Nhà phát triển và sản xuất xe bọc thép hàng đầu Nga Uralvagonzavod đã “cảm ơn” Tổng thống Pháp Macron, về những khẩu pháo tự hành bánh hơi nổi tiếng Caesar, mà Paris trước đó đã viện trợ cho Quân đội Ukraine; sau đó đã được “chuyển giao” cho Quân đội Nga.Kể từ khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine, trong khi các nước phương Tây tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, thì họ lại lo lắng và cố tránh một điều, đó là lo sợ những công nghệ bí mật của vũ khí phương Tây bị lộ. Nhưng điều mà các nước phương Tây lo lắng cuối cùng đã xảy ra.Hãng thông tấn Sputnik Nga ngày 24/6 đưa tin, ít nhất hai khẩu pháo tự hành bánh hơi Caesar, mà Pháp viện trợ cho Quân đội Ukraine, đã bị Quân đội Nga thu giữ trong tình trạng còn nguyên vẹn và giao cho Nhà phát triển và sản xuất xe bọc thép hàng đầu của Nga là Uralvagonzavod nghiên cứu.Hiện tại, tin tức này đã được xác nhận bởi lãnh đạo của công ty Uralvagonzavod và bình luận với giọng điệu hơi châm biếm: “Cảm ơn Tổng thống Macron đã tặng pháo tự hành bánh hơi hiện đại nhất của phương Tây, để Nga nghiên cứu”.Khi cuộc xung đột Nga-Ukraine đi vào cao trào, cả hai bên đều đang sử dụng rất nhiều loại vũ khí trong kho của mình. Đối với Ukraine, vốn có tiềm lực quốc phòng yếu kém do nhiều nguyên nhân, và số vũ khí do Liên Xô sản xuất, đặc biệt là vũ khí hạng nặng ngày càng khan hiếm. Trên mặt trận Donbas, Nga sử dụng ưu thế về pháo binh để áp chế Quân đội Ukraine trong vòng vây, đồng thời tiến hành các đợt pháo kích suốt ngày đêm với phương châm “làm mềm chiến trường”, khiến Quân đội Ukraine không thể chịu đựng nổi và hạn chế mức thấp nhất thiệt hại, nhất là về sinh lực.Trong bối cảnh đó, Tổng thống Ukraine Zelensky đã nhiều lần đề nghị các nước phương Tây cung cấp các hệ thống vũ khí hiện đại. Để Quân đội Ukraine không bị áp đảo hoàn toàn, các nước phương Tây phải cung cấp cho Ukraine các hệ thống vũ khí tấn công tầm xa.Ngoài Mỹ, Anh và Pháp, thì ngay cả Đức vốn luôn thận trọng trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, cuối cùng cũng đã cung cấp cho Ukraine những khẩu pháo tự hành 155mm tiên tiến.Tuy nhiên, các nước phương Tây cũng đã phải rơi vào tình thế khó xử: vừa có ý định viện trợ vũ khí, nhưng vừa sợ bị lộ bí mật. Bạn phải biết rằng, tình hình chiến trường đang thay đổi nhanh chóng, và không có gì lạ khi các hệ thống trang bị vũ khí được đổi chủ làm chiến lợi phẩm.Với việc số vũ khí do Liên Xô sản xuất trên chiến trường của Quân đội Ukraine liên tục suy giảm, và việc phương Tây liên tục cung cấp vũ khí tiên tiến cho lực lượng Ukraine ở tiền tuyến, thì nguy cơ rò rỉ công nghệ vũ khí này sẽ chỉ tăng lên.Chính vì điều này mà các nước phương Tây cũng đã có những biện pháp phòng chống và kiểm soát tương ứng. Lấy 126 khẩu pháo xe kéo M777 do Mỹ viện trợ làm ví dụ, khi Quân đội Ukraine đang hào hứng có được loại pháo sát thủ lớn này, thì bất ngờ người Mỹ đã cho nó phiên bản thiếu với hệ thống điều khiển hỏa lực bị tháo bỏ.Lời giải thích được người Mỹ đưa ra là: "Nhằm ngăn chặn hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến trên pháo binh bị Quân đội Nga chiếm đoạt". Bây giờ có vẻ như cách tiếp cận của người Mỹ không phải là không hợp lý.Về việc khẩu pháo tự hành bánh hơi Caesar của Pháp viện trợ cho Ukraine có phải là phiên bản thiếu hay không, hiện thông tin vẫn chưa được tiết lộ. Theo thông tin công khai, hiệu suất của loại pháo bánh hơi này của Pháp hiện đứng đầu thế giới.Những hệ thống vũ khí hiện đại của bất kỳ quốc gia nào, đều tốn nhiều thời gian và kinh phí để phát triển và được giữ bí mật cao nhất; với việc Tổng thống Pháp Macron đem những “quốc bảo” của mình viện trợ cho Ukraine, không khác gì giao những hệ thống vũ khí tối tân nhất của mình cho người Nga “nghiên cứu miễn phí”.Vậy tác động của việc này là gì? Đối với các nước phương Tây, điều đó càng làm họ thêm lo lắng về việc rò rỉ bí mật vũ khí, và họ có thể theo cách làm của người Mỹ, khi chỉ cung cấp cho Ukraine các phiên bản vũ khí đã bị cắt bớt tính năng. Như vậy những vũ khí hiện đại cũng chẳng khác gì những vũ khí thông thường. Còn đối với Nga, đó chắc chắn là một tin vui, vì nước này không chỉ nâng cao trình độ phát triển vũ khí của nước mình, mà còn khoét sâu thêm nỗi lo về sự trợ giúp của các nước phương Tây; đồng thời đánh vào tinh thần của Quân đội Ukraine.Tất nhiên, bị ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là Ukraine, nước này không chỉ bị mất vũ khí, suy yếu hiệu quả chiến đấu mà còn gây “khủng hoảng lòng tin” ở các nước phương Tây, khi họ không dám cung cấp những vũ khí hiện đại nhất cho Kiev mà lúc này Ukraine đang rất cần.
Nhà phát triển và sản xuất xe bọc thép hàng đầu Nga Uralvagonzavod đã “cảm ơn” Tổng thống Pháp Macron, về những khẩu pháo tự hành bánh hơi nổi tiếng Caesar, mà Paris trước đó đã viện trợ cho Quân đội Ukraine; sau đó đã được “chuyển giao” cho Quân đội Nga.
Kể từ khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine, trong khi các nước phương Tây tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, thì họ lại lo lắng và cố tránh một điều, đó là lo sợ những công nghệ bí mật của vũ khí phương Tây bị lộ. Nhưng điều mà các nước phương Tây lo lắng cuối cùng đã xảy ra.
Hãng thông tấn Sputnik Nga ngày 24/6 đưa tin, ít nhất hai khẩu pháo tự hành bánh hơi Caesar, mà Pháp viện trợ cho Quân đội Ukraine, đã bị Quân đội Nga thu giữ trong tình trạng còn nguyên vẹn và giao cho Nhà phát triển và sản xuất xe bọc thép hàng đầu của Nga là Uralvagonzavod nghiên cứu.
Hiện tại, tin tức này đã được xác nhận bởi lãnh đạo của công ty Uralvagonzavod và bình luận với giọng điệu hơi châm biếm: “Cảm ơn Tổng thống Macron đã tặng pháo tự hành bánh hơi hiện đại nhất của phương Tây, để Nga nghiên cứu”.
Khi cuộc xung đột Nga-Ukraine đi vào cao trào, cả hai bên đều đang sử dụng rất nhiều loại vũ khí trong kho của mình. Đối với Ukraine, vốn có tiềm lực quốc phòng yếu kém do nhiều nguyên nhân, và số vũ khí do Liên Xô sản xuất, đặc biệt là vũ khí hạng nặng ngày càng khan hiếm.
Trên mặt trận Donbas, Nga sử dụng ưu thế về pháo binh để áp chế Quân đội Ukraine trong vòng vây, đồng thời tiến hành các đợt pháo kích suốt ngày đêm với phương châm “làm mềm chiến trường”, khiến Quân đội Ukraine không thể chịu đựng nổi và hạn chế mức thấp nhất thiệt hại, nhất là về sinh lực.
Trong bối cảnh đó, Tổng thống Ukraine Zelensky đã nhiều lần đề nghị các nước phương Tây cung cấp các hệ thống vũ khí hiện đại. Để Quân đội Ukraine không bị áp đảo hoàn toàn, các nước phương Tây phải cung cấp cho Ukraine các hệ thống vũ khí tấn công tầm xa.
Ngoài Mỹ, Anh và Pháp, thì ngay cả Đức vốn luôn thận trọng trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, cuối cùng cũng đã cung cấp cho Ukraine những khẩu pháo tự hành 155mm tiên tiến.
Tuy nhiên, các nước phương Tây cũng đã phải rơi vào tình thế khó xử: vừa có ý định viện trợ vũ khí, nhưng vừa sợ bị lộ bí mật. Bạn phải biết rằng, tình hình chiến trường đang thay đổi nhanh chóng, và không có gì lạ khi các hệ thống trang bị vũ khí được đổi chủ làm chiến lợi phẩm.
Với việc số vũ khí do Liên Xô sản xuất trên chiến trường của Quân đội Ukraine liên tục suy giảm, và việc phương Tây liên tục cung cấp vũ khí tiên tiến cho lực lượng Ukraine ở tiền tuyến, thì nguy cơ rò rỉ công nghệ vũ khí này sẽ chỉ tăng lên.
Chính vì điều này mà các nước phương Tây cũng đã có những biện pháp phòng chống và kiểm soát tương ứng. Lấy 126 khẩu pháo xe kéo M777 do Mỹ viện trợ làm ví dụ, khi Quân đội Ukraine đang hào hứng có được loại pháo sát thủ lớn này, thì bất ngờ người Mỹ đã cho nó phiên bản thiếu với hệ thống điều khiển hỏa lực bị tháo bỏ.
Lời giải thích được người Mỹ đưa ra là: "Nhằm ngăn chặn hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến trên pháo binh bị Quân đội Nga chiếm đoạt". Bây giờ có vẻ như cách tiếp cận của người Mỹ không phải là không hợp lý.
Về việc khẩu pháo tự hành bánh hơi Caesar của Pháp viện trợ cho Ukraine có phải là phiên bản thiếu hay không, hiện thông tin vẫn chưa được tiết lộ. Theo thông tin công khai, hiệu suất của loại pháo bánh hơi này của Pháp hiện đứng đầu thế giới.
Những hệ thống vũ khí hiện đại của bất kỳ quốc gia nào, đều tốn nhiều thời gian và kinh phí để phát triển và được giữ bí mật cao nhất; với việc Tổng thống Pháp Macron đem những “quốc bảo” của mình viện trợ cho Ukraine, không khác gì giao những hệ thống vũ khí tối tân nhất của mình cho người Nga “nghiên cứu miễn phí”.
Vậy tác động của việc này là gì? Đối với các nước phương Tây, điều đó càng làm họ thêm lo lắng về việc rò rỉ bí mật vũ khí, và họ có thể theo cách làm của người Mỹ, khi chỉ cung cấp cho Ukraine các phiên bản vũ khí đã bị cắt bớt tính năng. Như vậy những vũ khí hiện đại cũng chẳng khác gì những vũ khí thông thường.
Còn đối với Nga, đó chắc chắn là một tin vui, vì nước này không chỉ nâng cao trình độ phát triển vũ khí của nước mình, mà còn khoét sâu thêm nỗi lo về sự trợ giúp của các nước phương Tây; đồng thời đánh vào tinh thần của Quân đội Ukraine.
Tất nhiên, bị ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là Ukraine, nước này không chỉ bị mất vũ khí, suy yếu hiệu quả chiến đấu mà còn gây “khủng hoảng lòng tin” ở các nước phương Tây, khi họ không dám cung cấp những vũ khí hiện đại nhất cho Kiev mà lúc này Ukraine đang rất cần.