Những bước đầu tiên trong quan hệ hợp tác mua bán vũ khí giữa Mỹ với Việt Nam sau khi chính quyền Tổng thống Obama tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam đang được triển khai. Cụ thể, theo mạng Navaltoday, Mỹ đã chấp thuận bán một chiếc tàu tuần tra lớp Hamilton có lượng giãn nước lên tới 3.200 tấn cho Việt Nam. Nguồn ảnh: WikipediaCòn theo thông tin được Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA) công bố trong một bản báo cáo ngày 13/4/2017 thì cho biết, tàu tuần tra USCG Morgenthau (WHEC 722) vừa mới được rút khỏi biên chế Lực lượng tuần duyên Mỹ (USCG) sẽ được chuyển giao cho Việt Nam theo chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa. Nguồn ảnh: WikipediaĐáng lưu ý, theo DSCA, Việt Nam đã đề nghị mua lại 3 tàu tuần tra của Mỹ, tuy nhiên Washington chỉ phê duyệt một chiếc vào ngày 3/10/2016. Như vậy, Việt Nam gần như chắc chắn sắp có thêm một tàu tuần tra cỡ lớn trong biên chế. Có thể, nó sẽ được trang bị cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam (Vietnam Coast Guard – VCG) nhằm tăng cường khả năng bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế biển (EEZ) rộng lớn trên Biển Đông. Nguồn ảnh: WikipediaUSCGC Morgenthau (WHEC-722) là chiếc thứ 8 trong tổng số 20 tàu tuần tra tầm xa lớp Hamilton được nhà máy đóng tàu Avondale chế tạo cho Lực lượng Tuần duyên bờ biển Mỹ (USCG) năm 1969. Con tàu chính thức ra khỏi biên chế mới chỉ cách đây 2 ngày, 18/4/2017. Nguồn ảnh: uscgKể từ đầu những năm 1990, Mỹ bắt đầu lên phương án thay thế dần các tàu tuần tra lớp Hamilton bằng mẫu thế hệ mới lớp Legend. Các tàu Hamilton sau khi ra khỏi biên chế sẽ được bán cho lại cho hải quân các nước. Ở Đông Nam Á, Hải quân Philippines đã mua được đến 3 chiếc tàu lớp Hamilton - chúng đã trở thành những tàu chiến lớn nhất của nước này. Nguồn ảnh: flickTheo DSCA, ngoài việc duyệt bán một tàu cho Việt Nam, trong các năm qua, Mỹ đã chuyển giao các tàu Hamilton cho Hải quân Nigerian (2 chiếc); 3 chiếc cho Philippines; hai chiếc cho Bangladesh. Nguồn ảnh: PinimgLưu ý rằng, hầu hết các tàu lớp Hamilton khi được bán lại sẽ trải qua quá trình đại tu nâng cấp kéo dài thời gian hoạt động và gỡ bỏ một phần cảm biến cùng hệ thống vũ khí. Ví dụ như các tàu chiến Hamilton của Hải quân Philippines tuy được giữ khẩu pháo 76mm, nhưng bị gỡ bỏ tổ hợp pháo phòng không cao tốc CIWS Phalanx. Nguồn ảnh: fleetmonTheo các thông tin được công bố, tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton có lượng giãn nước toàn tải 3.200 tấn, dài 115m, rộng 13m, mớn nước 4,6m. Cần thủy thủ đoàn lên tới 160 người để vận hành. Nguồn ảnh: ChareCon tàu được trang bị hai máy diesel và hai máy tuốc bin khí cho tốc độ tối đa đến 29 hải lý/h, dự trữ hành trình đến 22.531km, rất thuận lợi cho Việt Nam thực hiện hoạt động tuần tra dài ngày trên biển. Nguồn ảnh: flickDù là tàu tuần tra, tuy nhiên với dải rộng các nhiệm vụ bao gồm cả chống hải tặc, Hamilton được trang bị hệ thống vũ khí hạng trung, chủ yếu là pháo, không có tên lửa. Cụ thể, đa số các tàu Hamilton đều được trang bị pháo hạm tự động Otobreda 76,2mm phiên bản Mk45 có tốc độ bắn khoảng 85 phát/phút, tầm bắn 15-16km. Nguồn ảnh: WikipediaĐáng giá nhất là tổ hợp pháo phòng không cao tốc (CIWS) Phalanx được thiết kế chuyên nhiệm cho vai trò tiêu diệt tên lửa hành trình chống hạm, phòng không chống máy bay, trực thăng, UAV. Phalanx trang bị khẩu pháo 6 nòng cỡ 20mm có tốc độ bắn 4.500 phát/phút, tầm bắn xa nhất 3,5km. Tuy nhiên, có khả năng khẩu pháo này sẽ bị gỡ bỏ khi bán lại cho Việt Nam. Điều này cũng xảy ra với Hải quân Philippines. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài ra, các tàu tuần duyên Hamilton còn được trang bị pháo tự động Mk38 cỡ 25mm có tốc độ bắn 1.100 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 3km. Nguồn ảnh: WikipediaĐại liên M2 Browning 12,7mm. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài vũ khí, Hamilton cũng được trang bị hệ thống radar cảnh giới đường không 2 tham số AN/SPS-40 có tầm trinh sát 400km. Nguồn ảnh: WikipediaỞ đuôi tàu có sân bay nhỏ cùng hangar cho phép triển khai một trực thăng tuần tra. Nguồn ảnh: Wikipedia
Những bước đầu tiên trong quan hệ hợp tác mua bán vũ khí giữa Mỹ với Việt Nam sau khi chính quyền Tổng thống Obama tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam đang được triển khai. Cụ thể, theo mạng Navaltoday, Mỹ đã chấp thuận bán một chiếc tàu tuần tra lớp Hamilton có lượng giãn nước lên tới 3.200 tấn cho Việt Nam. Nguồn ảnh: Wikipedia
Còn theo thông tin được Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA) công bố trong một bản báo cáo ngày 13/4/2017 thì cho biết, tàu tuần tra USCG Morgenthau (WHEC 722) vừa mới được rút khỏi biên chế Lực lượng tuần duyên Mỹ (USCG) sẽ được chuyển giao cho Việt Nam theo chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đáng lưu ý, theo DSCA, Việt Nam đã đề nghị mua lại 3 tàu tuần tra của Mỹ, tuy nhiên Washington chỉ phê duyệt một chiếc vào ngày 3/10/2016. Như vậy, Việt Nam gần như chắc chắn sắp có thêm một tàu tuần tra cỡ lớn trong biên chế. Có thể, nó sẽ được trang bị cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam (Vietnam Coast Guard – VCG) nhằm tăng cường khả năng bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế biển (EEZ) rộng lớn trên Biển Đông. Nguồn ảnh: Wikipedia
USCGC Morgenthau (WHEC-722) là chiếc thứ 8 trong tổng số 20 tàu tuần tra tầm xa lớp Hamilton được nhà máy đóng tàu Avondale chế tạo cho Lực lượng Tuần duyên bờ biển Mỹ (USCG) năm 1969. Con tàu chính thức ra khỏi biên chế mới chỉ cách đây 2 ngày, 18/4/2017. Nguồn ảnh: uscg
Kể từ đầu những năm 1990, Mỹ bắt đầu lên phương án thay thế dần các tàu tuần tra lớp Hamilton bằng mẫu thế hệ mới lớp Legend. Các tàu Hamilton sau khi ra khỏi biên chế sẽ được bán cho lại cho hải quân các nước. Ở Đông Nam Á, Hải quân Philippines đã mua được đến 3 chiếc tàu lớp Hamilton - chúng đã trở thành những tàu chiến lớn nhất của nước này. Nguồn ảnh: flick
Theo DSCA, ngoài việc duyệt bán một tàu cho Việt Nam, trong các năm qua, Mỹ đã chuyển giao các tàu Hamilton cho Hải quân Nigerian (2 chiếc); 3 chiếc cho Philippines; hai chiếc cho Bangladesh. Nguồn ảnh: Pinimg
Lưu ý rằng, hầu hết các tàu lớp Hamilton khi được bán lại sẽ trải qua quá trình đại tu nâng cấp kéo dài thời gian hoạt động và gỡ bỏ một phần cảm biến cùng hệ thống vũ khí. Ví dụ như các tàu chiến Hamilton của Hải quân Philippines tuy được giữ khẩu pháo 76mm, nhưng bị gỡ bỏ tổ hợp pháo phòng không cao tốc CIWS Phalanx. Nguồn ảnh: fleetmon
Theo các thông tin được công bố, tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton có lượng giãn nước toàn tải 3.200 tấn, dài 115m, rộng 13m, mớn nước 4,6m. Cần thủy thủ đoàn lên tới 160 người để vận hành. Nguồn ảnh: Chare
Con tàu được trang bị hai máy diesel và hai máy tuốc bin khí cho tốc độ tối đa đến 29 hải lý/h, dự trữ hành trình đến 22.531km, rất thuận lợi cho Việt Nam thực hiện hoạt động tuần tra dài ngày trên biển. Nguồn ảnh: flick
Dù là tàu tuần tra, tuy nhiên với dải rộng các nhiệm vụ bao gồm cả chống hải tặc, Hamilton được trang bị hệ thống vũ khí hạng trung, chủ yếu là pháo, không có tên lửa. Cụ thể, đa số các tàu Hamilton đều được trang bị pháo hạm tự động Otobreda 76,2mm phiên bản Mk45 có tốc độ bắn khoảng 85 phát/phút, tầm bắn 15-16km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đáng giá nhất là tổ hợp pháo phòng không cao tốc (CIWS) Phalanx được thiết kế chuyên nhiệm cho vai trò tiêu diệt tên lửa hành trình chống hạm, phòng không chống máy bay, trực thăng, UAV. Phalanx trang bị khẩu pháo 6 nòng cỡ 20mm có tốc độ bắn 4.500 phát/phút, tầm bắn xa nhất 3,5km. Tuy nhiên, có khả năng khẩu pháo này sẽ bị gỡ bỏ khi bán lại cho Việt Nam. Điều này cũng xảy ra với Hải quân Philippines. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, các tàu tuần duyên Hamilton còn được trang bị pháo tự động Mk38 cỡ 25mm có tốc độ bắn 1.100 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 3km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đại liên M2 Browning 12,7mm. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài vũ khí, Hamilton cũng được trang bị hệ thống radar cảnh giới đường không 2 tham số AN/SPS-40 có tầm trinh sát 400km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ở đuôi tàu có sân bay nhỏ cùng hangar cho phép triển khai một trực thăng tuần tra. Nguồn ảnh: Wikipedia