Năm 1969, quân đội Liên Xô được nhận biến thể xe tăng T-64A mang pháo 125 mm thay vì loại 115 mm. Từ năm 1976 đến năm 1985, T-64B được sản xuất tại Kharkov với hệ thống điều khiển hỏa lực cải tiến và khả năng phóng tên lửa dẫn đường qua nòng.Về nguyên tắc, nhà sản xuất đã xoay sở để thoát khỏi nhiều vấn đề được xác định trước đó. Sau đó hai năm, T-64 đã xuất hiện phiên bản trang bị giáp phản ứng nổ Kontakt-1, những phương tiện chiến đấu này hiện là cơ sở của lực lượng vũ trang Ukraine.Năm 2004, Bộ Quốc phòng Ukraine đã thông qua xe tăng chủ lực T-64BM Bulat, được phát triển trong phòng thiết kế kỹ thuật cơ khí Kharkiv được đặt theo tên của A. A. Morozov. Tổng cộng 85 chiếc MBT đã được đặt hàng nhưng cũng không thực sự thành công.Phiên bản đặc biệt của nó - T-64E được tạo ra bởi nhà máy sửa chữa thiết giáp Kharkov. Các kỹ sư đề xuất sử dụng kính ngắm đa kênh với máy ảnh nhiệt của pháo thủ và kính ngắm toàn cảnh dành cho trưởng xe.Hỏa lực được tăng cường nhờ pháo hàng không hai nòng GSh-23L với cơ số đạn lên tới 600 viên, đi kèm súng máy phòng không 12,7 mm điều khiển từ xa. Loại vũ khí này có thể được sử dụng bởi bất kỳ thành viên nào trong kíp chiến đấu, kể cả lái xe.Khả năng bảo vệ cũng đã tăng lên nhờ giáp phản ứng nổ Nozh và hệ thống chữa cháy tốc độ cao. Khi đó, trọng lượng xe tăng lên 42.500 kg, công suất động cơ cũng lên tới 850 mã lực.GSh-23L là mẫu pháo tự động nòng đôi cỡ 23 mm - một sửa đổi từ GSh-23 cỡ bản, được phát triển dưới thời Liên Xô và biên chế từ năm 1965.Pháo GSh-23 hoạt động theo nguyên lý được phát triển bởi kỹ sư người Đức Karl Gast vào năm 1916. Việc khai hoả một nòng sẽ kích hoạt cơ chế bắn ở nòng còn lại, giúp tăng tốc độ bắn và giảm hao mòn so với pháo nòng đơn.Mẫu pháo này không cần nguồn điện ngoài để khai hỏa như dòng M61 Vulcan của Mỹ, mà lợi dụng độ giật nòng để nạp đạn liên tục.Pháo GSh-23 đạt tốc độ bắn lý thuyết tới 3.600 phát/phút, nhưng con số thực tế thường bị giới hạn để tiết kiệm đạn và hạn chế mòn nòng.Pháo GSh-23 nổi tiếng nhờ sự chắc chắn, mạnh mẽ và dễ bảo dưỡng trên chiến trường. Khẩu pháo này được trang bị cho một số biến thể tiêm kích MiG-21 và MiG-23, oanh tạc cơ Tu-22 cũng như Tu-95.Ngoài khả năng bắn đạn nổ, GSh-23 cũng có thể phóng mồi bẫy đánh lừa tên lửa tầm nhiệt và dẫn đường bằng radar.Bất chấp những khả năng mới đã được công bố, Bộ tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ukraine không quan tâm đến bản sửa đổi này. Những chiếc xe tăng như vậy sẽ quá phức tạp và tốn kém. Ngoài ra bản thân công ty chế tạo cũng không có khả năng sản xuất hàng loạt.Kết quả là chỉ có duy nhất một nguyên mẫu thử nghiệm T-64E trang bị pháo GSh-23L ra đời và cho đến gần đây đang bị rỉ sét trong kho niêm cất bảo quản.
Năm 1969, quân đội Liên Xô được nhận biến thể xe tăng T-64A mang pháo 125 mm thay vì loại 115 mm. Từ năm 1976 đến năm 1985, T-64B được sản xuất tại Kharkov với hệ thống điều khiển hỏa lực cải tiến và khả năng phóng tên lửa dẫn đường qua nòng.
Về nguyên tắc, nhà sản xuất đã xoay sở để thoát khỏi nhiều vấn đề được xác định trước đó. Sau đó hai năm, T-64 đã xuất hiện phiên bản trang bị giáp phản ứng nổ Kontakt-1, những phương tiện chiến đấu này hiện là cơ sở của lực lượng vũ trang Ukraine.
Năm 2004, Bộ Quốc phòng Ukraine đã thông qua xe tăng chủ lực T-64BM Bulat, được phát triển trong phòng thiết kế kỹ thuật cơ khí Kharkiv được đặt theo tên của A. A. Morozov. Tổng cộng 85 chiếc MBT đã được đặt hàng nhưng cũng không thực sự thành công.
Phiên bản đặc biệt của nó - T-64E được tạo ra bởi nhà máy sửa chữa thiết giáp Kharkov. Các kỹ sư đề xuất sử dụng kính ngắm đa kênh với máy ảnh nhiệt của pháo thủ và kính ngắm toàn cảnh dành cho trưởng xe.
Hỏa lực được tăng cường nhờ pháo hàng không hai nòng GSh-23L với cơ số đạn lên tới 600 viên, đi kèm súng máy phòng không 12,7 mm điều khiển từ xa. Loại vũ khí này có thể được sử dụng bởi bất kỳ thành viên nào trong kíp chiến đấu, kể cả lái xe.
Khả năng bảo vệ cũng đã tăng lên nhờ giáp phản ứng nổ Nozh và hệ thống chữa cháy tốc độ cao. Khi đó, trọng lượng xe tăng lên 42.500 kg, công suất động cơ cũng lên tới 850 mã lực.
GSh-23L là mẫu pháo tự động nòng đôi cỡ 23 mm - một sửa đổi từ GSh-23 cỡ bản, được phát triển dưới thời Liên Xô và biên chế từ năm 1965.
Pháo GSh-23 hoạt động theo nguyên lý được phát triển bởi kỹ sư người Đức Karl Gast vào năm 1916. Việc khai hoả một nòng sẽ kích hoạt cơ chế bắn ở nòng còn lại, giúp tăng tốc độ bắn và giảm hao mòn so với pháo nòng đơn.
Mẫu pháo này không cần nguồn điện ngoài để khai hỏa như dòng M61 Vulcan của Mỹ, mà lợi dụng độ giật nòng để nạp đạn liên tục.
Pháo GSh-23 đạt tốc độ bắn lý thuyết tới 3.600 phát/phút, nhưng con số thực tế thường bị giới hạn để tiết kiệm đạn và hạn chế mòn nòng.
Pháo GSh-23 nổi tiếng nhờ sự chắc chắn, mạnh mẽ và dễ bảo dưỡng trên chiến trường. Khẩu pháo này được trang bị cho một số biến thể tiêm kích MiG-21 và MiG-23, oanh tạc cơ Tu-22 cũng như Tu-95.
Ngoài khả năng bắn đạn nổ, GSh-23 cũng có thể phóng mồi bẫy đánh lừa tên lửa tầm nhiệt và dẫn đường bằng radar.
Bất chấp những khả năng mới đã được công bố, Bộ tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ukraine không quan tâm đến bản sửa đổi này. Những chiếc xe tăng như vậy sẽ quá phức tạp và tốn kém. Ngoài ra bản thân công ty chế tạo cũng không có khả năng sản xuất hàng loạt.
Kết quả là chỉ có duy nhất một nguyên mẫu thử nghiệm T-64E trang bị pháo GSh-23L ra đời và cho đến gần đây đang bị rỉ sét trong kho niêm cất bảo quản.