Mới đây, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã phóng tên lửa đất đối không, phá hủy hai bệ phóng tên lửa M142 HIMARS và một cơ số đạn tên lửa loại này, mà Mỹ mới viện trợ cho Ukraine; hiện được Quân đội Ukraine triển khai tại mặt trận Donetsk.Có thông tin cho rằng, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine lô đầu tiên gồm 4 xe phóng tên lửa M142, nhưng 2 xe đã bị phá hủy ngay khi chúng vừa đến chiến trường Ukraine.Khách quan đánh giá, M142 HIMARS là hệ thống phóng tên lửa đa nòng có hiệu suất khá tốt; đây thực chất là phiên bản cải tiến từ hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MRLS) M270 nổi tiếng.Pháo phản lực M270 có biệt danh là "Steel Rain (mưa thép)", bệ phóng MRLS M270 sử dụng phương tiện vận tải bánh xích M933 làm khung gầm và bệ phóng tên lửa sử dụng cách nạp đạn kiểu mô-đun.Mỗi xe phóng M270 có thể được nạp hai mô-đun, mỗi mô-đun chứa 6 ống phóng tên lửa không điều khiển 227mm; hoặc có thể thay thế bằng tên lửa chiến thuật lục quân có điều khiển (ATACMS).Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, M270 đặc biệt làm nhiệm vụ chống lại "cơn lốc thép" BM-30 Smerch của Quân đội Liên Xô, bởi hỏa lực cực mạnh.Tuy nhiên, bản thân M270 lại sử dụng phương tiện vận tải bánh xích làm khung gầm và được trang bị 2 module tên lửa, nên trọng lượng chiến đấu của M270 là quá lớn. Do đó, Quân đội Mỹ đã phát triển một phiên bản đơn giản hóa là bệ phóng M142 HIMARS, dựa trên M270.Nhìn bề ngoài không khó để nhận thấy M142 là phiên bản giảm đi một nửa của M270; khung gầm sử dụng xe tải 5 tấn 6×6, toàn bộ hệ thống chiến đấu chỉ nặng 10 tấn và có thể vận chuyển bằng máy bay vận tải C130. Với việc sử dụng bánh hơi, M142 có khả năng cơ động cao hơn nhiều so với phiên bản tiền nhiệm M270 sử dụng bánh xích. Mặc dù M142 chỉ được trang bị một mô-đun tên lửa, tuy hỏa lực giảm một nửa so với M270, nhưng nó lại đơn giản và nhẹ hơn.Tên lửa 227mm do Mỹ sản xuất, cũng có sức công phá lớn hơn nhiều so với loại 122mm của Nga. Đồng thời, M142 nhẹ hơn và linh hoạt hơn so với 9A52-4 Tornado 300mm do Nga sản xuất; nhất là về tính cơ động. Đặc biệt, M142 còn có thể được sử dụng như một tên lửa ATACMS đa năng, với tầm bắn hiệu quả tối đa lên tới 300 km và khả năng tấn công ở cấp độ chiến đấu nhất định. Xét về tình hình chiến sự ở Ukraine hiện nay, M142 chắc chắn là vũ khí mà Quân đội Ukraine đang rất cần. Điều này là do trên chiến trường Nga-Ukraine hiện tại, Ukraine đã mất ưu thế trên không;Hiện nay toàn bộ quân Ukraine đều nằm trong tầm tấn công của lực lượng không quân và pháo binh tầm xa của quân Nga, thậm chí cả “hậu phương lớn” như Lviv là thường xuyên bị tấn công bằng tên lửa hành trình Nga.Cách đây một thời gian, vũ khí tấn công tầm xa mà Quân đội Ukraine có, chỉ là một số lượng nhỏ tên lửa chiến thuật Tochka-U; tuy nhiên những tên lửa này cơ bản đã bị phá hủy, và Quân đội Ukraine chỉ còn số lượng rất nhỏ loại tên lửa này.Khi tên lửa M142 HIMARS phóng tên lửa không điều khiển 227mm, tầm bắn tối đa có thể đạt 70 km; và khi phóng tên lửa ATACMS, tầm bắn tối đa có thể đạt 300 km.Trang bị HIMARS đồng nghĩa với việc Quân đội Ukraine có khả năng tấn công quân Nga ở khoảng cách xa tiền tuyến, vì vậy HIMARS là mối đe dọa lớn đối với Quân đội Nga.Vụ tấn công gần đây ở khu vực biên giới giữa Nga và Belarus, có thể là kết quả của việc Quân đội Ukraine sử dụng HIMARS để thực hiện các cuộc tấn công tầm xa chống lại Nga và Belarus, và xung đột đã lan sang Nga và Belarus.Do có tầm bắn xa và khả năng cơ động mạnh, Quân đội Nga quyết tâm ngăn chặn tên lửa HIMARS một cách hiệu quả. Vì vậy, chỉ sau một cuộc tấn công, thì 2/4 xe phóng M142 (bằng 50% lực lượng) và một vài cơ số đạn đã bị phá hủy ngay lập tức. Không có đạn, những xe phóng M142 tiên tiến chẳng khác gì vũ khí làm cảnh. Từ đó, không khó để nhận thấy hiệu quả chiến đấu và hiệu quả tác chiến của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga vẫn ở mức rất cao. Trên thực tế, chiến tranh về bản chất là một cuộc cạnh tranh của các hệ thông vũ khí, không vũ khí nào có thể tồn tại một mình, hoặc không thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến, với một hoặc hai loại vũ khí tối tân (trừ vũ khí hạt nhân).Ngày nay, toàn bộ hệ thống chiến đấu của Quân đội Ukraine về cơ bản đã bị quân Nga phá hủy, mất ưu thế trên không; để tránh bị quân Nga ném bom và pháo kích, bộ đội mặt đất chỉ có thể ẩn nấp trong thành phố, sau đó vẫn bị quân Nga đánh bại.Đồng thời, hậu phương của Ukraine cũng thường xuyên bị ném bom, và một số lượng lớn vũ khí do NATO cung cấp đã bị Không quân Nga phá hủy trong quá trình vận chuyển.Không chỉ vậy, các đơn vị huấn luyện tuyển quân phía sau của Quân đội Ukraine, cũng thường xuyên bị tấn công bởi các cuộc không kích của Nga, và những binh sĩ bị hao hụt trong chiến đấu, không được bổ sung một cách hiệu quả.Trong trường hợp này, kể cả khi Ukraine có thêm nhiều bệ phóng tên lửa HIMARS, thì cũng không thay đổi được cục diện chiến trường. Điều duy nhất có thể chứng minh là "thuyết vũ khí" của phương Tây và "huyền thoại HIMARS" đã bị vỡ vụn trước sức mạnh của Quân đội Nga.
Mới đây, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã phóng tên lửa đất đối không, phá hủy hai bệ phóng tên lửa M142 HIMARS và một cơ số đạn tên lửa loại này, mà Mỹ mới viện trợ cho Ukraine; hiện được Quân đội Ukraine triển khai tại mặt trận Donetsk.
Có thông tin cho rằng, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine lô đầu tiên gồm 4 xe phóng tên lửa M142, nhưng 2 xe đã bị phá hủy ngay khi chúng vừa đến chiến trường Ukraine.
Khách quan đánh giá, M142 HIMARS là hệ thống phóng tên lửa đa nòng có hiệu suất khá tốt; đây thực chất là phiên bản cải tiến từ hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MRLS) M270 nổi tiếng.
Pháo phản lực M270 có biệt danh là "Steel Rain (mưa thép)", bệ phóng MRLS M270 sử dụng phương tiện vận tải bánh xích M933 làm khung gầm và bệ phóng tên lửa sử dụng cách nạp đạn kiểu mô-đun.
Mỗi xe phóng M270 có thể được nạp hai mô-đun, mỗi mô-đun chứa 6 ống phóng tên lửa không điều khiển 227mm; hoặc có thể thay thế bằng tên lửa chiến thuật lục quân có điều khiển (ATACMS).
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, M270 đặc biệt làm nhiệm vụ chống lại "cơn lốc thép" BM-30 Smerch của Quân đội Liên Xô, bởi hỏa lực cực mạnh.
Tuy nhiên, bản thân M270 lại sử dụng phương tiện vận tải bánh xích làm khung gầm và được trang bị 2 module tên lửa, nên trọng lượng chiến đấu của M270 là quá lớn. Do đó, Quân đội Mỹ đã phát triển một phiên bản đơn giản hóa là bệ phóng M142 HIMARS, dựa trên M270.
Nhìn bề ngoài không khó để nhận thấy M142 là phiên bản giảm đi một nửa của M270; khung gầm sử dụng xe tải 5 tấn 6×6, toàn bộ hệ thống chiến đấu chỉ nặng 10 tấn và có thể vận chuyển bằng máy bay vận tải C130.
Với việc sử dụng bánh hơi, M142 có khả năng cơ động cao hơn nhiều so với phiên bản tiền nhiệm M270 sử dụng bánh xích. Mặc dù M142 chỉ được trang bị một mô-đun tên lửa, tuy hỏa lực giảm một nửa so với M270, nhưng nó lại đơn giản và nhẹ hơn.
Tên lửa 227mm do Mỹ sản xuất, cũng có sức công phá lớn hơn nhiều so với loại 122mm của Nga. Đồng thời, M142 nhẹ hơn và linh hoạt hơn so với 9A52-4 Tornado 300mm do Nga sản xuất; nhất là về tính cơ động.
Đặc biệt, M142 còn có thể được sử dụng như một tên lửa ATACMS đa năng, với tầm bắn hiệu quả tối đa lên tới 300 km và khả năng tấn công ở cấp độ chiến đấu nhất định.
Xét về tình hình chiến sự ở Ukraine hiện nay, M142 chắc chắn là vũ khí mà Quân đội Ukraine đang rất cần. Điều này là do trên chiến trường Nga-Ukraine hiện tại, Ukraine đã mất ưu thế trên không;
Hiện nay toàn bộ quân Ukraine đều nằm trong tầm tấn công của lực lượng không quân và pháo binh tầm xa của quân Nga, thậm chí cả “hậu phương lớn” như Lviv là thường xuyên bị tấn công bằng tên lửa hành trình Nga.
Cách đây một thời gian, vũ khí tấn công tầm xa mà Quân đội Ukraine có, chỉ là một số lượng nhỏ tên lửa chiến thuật Tochka-U; tuy nhiên những tên lửa này cơ bản đã bị phá hủy, và Quân đội Ukraine chỉ còn số lượng rất nhỏ loại tên lửa này.
Khi tên lửa M142 HIMARS phóng tên lửa không điều khiển 227mm, tầm bắn tối đa có thể đạt 70 km; và khi phóng tên lửa ATACMS, tầm bắn tối đa có thể đạt 300 km.
Trang bị HIMARS đồng nghĩa với việc Quân đội Ukraine có khả năng tấn công quân Nga ở khoảng cách xa tiền tuyến, vì vậy HIMARS là mối đe dọa lớn đối với Quân đội Nga.
Vụ tấn công gần đây ở khu vực biên giới giữa Nga và Belarus, có thể là kết quả của việc Quân đội Ukraine sử dụng HIMARS để thực hiện các cuộc tấn công tầm xa chống lại Nga và Belarus, và xung đột đã lan sang Nga và Belarus.
Do có tầm bắn xa và khả năng cơ động mạnh, Quân đội Nga quyết tâm ngăn chặn tên lửa HIMARS một cách hiệu quả. Vì vậy, chỉ sau một cuộc tấn công, thì 2/4 xe phóng M142 (bằng 50% lực lượng) và một vài cơ số đạn đã bị phá hủy ngay lập tức.
Không có đạn, những xe phóng M142 tiên tiến chẳng khác gì vũ khí làm cảnh. Từ đó, không khó để nhận thấy hiệu quả chiến đấu và hiệu quả tác chiến của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga vẫn ở mức rất cao.
Trên thực tế, chiến tranh về bản chất là một cuộc cạnh tranh của các hệ thông vũ khí, không vũ khí nào có thể tồn tại một mình, hoặc không thể giành chiến thắng trong một cuộc chiến, với một hoặc hai loại vũ khí tối tân (trừ vũ khí hạt nhân).
Ngày nay, toàn bộ hệ thống chiến đấu của Quân đội Ukraine về cơ bản đã bị quân Nga phá hủy, mất ưu thế trên không; để tránh bị quân Nga ném bom và pháo kích, bộ đội mặt đất chỉ có thể ẩn nấp trong thành phố, sau đó vẫn bị quân Nga đánh bại.
Đồng thời, hậu phương của Ukraine cũng thường xuyên bị ném bom, và một số lượng lớn vũ khí do NATO cung cấp đã bị Không quân Nga phá hủy trong quá trình vận chuyển.
Không chỉ vậy, các đơn vị huấn luyện tuyển quân phía sau của Quân đội Ukraine, cũng thường xuyên bị tấn công bởi các cuộc không kích của Nga, và những binh sĩ bị hao hụt trong chiến đấu, không được bổ sung một cách hiệu quả.
Trong trường hợp này, kể cả khi Ukraine có thêm nhiều bệ phóng tên lửa HIMARS, thì cũng không thay đổi được cục diện chiến trường. Điều duy nhất có thể chứng minh là "thuyết vũ khí" của phương Tây và "huyền thoại HIMARS" đã bị vỡ vụn trước sức mạnh của Quân đội Nga.