Lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc đối với Iran đã chính thức kết thúc ngày 18/10 và Mỹ đã không thành công trong việc cho phép Liên hợp quốc gia hạn lệnh cấm vận; Iran tuyên bố rằng đây là một chiến thắng của Iran trước Mỹ. Ảnh: Quân đội Iran - Nguồn: Wikipedia.Về những loại vũ khí mà Iran sẽ nhập khẩu, chưa có thông tin chính thức rõ ràng. Tuy nhiên, đánh giá từ phái đoàn quân đội Iran tới Moscow và tuyên bố của đại sứ Iran tại Nga, Iran có khả năng có xu hướng mua vũ khí công nghệ cao do Nga sản xuất. Ảnh: Máy bay Su-30SM của Nga có khả năng Iran sẽ mua - Nguồn: Wikipedia.Ở một mức độ nào đó, Nga cũng không có quá nhiều lo ngại về việc bán vũ khí cho Iran; xét cho cùng, nhiều công ty và cá nhân quân đội Nga vốn nằm trong danh sách trừng phạt từ lâu của Bộ Tài chính Mỹ. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 luôn là vũ khí bị Mỹ ngăn cản xuất khẩu - Nguồn: TassTuy nhiên phía Iran cũng tuyên bố rằng, họ sẽ không mua một lượng lớn vũ khí công nghệ cao do nước ngoài sản xuất. Điều này phần lớn là do chính phủ Iran gặp khó khăn về tài chính, do ảnh hưởng lệnh trừng phạt kéo dài của Mỹ, dự trữ ngoại hối của chính phủ Iran được coi là thấp. Ảnh: Quân đội Iran - Nguồn: Wikipedia.Bên cạnh đó do xung đột lợi ích giữa Nga và Iran ở Syria, đặc biệt là khu vực Transcaucasus và một số nơi khác, Nga cũng rất thận trọng trong việc bán vũ khí hiện đại cho Iran. Nhiều vũ khí tiên tiến, Nga thực sự cũng không muốn bán cho Iran và Nga cũng phải tính đến sức ép từ Mỹ. Ảnh: Lực lượng Hezbollah tại biên giới giữa Lebanon và Syria - Nguồn: Wikipedia.Hãng thông tấn Sputnik Nga ngày 19/10 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Amir Khatami cho biết, với việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, Tehran có kế hoạch bán nhiều sản phẩm quân sự hơn thay vì mua chúng. Ảnh: Bộ trưởng Amir Khatami - Nguồn: Wikipedia."Kể từ năm ngoái, nhiều quốc gia đã liên hệ với chúng tôi, và chúng tôi cũng đã tiến hành một loạt cuộc đàm phán với nhiều quốc gia. Chúng tôi chắc chắn sẽ bán được nhiều hơn những gì chúng tôi mua", ông Amir Khatami cho biết thêm. Ảnh: Iran đã đã tự chế tạo được nhiều loại UAV tiên tiến - Nguồn: HuanqiuBộ trưởng Quốc phòng Iran Amir Khatami khẳng định, bất chấp lệnh trừng phạt của Iran, nước này đã đạt được những thành tựu trong lĩnh vực quân sự to lớn, đủ sức bảo vệ lãnh thổ và chế độ của Iran. Ảnh: Tên lửa phòng không Bavar-373 do Iran tự phát triển - Nguồn: Wikipedia.Theo Bộ trưởng Khatami, "kẻ thù" nhận ra rằng, Iran là một "cường quốc tên lửa" và là "một trong năm quốc gia hàng đầu thế giới" trong việc phát triển các phương tiện bay không người lái? Ảnh: Tên lửa không đối không Fakour-90 của Iran - Nguồn: HuanqiuTrên thực tế, với sự mở rộng ảnh hưởng ra nước ngoài của Iran, vũ khí của Iran, đặc biệt là vũ khí công nghệ cao, đã có mặt ở nhiều khu vực ở Trung Đông. Nhất là các nhóm vũ trang như Hezbollah tại Liban, Hauthi tại Yemen, Quân đội của chính phủ Syria Bashar al-Assad…đều trang bị vũ khí do Iran sản xuất. Ảnh: Tên lửa của lực lượng vũ trang Hauthi ở Yemen nghi có nguồn gốc từ Iran - Nguồn: TasnimCác loại tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, máy bay không người lái và tên lửa tầm xa của Iran, v.v đã được các nhóm vũ trang trên sử dụng rộng rãi trong các cuộc xung đột khu vực. Hoa Kỳ, Israel và Ả Rập Saudi đã hợp lực để ngăn chặn chương trình buôn lậu vũ khí của Iran ra các quốc gia trong khu vực. Ảnh Máy bay chiến đấu Kowsar do Iran sản xuất - Nguồn: HuanqiuHiện tại vẫn chưa rõ quốc gia nào sẽ mua vũ khí công nghệ cao do Iran sản xuất, nhưng điều chắc chắn đó là Venezuela và một số quốc gia khác cũng đang chịu lệnh trừng phạt của Mỹ. Ảnh: Một số tên lửa đạn đạo do Iran sản xuất - Nguồn: SinaNhưng việc Iran có thể mua và bán bao nhiêu vũ khí thì đó là một câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời. Với các quốc gia mua vũ khí của Iran, họ sẽ chịu sự ngăn cản quyết liệt của Mỹ, nhất là lệnh trừng phạt và đặc biệt là hiệu suất vũ khí của Iran vẫn là câu hỏi. Do vậy việc Iran tuyên bố xuất khẩu vũ khí là điều khó có thể xảy ra. Ảnh: UAV do Iran sản xuất - Nguồn: Sina Video Iran phô diễn sức mạnh quân sự tại lễ duyệt binh hàng năm - Nguồn: Vietnam+
Lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc đối với Iran đã chính thức kết thúc ngày 18/10 và Mỹ đã không thành công trong việc cho phép Liên hợp quốc gia hạn lệnh cấm vận; Iran tuyên bố rằng đây là một chiến thắng của Iran trước Mỹ. Ảnh: Quân đội Iran - Nguồn: Wikipedia.
Về những loại vũ khí mà Iran sẽ nhập khẩu, chưa có thông tin chính thức rõ ràng. Tuy nhiên, đánh giá từ phái đoàn quân đội Iran tới Moscow và tuyên bố của đại sứ Iran tại Nga, Iran có khả năng có xu hướng mua vũ khí công nghệ cao do Nga sản xuất. Ảnh: Máy bay Su-30SM của Nga có khả năng Iran sẽ mua - Nguồn: Wikipedia.
Ở một mức độ nào đó, Nga cũng không có quá nhiều lo ngại về việc bán vũ khí cho Iran; xét cho cùng, nhiều công ty và cá nhân quân đội Nga vốn nằm trong danh sách trừng phạt từ lâu của Bộ Tài chính Mỹ. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 luôn là vũ khí bị Mỹ ngăn cản xuất khẩu - Nguồn: Tass
Tuy nhiên phía Iran cũng tuyên bố rằng, họ sẽ không mua một lượng lớn vũ khí công nghệ cao do nước ngoài sản xuất. Điều này phần lớn là do chính phủ Iran gặp khó khăn về tài chính, do ảnh hưởng lệnh trừng phạt kéo dài của Mỹ, dự trữ ngoại hối của chính phủ Iran được coi là thấp. Ảnh: Quân đội Iran - Nguồn: Wikipedia.
Bên cạnh đó do xung đột lợi ích giữa Nga và Iran ở Syria, đặc biệt là khu vực Transcaucasus và một số nơi khác, Nga cũng rất thận trọng trong việc bán vũ khí hiện đại cho Iran. Nhiều vũ khí tiên tiến, Nga thực sự cũng không muốn bán cho Iran và Nga cũng phải tính đến sức ép từ Mỹ. Ảnh: Lực lượng Hezbollah tại biên giới giữa Lebanon và Syria - Nguồn: Wikipedia.
Hãng thông tấn Sputnik Nga ngày 19/10 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Amir Khatami cho biết, với việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, Tehran có kế hoạch bán nhiều sản phẩm quân sự hơn thay vì mua chúng. Ảnh: Bộ trưởng Amir Khatami - Nguồn: Wikipedia.
"Kể từ năm ngoái, nhiều quốc gia đã liên hệ với chúng tôi, và chúng tôi cũng đã tiến hành một loạt cuộc đàm phán với nhiều quốc gia. Chúng tôi chắc chắn sẽ bán được nhiều hơn những gì chúng tôi mua", ông Amir Khatami cho biết thêm. Ảnh: Iran đã đã tự chế tạo được nhiều loại UAV tiên tiến - Nguồn: Huanqiu
Bộ trưởng Quốc phòng Iran Amir Khatami khẳng định, bất chấp lệnh trừng phạt của Iran, nước này đã đạt được những thành tựu trong lĩnh vực quân sự to lớn, đủ sức bảo vệ lãnh thổ và chế độ của Iran. Ảnh: Tên lửa phòng không Bavar-373 do Iran tự phát triển - Nguồn: Wikipedia.
Theo Bộ trưởng Khatami, "kẻ thù" nhận ra rằng, Iran là một "cường quốc tên lửa" và là "một trong năm quốc gia hàng đầu thế giới" trong việc phát triển các phương tiện bay không người lái? Ảnh: Tên lửa không đối không Fakour-90 của Iran - Nguồn: Huanqiu
Trên thực tế, với sự mở rộng ảnh hưởng ra nước ngoài của Iran, vũ khí của Iran, đặc biệt là vũ khí công nghệ cao, đã có mặt ở nhiều khu vực ở Trung Đông. Nhất là các nhóm vũ trang như Hezbollah tại Liban, Hauthi tại Yemen, Quân đội của chính phủ Syria Bashar al-Assad…đều trang bị vũ khí do Iran sản xuất. Ảnh: Tên lửa của lực lượng vũ trang Hauthi ở Yemen nghi có nguồn gốc từ Iran - Nguồn: Tasnim
Các loại tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, máy bay không người lái và tên lửa tầm xa của Iran, v.v đã được các nhóm vũ trang trên sử dụng rộng rãi trong các cuộc xung đột khu vực. Hoa Kỳ, Israel và Ả Rập Saudi đã hợp lực để ngăn chặn chương trình buôn lậu vũ khí của Iran ra các quốc gia trong khu vực. Ảnh Máy bay chiến đấu Kowsar do Iran sản xuất - Nguồn: Huanqiu
Hiện tại vẫn chưa rõ quốc gia nào sẽ mua vũ khí công nghệ cao do Iran sản xuất, nhưng điều chắc chắn đó là Venezuela và một số quốc gia khác cũng đang chịu lệnh trừng phạt của Mỹ. Ảnh: Một số tên lửa đạn đạo do Iran sản xuất - Nguồn: Sina
Nhưng việc Iran có thể mua và bán bao nhiêu vũ khí thì đó là một câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời. Với các quốc gia mua vũ khí của Iran, họ sẽ chịu sự ngăn cản quyết liệt của Mỹ, nhất là lệnh trừng phạt và đặc biệt là hiệu suất vũ khí của Iran vẫn là câu hỏi. Do vậy việc Iran tuyên bố xuất khẩu vũ khí là điều khó có thể xảy ra. Ảnh: UAV do Iran sản xuất - Nguồn: Sina
Video Iran phô diễn sức mạnh quân sự tại lễ duyệt binh hàng năm - Nguồn: Vietnam+