trải qua một loạt thử nghiệm khắc nghiệt về hiệu quả bảo vệ, chúng có thể duy trì hoạt động ngay cả sau khi trúng đạn 120 mm từ pháo M256 đặc trưng của xe tăng M1 Abrams.Mặc dù các chuyên gia đặt câu hỏi về khả năng sống sót tổng thể của xe tăng T-90 khi bị xuyên thủng lớp giáp, do việc bố trí nhiên liệu và đạn dược liền mạch nhưng điều này không quá đáng ngại.Giới phân tích khẳng định lớp giáp này trước tiên cần phải bị xuyên thủng, trong khi đó pháo 105 mm của xe tăng ZTQ-15 chỉ đơn giản là không đủ sức mạnh để đảm đương nhiệm vụ trên.Trước sự so sánh trên, báo chí Ấn Độ khẳng định trong trận chiến trực diện của xe tăng ZTQ-15 và T-90S Bhisma, chiến xa Trung Quốc thực tế không có cơ hội giành chiến thắngLựa chọn duy nhất cho quân đội Trung Quốc là dựa vào số lượng. Nhưng vấn đề là ở Ladakh rất khó tìm được không gian cho một trận chiến xe tăng quy mô lớn do do địa hình hiểm trở và chật hẹp.Khi nhận thấy sự bất lợi rõ ràng của xe tăng ZTQ-15 trước T-90S Bhisma của Ấn Độ, truyền thông Trung Quốc lại đề cập đến vấn đề là trong tay họ còn vũ khí khác có thể thay đổi cục diện chiến trường, đó là tổ hợp chống tăng tự hành AFT-10.Hệ thống tên lửa chống tăng (ATGM) này có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên đến 10 km. Tên lửa sau khi phóng sẽ bắt mục tiêu, độc lập lao từ trên cao xuống nhằm thẳng nóc xe - nơi được bọc giáp mỏng nhất, đảm bảo xác suất tiêu diệt lên tới 100%.Khối lượng của tên lửa là 150 kg, trong đó có 43 thuốc nổ đầu đạn. Tốc độ bay của ATGM là 150 m/s, trong quá trình tấn công vật thể tăng lên 230 m/s. Hệ thống ATGM này đặt trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh ZBD-04A với 8 tên lửa sẵn sàng phóng.Điều thú vị là kíp trắc thủ Trung Quốc cho đến tận lúc công kích vẫn nhìn thấy rõ hình ảnh được truyền bởi đầu ngắm qua sợi cáp quang về phòng điều khiển, và nếu cần, họ có thể can thiệp vào quá trình này bằng cách điều chỉnh điểm tác động.Để đối phó vũ khí trên của Trung Quốc, Ấn Độ cũng có thể điều tới điểm nóng một hệ thống có chức năng tương tự, đó là tổ hợp Namica với tên lửa Nag.Cuộc "chiến tranh trên giấy" giữa báo chí Ấn Độ và Trung Quốc xung quanh phương tiện tác chiến của mình dự kiến sẽ còn kéo dài trong thời gian tới.
Truyền thông khu vực cho biết, quân đội Trung Quốc (PLA) mới đây đã tiến hành điều động xe tăng hạng nhẹ ZTQ-15 đến gần các vùng lãnh thổ tranh chấp với Ấn Độ ở cao nguyên Ladakh.
Điều này diễn ra gần như đồng thời với việc triển khai xe tăng T-90S Bhisma của Ấn Độ tới khu vực miền núi, do những chiến xa gốc Nga này được đánh giá hoạt động tốt trong điều kiện cao nguyên thời tiết lạnh.
Trung Quốc đáp trả bằng những chiếc ZTQ-15 gọi là "hạng nhẹ". Tuy vậy trên thực tế, những cỗ chiến xa này có khối lượng lên tới 36 tấn, tức là tương đương T-54/55, do đó thực chất nó phải được xếp vào loại xe tăng hạng trung.
Báo chí Ấn Độ bình luận rằng việc Trung Quốc điều quân đến gần Ladakh với mũi nhọn chủ lực gồm xe tăng ZTQ-15 là vô nghĩa, bởi vũ khí chính của loại chiến xa này chỉ là pháo 105 mm.
Họ đặt câu hỏi: Trong trường hợp có thể xảy ra xung đột vũ trang ở biên giới với Ấn Độ, chiến xa Trung Quốc sẽ nghiêm túc chống lại xe tăng chủ lực T-90S chỉ với sự hỗ trợ của pháo 105 mm?
New Delhi tự tin chiếc T-90 S Bhisma đã trải qua một loạt thử nghiệm khắc nghiệt về hiệu quả bảo vệ, chúng có thể duy trì hoạt động ngay cả sau khi trúng đạn 120 mm từ pháo M256 đặc trưng của xe tăng M1 Abrams.
Mặc dù các chuyên gia đặt câu hỏi về khả năng sống sót tổng thể của xe tăng T-90 khi bị xuyên thủng lớp giáp, do việc bố trí nhiên liệu và đạn dược liền mạch nhưng điều này không quá đáng ngại.
Giới phân tích khẳng định lớp giáp này trước tiên cần phải bị xuyên thủng, trong khi đó pháo 105 mm của xe tăng ZTQ-15 chỉ đơn giản là không đủ sức mạnh để đảm đương nhiệm vụ trên.
Trước sự so sánh trên, báo chí Ấn Độ khẳng định trong trận chiến trực diện của xe tăng ZTQ-15 và T-90S Bhisma, chiến xa Trung Quốc thực tế không có cơ hội giành chiến thắng
Lựa chọn duy nhất cho quân đội Trung Quốc là dựa vào số lượng. Nhưng vấn đề là ở Ladakh rất khó tìm được không gian cho một trận chiến xe tăng quy mô lớn do do địa hình hiểm trở và chật hẹp.
Khi nhận thấy sự bất lợi rõ ràng của xe tăng ZTQ-15 trước T-90S Bhisma của Ấn Độ, truyền thông Trung Quốc lại đề cập đến vấn đề là trong tay họ còn vũ khí khác có thể thay đổi cục diện chiến trường, đó là tổ hợp chống tăng tự hành AFT-10.
Hệ thống tên lửa chống tăng (ATGM) này có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lên đến 10 km. Tên lửa sau khi phóng sẽ bắt mục tiêu, độc lập lao từ trên cao xuống nhằm thẳng nóc xe - nơi được bọc giáp mỏng nhất, đảm bảo xác suất tiêu diệt lên tới 100%.
Khối lượng của tên lửa là 150 kg, trong đó có 43 thuốc nổ đầu đạn. Tốc độ bay của ATGM là 150 m/s, trong quá trình tấn công vật thể tăng lên 230 m/s. Hệ thống ATGM này đặt trên khung gầm xe chiến đấu bộ binh ZBD-04A với 8 tên lửa sẵn sàng phóng.
Điều thú vị là kíp trắc thủ Trung Quốc cho đến tận lúc công kích vẫn nhìn thấy rõ hình ảnh được truyền bởi đầu ngắm qua sợi cáp quang về phòng điều khiển, và nếu cần, họ có thể can thiệp vào quá trình này bằng cách điều chỉnh điểm tác động.
Để đối phó vũ khí trên của Trung Quốc, Ấn Độ cũng có thể điều tới điểm nóng một hệ thống có chức năng tương tự, đó là tổ hợp Namica với tên lửa Nag.
Cuộc "chiến tranh trên giấy" giữa báo chí Ấn Độ và Trung Quốc xung quanh phương tiện tác chiến của mình dự kiến sẽ còn kéo dài trong thời gian tới.