Iskander-M, một loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn của Nga, được biết đến với độ chính xác, tính cơ động và khả năng linh hoạt trong chiến tranh hiện đại. Bệ phóng tên lửa di động trên đường này được chế tạo để mang theo hai tên lửa và có thể triển khai chiến đấu trong vòng vài phút, mang lại khả năng phản ứng nhanh. Tên lửa Iskander-M có tầm bắn từ 50 km đến 500 km và có thể mang theo nhiều loại đầu đạn, bao gồm đầu đạn nổ phá, đầu đạn chùm, đầu đạn phá boongke và thậm chí cả đầu đạn hạt nhân. Tên lửa được dẫn đường bằng cả quán tính và vệ tinh, cung cấp độ chính xác từ 5 đến 7 mét, khiến nó cực kỳ hiệu quả trong các đòn tấn công “phẫu thuật”. Về mặt kỹ thuật, tên lửa Iskander-M có thể bay với tốc độ vượt quá Mach 6, khiến nó cực kỳ khó bị đánh chặn bằng các hệ thống phòng thủ tên lửa thông thường. Động cơ nhiên liệu rắn của nó giúp thời gian phóng nhanh, trong khi khả năng cơ động giữa chuyến bay và thả mồi nhử, đã làm tăng khả năng né tránh của nó trước các hệ thống phòng thủ tên lửa.Bệ phóng tên lửa Iskander-M có thể phóng liên tiếp hai đạn tên lửa, phát bắn của tên lửa thứ hai đè bẹp phản ứng của đối thủ, giúp tăng cường hiệu quả chiến thuật trong điều kiện chiến trường. Hơn nữa, khả năng phóng từ các trận địa bí mật từ xa của Iskander-M làm tăng khả năng sống sót của nó trước các cuộc phản công.Về mặt hoạt động, tên lửa Iskander-M đóng vai trò quan trọng trong chiến thuật của Nga, vì nó được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu có giá trị cao như trung tâm chỉ huy, hệ thống phòng không, thông tin và trung tâm hậu cần của đối phương. Việc tích hợp hệ thống tên lửa Iskander-M với các mạng lưới chỉ huy và kiểm soát rộng hơn của Nga, giúp kíp chiến đấu cập nhật mục tiêu theo thời gian thực một cách tự động. Do vậy, kíp chiến đấu có thể nhanh chóng phóng đạn vào mục tiêu và rút nhanh khỏi trận địa.Tính linh hoạt của tên lửa Iskander-M cũng mở rộng đến các tùy chọn tải trọng, cho phép nó được điều chỉnh cho cả nhiệm vụ thông thường và chiến lược. Trong các tình huống chiến đấu, độ chính xác và tốc độ của Iskander-M, khiến nó trở thành một vũ khí nguy hiểm trong kho vũ khí của Nga; có khả năng tấn công sâu và bất ngờ vào phía sau phòng tuyến của đối phương.Nga đã tăng đáng kể các vụ phóng tên lửa đạn đạo Iskander-M trên chiến trường Ukraine, vượt qua các dự đoán trước đó. Các thông tin gần đây cho thấy, Quân đội Nga hiện đang phóng hơn 100 tên lửa Iskander-M mỗi tháng, tăng mạnh so với con số trước đó là 60-80 tên lửa.Sự gia tăng các hoạt động chiến đấu của loại tên lửa Iskander-M này cho thấy, những thông tin về việc Nga sẽ nhanh chóng “cạn kiệt tên lửa” của truyền thông Mỹ và phương Tây, đều là tin “lá cải”. Ngược lại, Moscow đã cho Mỹ và phương Tây thấy năng lực sản xuất quốc phòng thời chiến của họ mạnh như thế nào. Bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây nhắm vào ngành công nghiệp quốc phòng của Nga, các sản phẩm quốc phòng công nghệ cao như máy bay chiến đấu Su-57, tiêm kích bom Su-34, hay tên lửa đạn đạo Iskander-M, vẫn “đều đặn” ra lò như sản xuất “bánh bao”.Có thể nhận thấy, việc sản xuất tên lửa của Nga nói chung, trong đó có tên lửa Iskander-M nói riêng không hề suy giảm mà còn phát triển. Lý do là Nga có mạng lưới công nghiệp trong nước rộng lớn, bao gồm khả năng tự cung tự cấp về vi điện tử, hợp kim và các ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng khác. Mặt khác, Nga vẫn tiếp tục dựa vào các công nghệ trong nước như hệ thống định vị GLONASS và vi mạch nội địa, đảm bảo sản xuất tên lửa của họ, không bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt. Sự “tự sản, tự tiêu” này giúp Nga duy trì và mở rộng năng lực tên lửa của mình, ngay cả khi phải đối mặt với lệnh cấm vận quốc tế khắc nghiệt. Hiện có thông tin cho rằng, Nga đang phát triển phiên bản tên lửa đạn đạo có mật danh Iskander-1000, có tầm bắn tới 1.000 km; điều này đang gây lo ngại nghiêm trọng ở Kiev. Các nhà phân tích quân sự Ukraine cho biết, một bệ phóng thử nghiệm loại tên lửa mới đã được phát hiện tại bãi thử Kapustin Yar vào tháng 5/2024. Ngoài ra, các kỹ sư Nga đã cố gắng nâng cấp mức chính xác của tên lửa Iskander-M, có độ lệch vòng tròn so với mục tiêu chỉ là 2 mét. Ngoài ra, Iskander-1000 có thể sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính tự động, điều chỉnh sai số đường bay, dựa vào định vị vệ tinh. Dẫn đường giai đoạn cuối bằng radar dựa trên bản đồ địa hình trong khu vực mục tiêu.Qua thời gian xung đột giữa Nga và Ukraine, không phải các loại tên lửa siêu thanh hay hành trình, mà chính tên lửa Iskander-M mới là mối đe dọa nguy hiểm nhất; nó thực sự đã trở thành cơn ác mộng đối với Quân đội Ukraine. Iskander-M có thể ngay lập tức tấn công các mục tiêu theo thời gian thực, khiến Quân đội Ukraine khó có thời gian phản ứng.Ngay cả với hệ thống phòng không Patriot của Mỹ, chuyên nhiệm vụ đánh chặn tên lửa, mặc dù phát hiện ra tên lửa Iskander-M tấn công, nhưng đành bất lực để Iskander-M phá hủy, khiến Quân đội Ukraine không dám đưa các hệ thống phòng không quý giá này, ra gần khu vực chiến tuyến. Trong khi đó, hệ thống phòng không của Ukraine đang chịu áp lực rất lớn. Việc mất các thành phần quan trọng, bao gồm hệ thống radar của hệ thống tên lửa phòng không Patriot, đã khiến việc đánh chặn các cuộc tấn công tên lửa ngày càng tăng của Nga, trở nên khó khăn hơn.Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã liên tục kêu gọi phương Tây hỗ trợ nhiều hơn, đặc biệt là trong việc cung cấp các hệ thống phòng không tiên tiến cho nước này. Tuy nhiên, nhiều nước NATO vẫn còn do dự do lo ngại về việc phân bổ nguồn lực. (Nguồn ảnh: Topwar, Bulgarian Military, CNN).
Iskander-M, một loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn của Nga, được biết đến với độ chính xác, tính cơ động và khả năng linh hoạt trong chiến tranh hiện đại. Bệ phóng tên lửa di động trên đường này được chế tạo để mang theo hai tên lửa và có thể triển khai chiến đấu trong vòng vài phút, mang lại khả năng phản ứng nhanh.
Tên lửa Iskander-M có tầm bắn từ 50 km đến 500 km và có thể mang theo nhiều loại đầu đạn, bao gồm đầu đạn nổ phá, đầu đạn chùm, đầu đạn phá boongke và thậm chí cả đầu đạn hạt nhân. Tên lửa được dẫn đường bằng cả quán tính và vệ tinh, cung cấp độ chính xác từ 5 đến 7 mét, khiến nó cực kỳ hiệu quả trong các đòn tấn công “phẫu thuật”.
Về mặt kỹ thuật, tên lửa Iskander-M có thể bay với tốc độ vượt quá Mach 6, khiến nó cực kỳ khó bị đánh chặn bằng các hệ thống phòng thủ tên lửa thông thường. Động cơ nhiên liệu rắn của nó giúp thời gian phóng nhanh, trong khi khả năng cơ động giữa chuyến bay và thả mồi nhử, đã làm tăng khả năng né tránh của nó trước các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Bệ phóng tên lửa Iskander-M có thể phóng liên tiếp hai đạn tên lửa, phát bắn của tên lửa thứ hai đè bẹp phản ứng của đối thủ, giúp tăng cường hiệu quả chiến thuật trong điều kiện chiến trường. Hơn nữa, khả năng phóng từ các trận địa bí mật từ xa của Iskander-M làm tăng khả năng sống sót của nó trước các cuộc phản công.
Về mặt hoạt động, tên lửa Iskander-M đóng vai trò quan trọng trong chiến thuật của Nga, vì nó được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu có giá trị cao như trung tâm chỉ huy, hệ thống phòng không, thông tin và trung tâm hậu cần của đối phương.
Việc tích hợp hệ thống tên lửa Iskander-M với các mạng lưới chỉ huy và kiểm soát rộng hơn của Nga, giúp kíp chiến đấu cập nhật mục tiêu theo thời gian thực một cách tự động. Do vậy, kíp chiến đấu có thể nhanh chóng phóng đạn vào mục tiêu và rút nhanh khỏi trận địa.
Tính linh hoạt của tên lửa Iskander-M cũng mở rộng đến các tùy chọn tải trọng, cho phép nó được điều chỉnh cho cả nhiệm vụ thông thường và chiến lược. Trong các tình huống chiến đấu, độ chính xác và tốc độ của Iskander-M, khiến nó trở thành một vũ khí nguy hiểm trong kho vũ khí của Nga; có khả năng tấn công sâu và bất ngờ vào phía sau phòng tuyến của đối phương.
Nga đã tăng đáng kể các vụ phóng tên lửa đạn đạo Iskander-M trên chiến trường Ukraine, vượt qua các dự đoán trước đó. Các thông tin gần đây cho thấy, Quân đội Nga hiện đang phóng hơn 100 tên lửa Iskander-M mỗi tháng, tăng mạnh so với con số trước đó là 60-80 tên lửa.
Sự gia tăng các hoạt động chiến đấu của loại tên lửa Iskander-M này cho thấy, những thông tin về việc Nga sẽ nhanh chóng “cạn kiệt tên lửa” của truyền thông Mỹ và phương Tây, đều là tin “lá cải”. Ngược lại, Moscow đã cho Mỹ và phương Tây thấy năng lực sản xuất quốc phòng thời chiến của họ mạnh như thế nào.
Bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây nhắm vào ngành công nghiệp quốc phòng của Nga, các sản phẩm quốc phòng công nghệ cao như máy bay chiến đấu Su-57, tiêm kích bom Su-34, hay tên lửa đạn đạo Iskander-M, vẫn “đều đặn” ra lò như sản xuất “bánh bao”.
Có thể nhận thấy, việc sản xuất tên lửa của Nga nói chung, trong đó có tên lửa Iskander-M nói riêng không hề suy giảm mà còn phát triển. Lý do là Nga có mạng lưới công nghiệp trong nước rộng lớn, bao gồm khả năng tự cung tự cấp về vi điện tử, hợp kim và các ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng khác.
Mặt khác, Nga vẫn tiếp tục dựa vào các công nghệ trong nước như hệ thống định vị GLONASS và vi mạch nội địa, đảm bảo sản xuất tên lửa của họ, không bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt. Sự “tự sản, tự tiêu” này giúp Nga duy trì và mở rộng năng lực tên lửa của mình, ngay cả khi phải đối mặt với lệnh cấm vận quốc tế khắc nghiệt.
Hiện có thông tin cho rằng, Nga đang phát triển phiên bản tên lửa đạn đạo có mật danh Iskander-1000, có tầm bắn tới 1.000 km; điều này đang gây lo ngại nghiêm trọng ở Kiev. Các nhà phân tích quân sự Ukraine cho biết, một bệ phóng thử nghiệm loại tên lửa mới đã được phát hiện tại bãi thử Kapustin Yar vào tháng 5/2024.
Ngoài ra, các kỹ sư Nga đã cố gắng nâng cấp mức chính xác của tên lửa Iskander-M, có độ lệch vòng tròn so với mục tiêu chỉ là 2 mét. Ngoài ra, Iskander-1000 có thể sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính tự động, điều chỉnh sai số đường bay, dựa vào định vị vệ tinh. Dẫn đường giai đoạn cuối bằng radar dựa trên bản đồ địa hình trong khu vực mục tiêu.
Qua thời gian xung đột giữa Nga và Ukraine, không phải các loại tên lửa siêu thanh hay hành trình, mà chính tên lửa Iskander-M mới là mối đe dọa nguy hiểm nhất; nó thực sự đã trở thành cơn ác mộng đối với Quân đội Ukraine. Iskander-M có thể ngay lập tức tấn công các mục tiêu theo thời gian thực, khiến Quân đội Ukraine khó có thời gian phản ứng.
Ngay cả với hệ thống phòng không Patriot của Mỹ, chuyên nhiệm vụ đánh chặn tên lửa, mặc dù phát hiện ra tên lửa Iskander-M tấn công, nhưng đành bất lực để Iskander-M phá hủy, khiến Quân đội Ukraine không dám đưa các hệ thống phòng không quý giá này, ra gần khu vực chiến tuyến.
Trong khi đó, hệ thống phòng không của Ukraine đang chịu áp lực rất lớn. Việc mất các thành phần quan trọng, bao gồm hệ thống radar của hệ thống tên lửa phòng không Patriot, đã khiến việc đánh chặn các cuộc tấn công tên lửa ngày càng tăng của Nga, trở nên khó khăn hơn.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã liên tục kêu gọi phương Tây hỗ trợ nhiều hơn, đặc biệt là trong việc cung cấp các hệ thống phòng không tiên tiến cho nước này. Tuy nhiên, nhiều nước NATO vẫn còn do dự do lo ngại về việc phân bổ nguồn lực. (Nguồn ảnh: Topwar, Bulgarian Military, CNN).