Hiện nay nhiều cường quốc quân sự trên thế giới đang theo đuổi ý tưởng tích hợp tên lửa chống tăng tầm xa cho xe tăng chiến đấu chủ lực để kéo dài cự ly tác chiến.Mới đây nhất, lục quân Anh đã gây bất ngờ khi công bố hình ảnh chiếc xe tăng Challenger II của họ với container chứa các ống phóng của tên lửa Brimstone trên nóc tháp pháo.Cách làm này của Anh được cho là chịu ảnh hưởng từ thiết kế xe diệt tăng tự hành sử dụng tên lửa Brimstone của Ba Lan, vũ khí này sẽ giúp các chiến xa phương Tây có khả năng ra đòn trước khi đối đầu xe tăng Nga.Nhờ tầm bắn cực xa (trên 10 km) và áp dụng các cơ chế dẫn đường tinh vi của tên lửa Brimstone, thậm chí xe tăng tối tân nhất của Nga là T-14 Armata cũng có thể bị Challenger II tiêu diệt từ khi chưa nhận biết sự có mặt của đối phương.Tên lửa Brimstone có trọng lượng 18,5 kg; chiều dài 1,8 m; đường kính 178 mm; tích hợp đầu nổ lõm liều đúp dạng tandem để công phá các lớp giáp phản ứng nổ tối tân nhất.Các chuyên gia quân sự ước tính rằng tên lửa Brimstone có hiệu quả gấp 3 lần so với loại AGM-65G Maverick và gấp 7 lần khi đặt cạnh bom chùm BL-755 của Mỹ trong nhiệm vụ diệt tăng.Đặc điểm nổi trội khác của tên lửa Brimstone đó là nó có khả năng "bắn và quên", bay theo mục tiêu mà phi công hay trắc thủ đã định sẵn trước khi phóng.Tên lửa có thể lập trình để thích nghi với từng nhiệm vụ cụ thể, như tự tìm mục tiêu trong một khu vực nhất định (bao gồm cả mục tiêu địch lẫn đồng minh), nó cũng sẽ tự hủy nếu không tìm thấy mục tiêu trong khu vực được chỉ định.Ngoài chế độ bán tự động để xác định đối tượng tiêu diệt, tính năng ưu việt khác của tên lửa Brimstone đó là nhận biết được vị trí nào trên mục tiêu sẽ gây thiệt hại nhiều nhất hoặc có thể loại bỏ hoàn toàn đối phương.Khả năng này có được là nhờ các cảm biến tiên tiến trên tên lửa bao gồm radar tần số cao, cho phép chụp ảnh và quét mục tiêu để chọn vị trí xung yếu nhất.Các thuật toán xác định và hủy diệt mục tiêu cũng sẽ thay đổi linh hoạt nếu nhiều tên lửa cùng được phóng đi cùng lúc và tấn công nhiều đối tượng khác nhau.Một hay nhiều quả Brimstone có thể bắn được theo các hình thức khác nhau, bao gồm tấn công trực tiếp hoặc gián tiếp với mục tiêu đơn lẻ, chống mục tiêu được xếp thẳng đứng hoặc xếp dàn trải.Tuy rằng xe tăng T-14 Armata của Nga có khả năng phóng tên lửa chống tăng AT-11 qua nòng nhưng quả ATGM này phải điều khiển toàn quá trình bay và không có khả năng tấn công mục tiêu bị che khuất như Brimstone.Chính vì vậy trên chiến trường, T-14 Armata chỉ có thể diệt xe tăng đối phương ở cự ly lớn nhất là 5 km khi tầm nhìn thoáng, nó không thể sánh được với Brimstone có khả năng bắn góc khuất từ rất xa.Trong tình huống một đối một, rõ ràng T-14 Armata chẳng thể nào làm gì khác ngoài việc "chịu trận" trước Challenger II mang tên lửa chống tăng Brimstone.
Hiện nay nhiều cường quốc quân sự trên thế giới đang theo đuổi ý tưởng tích hợp tên lửa chống tăng tầm xa cho xe tăng chiến đấu chủ lực để kéo dài cự ly tác chiến.
Mới đây nhất, lục quân Anh đã gây bất ngờ khi công bố hình ảnh chiếc xe tăng Challenger II của họ với container chứa các ống phóng của tên lửa Brimstone trên nóc tháp pháo.
Cách làm này của Anh được cho là chịu ảnh hưởng từ thiết kế xe diệt tăng tự hành sử dụng tên lửa Brimstone của Ba Lan, vũ khí này sẽ giúp các chiến xa phương Tây có khả năng ra đòn trước khi đối đầu xe tăng Nga.
Nhờ tầm bắn cực xa (trên 10 km) và áp dụng các cơ chế dẫn đường tinh vi của tên lửa Brimstone, thậm chí xe tăng tối tân nhất của Nga là T-14 Armata cũng có thể bị Challenger II tiêu diệt từ khi chưa nhận biết sự có mặt của đối phương.
Tên lửa Brimstone có trọng lượng 18,5 kg; chiều dài 1,8 m; đường kính 178 mm; tích hợp đầu nổ lõm liều đúp dạng tandem để công phá các lớp giáp phản ứng nổ tối tân nhất.
Các chuyên gia quân sự ước tính rằng tên lửa Brimstone có hiệu quả gấp 3 lần so với loại AGM-65G Maverick và gấp 7 lần khi đặt cạnh bom chùm BL-755 của Mỹ trong nhiệm vụ diệt tăng.
Đặc điểm nổi trội khác của tên lửa Brimstone đó là nó có khả năng "bắn và quên", bay theo mục tiêu mà phi công hay trắc thủ đã định sẵn trước khi phóng.
Tên lửa có thể lập trình để thích nghi với từng nhiệm vụ cụ thể, như tự tìm mục tiêu trong một khu vực nhất định (bao gồm cả mục tiêu địch lẫn đồng minh), nó cũng sẽ tự hủy nếu không tìm thấy mục tiêu trong khu vực được chỉ định.
Ngoài chế độ bán tự động để xác định đối tượng tiêu diệt, tính năng ưu việt khác của tên lửa Brimstone đó là nhận biết được vị trí nào trên mục tiêu sẽ gây thiệt hại nhiều nhất hoặc có thể loại bỏ hoàn toàn đối phương.
Khả năng này có được là nhờ các cảm biến tiên tiến trên tên lửa bao gồm radar tần số cao, cho phép chụp ảnh và quét mục tiêu để chọn vị trí xung yếu nhất.
Các thuật toán xác định và hủy diệt mục tiêu cũng sẽ thay đổi linh hoạt nếu nhiều tên lửa cùng được phóng đi cùng lúc và tấn công nhiều đối tượng khác nhau.
Một hay nhiều quả Brimstone có thể bắn được theo các hình thức khác nhau, bao gồm tấn công trực tiếp hoặc gián tiếp với mục tiêu đơn lẻ, chống mục tiêu được xếp thẳng đứng hoặc xếp dàn trải.
Tuy rằng xe tăng T-14 Armata của Nga có khả năng phóng tên lửa chống tăng AT-11 qua nòng nhưng quả ATGM này phải điều khiển toàn quá trình bay và không có khả năng tấn công mục tiêu bị che khuất như Brimstone.
Chính vì vậy trên chiến trường, T-14 Armata chỉ có thể diệt xe tăng đối phương ở cự ly lớn nhất là 5 km khi tầm nhìn thoáng, nó không thể sánh được với Brimstone có khả năng bắn góc khuất từ rất xa.
Trong tình huống một đối một, rõ ràng T-14 Armata chẳng thể nào làm gì khác ngoài việc "chịu trận" trước Challenger II mang tên lửa chống tăng Brimstone.