Quân đội Nhân dân Việt Nam có truyền thống lâu đời sử dụng hệ vũ khí do Liên Xô (Nga) sản xuất, từ Lục quân tới Không quân, Hải quân. Hiện nay, các loại vũ khí hiện đại như tàu ngầm Kilo, tàu hộ vệ Gepard 3.9, tiêm kích Su-30MK2, tên lửa S-300 mà Việt Nam đang sử dụng đều do Nga chế tạo. Và trong tương lai, Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục mua sắm thêm và sử dụng các hệ vũ khí hiện đại do Nga sản xuất. Các chuyên gia quốc tế cũng như nước Nga cũng dự đoán tương tự vậy.Theo đó, Phó Giám đốc Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga Konstantin Makiyenko tin rằng, Việt Nam và Indonesia, Malaysia sẽ lựa chọn mua tiêm kích đa năng Su-35 sau Su-30MK2. "Việt Nam cần phải mua thêm ít nhất là 24 chiếc Su, và cũng như Indonesia, họ có thể sẽ chuyển từ việc mua Su-30MK2 sang Su-35”, ông này nói trong một cuộc phỏng vấn với RIA. Su-35 là tiêm kích thế hệ 4 nhưng được tích hợp hàng loạt công nghệ thế hệ 5 như radar mạng pha, động cơ kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều...Không chỉ Su-35, các chuyên gia Nga còn tin rằng Việt Nam sẽ mua tiêm kích tàng hình Su T-50 mà công ty Sukhoi đang phát triển. "Sukhoi hiện có 3 khách hàng chính tại khu vực Đông Nam Á gồm Việt Nam, Indonesia và Malaysia. Tất cả họ đều là khách hàng tiềm năng của 2 mẫu máy bay chiến đấu hiện đại Su-35 Super Flanker và Sukhoi PAK FA T-50”, Giám đốc tiếp thị công ty Sukhoi (Nga) Mikhail Tyukhanov tuyên bố.Máy bay cường kích siêu âm Sukhoi Su-34 cũng có thể sẽ lọt vào tầm ngắm của Việt Nam trong tương lai, nhằm thay thế các cường kích Su-22. Su-34 được phát triển dựa trên dòng Su-27 huyền thoại, có khả năng mang tới 8 tấn vũ khí điều khiển, trang bị radar hiện đại.Hiện để đào tạo phi công, Không quân Việt Nam chủ yếu sử dụng các máy bay huấn luyện đời cũ L-39C do Czech sản xuất. Nhưng trong tương lai gần, không loại trừ khả năng Việt Nam sẽ mua máy bay huấn luyện Yak-130 mới nhất do Nga sản xuất. “…Máy bay huấn luyện phản lực đa năng Yak-130 do Nga chế tạo cũng dành được khá nhiều sự quan tâm từ thị trường các nước Châu Mỹ Latinh và khu vực Đông Nam Á với các khách hàng tiềm năng như Mông Cổ hay Việt Nam”, Phó Giám đốc Cục thiết kế chế tạo máy KBP Yuri Savenkov tuyên bố tại triển lãm IDEX 2015.Trong lĩnh vực phòng không, Việt Nam hiện vẫn dùng nhiều tổ hợp tên lửa được sản xuất từ những năm 1950-1970. Vì vậy, nhu cầu hiện đại hóa trang bị là rất lớn. Bên cạnh việc nâng cấp các hệ thống cũ thích nghi với chiến tranh hiện đại, Việt Nam đang từng bước mua sắm thêm các trang bị mới. Điển hình là hợp đồng mua 2 tiểu đoàn phòng không S-300PMU1 hiện đại. Và trong tương lai, các chuyên gia tin rằng Việt Nam sẽ nhắm tới tổ hợp phòng không tốt nhất thế giới S-400 có khả năng hạ mục tiêu ở tầm xa tới 400km.…"Việt Nam thích máy bay phản lực chiến đấu của Nga, đặc biệt là các hệ thống tên lửa phòng không. Họ đã chú ý đến hệ thống S-400. Họ cũng là những người đầu tiên quan tâm đến hệ thống pháo-tên lửa chống máy bay mới Pantsir-S1 tiên tiến nhất, không có loại tương tự trên thế giới", nhà phân tích quân sự báo Komsomolskaya Pravda Victor Baranez cho biết vào năm 2013.Trong trang bị lục quân, đầu năm 2014, một tờ báo Nga đã đăng tải thông tin Việt Nam đang xem xét việc mua sắm các xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 hiện đại. "Các chuyên gia Việt Nam đã xem xét tăng T-90 và quan sát nó hoạt động trong thời gian diễn tập quân sự của Ấn Độ. Chiếc xe tăng Nga đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi/yêu cầu của giới quân nhân Việt Nam, song lại có sự phức tạp trong việc giải quyết các vấn đề về thống nhất hóa toàn bộ số xe tăng của quân đội", tờ VZ cho biết.Xe tăng T-90 là phương án hiện đại hóa sâu rộng dòng T-72 do Liên Xô thiết kế. T-90 được trang bị hệ thống phòng vệ 3 lớp cực kỳ kiên cố, hệ thống hỏa lực mạnh khủng khiếp và tính cơ động cao. T-90 được xem là ngang ngửa, thậm chí nhỉnh hơn các tăng phương Tây ở một vài yếu tố.Trong trang bị hải quân, Việt Nam được cho là đang quan tâm tới một số tàu chiến, tàu đổ bộ cỡ nhỏ. Gần đây, Giám đốc nhà máy Zelenodolsk cho biết, tàu tuần tra chống phá hoại thuộc Project 21980 Grachenok đang nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Lớp tàu có lượng giãn nước khoảng 138 tấn, thủy thủ đoàn 18 người, trang bị hỏa lực phù hợp nhiệm vụ (gồm súng phóng lựu chống người nhái DP-65A 55mm, đại liên 14,5mm, phương tiện lặn không người lái…).Hiện nay, Hải quân Nhân dân Việt Nam chủ yếu sử dụng tàu đổ bộ nhỏ tự đóng và một phần do Liên Xô cung cấp trước đây. Vì vậy, nhu cầu hiện đại hóa trang bị cũng rất lớn. Trong năm 2014, tờ Sao Đỏ của Nga dẫn lời phát ngôn viên nhà máy đóng tàu Yaroslavsky - Vladimir Popov cho biết, tàu đổ bộ thuộc Project 21820 Dyugon có thể được xuất khẩu sang Việt Nam.Tàu đổ bộ cỡ nhỏ Dyugon được thiết kế để có thể các phương tiện cơ giới, hàng hóa, binh lính phục vụ các chiến dịch đổ bộ đánh chiếm đảo, bờ biển. Dyugon có thể chở 140 tấn hàng hóa hoặc 3 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc 5 xe bọc thép chở quân.
Quân đội Nhân dân Việt Nam có truyền thống lâu đời sử dụng hệ vũ khí do Liên Xô (Nga) sản xuất, từ Lục quân tới Không quân, Hải quân. Hiện nay, các loại vũ khí hiện đại như tàu ngầm Kilo, tàu hộ vệ Gepard 3.9, tiêm kích Su-30MK2, tên lửa S-300 mà Việt Nam đang sử dụng đều do Nga chế tạo. Và trong tương lai, Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục mua sắm thêm và sử dụng các hệ vũ khí hiện đại do Nga sản xuất. Các chuyên gia quốc tế cũng như nước Nga cũng dự đoán tương tự vậy.
Theo đó, Phó Giám đốc Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga Konstantin Makiyenko tin rằng, Việt Nam và Indonesia, Malaysia sẽ lựa chọn mua tiêm kích đa năng Su-35 sau Su-30MK2. "Việt Nam cần phải mua thêm ít nhất là 24 chiếc Su, và cũng như Indonesia, họ có thể sẽ chuyển từ việc mua Su-30MK2 sang Su-35”, ông này nói trong một cuộc phỏng vấn với RIA. Su-35 là tiêm kích thế hệ 4 nhưng được tích hợp hàng loạt công nghệ thế hệ 5 như radar mạng pha, động cơ kiểm soát véc tơ lực đẩy đa chiều...
Không chỉ Su-35, các chuyên gia Nga còn tin rằng Việt Nam sẽ mua tiêm kích tàng hình Su T-50 mà công ty Sukhoi đang phát triển. "Sukhoi hiện có 3 khách hàng chính tại khu vực Đông Nam Á gồm Việt Nam, Indonesia và Malaysia. Tất cả họ đều là khách hàng tiềm năng của 2 mẫu máy bay chiến đấu hiện đại Su-35 Super Flanker và Sukhoi PAK FA T-50”, Giám đốc tiếp thị công ty Sukhoi (Nga) Mikhail Tyukhanov tuyên bố.
Máy bay cường kích siêu âm Sukhoi Su-34 cũng có thể sẽ lọt vào tầm ngắm của Việt Nam trong tương lai, nhằm thay thế các cường kích Su-22. Su-34 được phát triển dựa trên dòng Su-27 huyền thoại, có khả năng mang tới 8 tấn vũ khí điều khiển, trang bị radar hiện đại.
Hiện để đào tạo phi công, Không quân Việt Nam chủ yếu sử dụng các máy bay huấn luyện đời cũ L-39C do Czech sản xuất. Nhưng trong tương lai gần, không loại trừ khả năng Việt Nam sẽ mua máy bay huấn luyện Yak-130 mới nhất do Nga sản xuất. “…Máy bay huấn luyện phản lực đa năng Yak-130 do Nga chế tạo cũng dành được khá nhiều sự quan tâm từ thị trường các nước Châu Mỹ Latinh và khu vực Đông Nam Á với các khách hàng tiềm năng như Mông Cổ hay Việt Nam”, Phó Giám đốc Cục thiết kế chế tạo máy KBP Yuri Savenkov tuyên bố tại triển lãm IDEX 2015.
Trong lĩnh vực phòng không, Việt Nam hiện vẫn dùng nhiều tổ hợp tên lửa được sản xuất từ những năm 1950-1970. Vì vậy, nhu cầu hiện đại hóa trang bị là rất lớn. Bên cạnh việc nâng cấp các hệ thống cũ thích nghi với chiến tranh hiện đại, Việt Nam đang từng bước mua sắm thêm các trang bị mới. Điển hình là hợp đồng mua 2 tiểu đoàn phòng không S-300PMU1 hiện đại. Và trong tương lai, các chuyên gia tin rằng Việt Nam sẽ nhắm tới tổ hợp phòng không tốt nhất thế giới S-400 có khả năng hạ mục tiêu ở tầm xa tới 400km.
…"Việt Nam thích máy bay phản lực chiến đấu của Nga, đặc biệt là các hệ thống tên lửa phòng không. Họ đã chú ý đến hệ thống S-400. Họ cũng là những người đầu tiên quan tâm đến hệ thống pháo-tên lửa chống máy bay mới Pantsir-S1 tiên tiến nhất, không có loại tương tự trên thế giới", nhà phân tích quân sự báo Komsomolskaya Pravda Victor Baranez cho biết vào năm 2013.
Trong trang bị lục quân, đầu năm 2014, một tờ báo Nga đã đăng tải thông tin Việt Nam đang xem xét việc mua sắm các xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 hiện đại. "Các chuyên gia Việt Nam đã xem xét tăng T-90 và quan sát nó hoạt động trong thời gian diễn tập quân sự của Ấn Độ. Chiếc xe tăng Nga đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi/yêu cầu của giới quân nhân Việt Nam, song lại có sự phức tạp trong việc giải quyết các vấn đề về thống nhất hóa toàn bộ số xe tăng của quân đội", tờ VZ cho biết.
Xe tăng T-90 là phương án hiện đại hóa sâu rộng dòng T-72 do Liên Xô thiết kế. T-90 được trang bị hệ thống phòng vệ 3 lớp cực kỳ kiên cố, hệ thống hỏa lực mạnh khủng khiếp và tính cơ động cao. T-90 được xem là ngang ngửa, thậm chí nhỉnh hơn các tăng phương Tây ở một vài yếu tố.
Trong trang bị hải quân, Việt Nam được cho là đang quan tâm tới một số tàu chiến, tàu đổ bộ cỡ nhỏ. Gần đây, Giám đốc nhà máy Zelenodolsk cho biết, tàu tuần tra chống phá hoại thuộc Project 21980 Grachenok đang nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Lớp tàu có lượng giãn nước khoảng 138 tấn, thủy thủ đoàn 18 người, trang bị hỏa lực phù hợp nhiệm vụ (gồm súng phóng lựu chống người nhái DP-65A 55mm, đại liên 14,5mm, phương tiện lặn không người lái…).
Hiện nay, Hải quân Nhân dân Việt Nam chủ yếu sử dụng tàu đổ bộ nhỏ tự đóng và một phần do Liên Xô cung cấp trước đây. Vì vậy, nhu cầu hiện đại hóa trang bị cũng rất lớn. Trong năm 2014, tờ Sao Đỏ của Nga dẫn lời phát ngôn viên nhà máy đóng tàu Yaroslavsky - Vladimir Popov cho biết, tàu đổ bộ thuộc Project 21820 Dyugon có thể được xuất khẩu sang Việt Nam.
Tàu đổ bộ cỡ nhỏ Dyugon được thiết kế để có thể các phương tiện cơ giới, hàng hóa, binh lính phục vụ các chiến dịch đổ bộ đánh chiếm đảo, bờ biển. Dyugon có thể chở 140 tấn hàng hóa hoặc 3 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc 5 xe bọc thép chở quân.