Xe tăng lội nước PT-76 của Việt Nam sử dụng hệ thống lội nước bằng hệ thống chân vịt như trên các tàu thuỷ thông thường. Nguồn ảnh: QPVN.Hai chân vịt được bố trí ở hai bên đuôi xe đối xứng nhau. Trong điều kiện hành quân bộ, hệ thống chân vịt được đóng kín để đảm bảo an toàn, không bị hư hại. Nguồn ảnh: QĐND.Tới khi PT-76 xuống nước, các nắp che này mới được mở ra để hệ thống chân vịt hoạt động, tạo lực đẩy cho xe khi di chuyển dưới nước. Nguồn ảnh: QPVN.Để bơi lùi, xe tăng PT-76 được trang bị một mang cá ngay phía cửa thoát của chân vịt. Mang cá này sẽ đóng vào, đổi hướng đẩy của chân vịt giúp xe đi lùi. Nguồn ảnh: Danviet.Ưu điểm của hệ thống này là nó cực kỳ đơn giản, dễ chế tạo và cách thức hoạt động cũng không có gì quá phức tạp nên quá trình bảo dưỡng được tối ưu hoá.Tuy nhiên nhược điểm lớn đó là hệ thống mang cá sẽ triệt tiêu gần như tất cả lực đẩy từ chân vịt, khiến xe tăng lội nước PT-76 di chuyển lùi rất chậm chạp.Tuy nhiên do cấu tạo của chân vịt bên trong đuôi xe - nghĩa là không thể đảo chiều chân vịt để di chuyển lùi được - cách thức đi lùi bằng mang cá kể trên gần như là phương án tối ưu nhất.Trong quá khứ, Liên Xô đã sản xuất khoảng 12.000 xe tăng hạng nhẹ PT-76, số lượng xe tăng này được Liên Xô xuất khẩu cho hơn 20 quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: QPVN.Có trọng lượng 14 tấn, dài 7,6 mét và rộng 3,14 mét, xe tăng PT-76 được tối ưu hoá cho việc lội nước, phần mũi xe được làm vát tối đa, vừa để tăng khả năng chống đạn, vừa để giảm lực cản của nước khi bơi. Nguồn ảnh: QPVN.Hiện nay, xe tăng PT-76 được ta trang bị trong biên chế của nhiều đơn vị tăng thiết giáp, đây cũng là phương tiện lội nước chiến đấu chủ lực của Hải quân Đánh bộ Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN. Video BTR-50 và PT-76 nguyên bản của Liên Xô trong quá khứ.
Xe tăng lội nước PT-76 của Việt Nam sử dụng hệ thống lội nước bằng hệ thống chân vịt như trên các tàu thuỷ thông thường. Nguồn ảnh: QPVN.
Hai chân vịt được bố trí ở hai bên đuôi xe đối xứng nhau. Trong điều kiện hành quân bộ, hệ thống chân vịt được đóng kín để đảm bảo an toàn, không bị hư hại. Nguồn ảnh: QĐND.
Tới khi PT-76 xuống nước, các nắp che này mới được mở ra để hệ thống chân vịt hoạt động, tạo lực đẩy cho xe khi di chuyển dưới nước. Nguồn ảnh: QPVN.
Để bơi lùi, xe tăng PT-76 được trang bị một mang cá ngay phía cửa thoát của chân vịt. Mang cá này sẽ đóng vào, đổi hướng đẩy của chân vịt giúp xe đi lùi. Nguồn ảnh: Danviet.
Ưu điểm của hệ thống này là nó cực kỳ đơn giản, dễ chế tạo và cách thức hoạt động cũng không có gì quá phức tạp nên quá trình bảo dưỡng được tối ưu hoá.
Tuy nhiên nhược điểm lớn đó là hệ thống mang cá sẽ triệt tiêu gần như tất cả lực đẩy từ chân vịt, khiến xe tăng lội nước PT-76 di chuyển lùi rất chậm chạp.
Tuy nhiên do cấu tạo của chân vịt bên trong đuôi xe - nghĩa là không thể đảo chiều chân vịt để di chuyển lùi được - cách thức đi lùi bằng mang cá kể trên gần như là phương án tối ưu nhất.
Trong quá khứ, Liên Xô đã sản xuất khoảng 12.000 xe tăng hạng nhẹ PT-76, số lượng xe tăng này được Liên Xô xuất khẩu cho hơn 20 quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: QPVN.
Có trọng lượng 14 tấn, dài 7,6 mét và rộng 3,14 mét, xe tăng PT-76 được tối ưu hoá cho việc lội nước, phần mũi xe được làm vát tối đa, vừa để tăng khả năng chống đạn, vừa để giảm lực cản của nước khi bơi. Nguồn ảnh: QPVN.
Hiện nay, xe tăng PT-76 được ta trang bị trong biên chế của nhiều đơn vị tăng thiết giáp, đây cũng là phương tiện lội nước chiến đấu chủ lực của Hải quân Đánh bộ Việt Nam. Nguồn ảnh: QPVN.
Video BTR-50 và PT-76 nguyên bản của Liên Xô trong quá khứ.