BTR-152 là một trong những dòng xe thiết giáp chở quân được Liên Xô cung cấp cho Việt Nam từ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với cơ số đến hàng trăm chiếc. Nhìn chung, khi hoạt động trong lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam, BTR-152 được đánh giá cao trong chiến đấu về cơ động, chở quân. Nguồn ảnh: Kênh QPVNGần đây, quân đội ta còn tiến hành nâng cấp xe thiết giáp BTR-152 nhằm tăng thêm sự thuận tiện khi di chuyển trên nhiều địa hình, kể cả đường dân sinh phục vụ đa dạng hoạt động sẵn sàng chiến đấu và nhiệm vụ A2 trên địa bàn các tỉnh thành phố. Nguồn ảnh: Kênh QPVNĐề tài nâng cấp chủ yếu tập trung thay động cơ xăng bằng động cơ diesel qua đó giảm mức tiêu thị nhiên liệu; trang bị hệ thống lái có trợ lực thủy lực; nâng cấp hệ thống treo; hệ thống khí nén, hệ thống điện giúp tăng cường khả năng chịu tải, tính ổn định khi làm việc của xe. Xe còn thiết kế lắp mới mui thép, cần gạt mưa và một số thiết bị đèn chiếu sáng, kính quan sát phía sau giúp tăng cường khả năng bảo vệ, thuận tiện trong chiến đấu và di chuyển trên các loại địa hình khác nhau. Nguồn ảnh: Kênh QPVN"Taxi chiến trường" BTR-152 có thể chở tới 18 binh lính cùng trang bị. Binh sĩ ra vào xe bằng cách leo qua nóc xe hoặc đi cửa sau. Xe bọc giáp dày 9-15mm để chống loại đạn súng máy hạng nhẹ, mảnh đạn pháo. Nguồn ảnh: Kênh QPVNNgoài vai trò chở quân, BTR-152 có thể lắp nhiều loại vũ khí gồm cả súng, pháo, bệ phóng tên lửa chống tăng để làm nhiệm vụ chiến đấu khi cần. Tuy nhiên, hiện nay đa số các xe thiết giáp BTR-152 chủ yếu lắp đại liên PKMS. Nguồn ảnh: Kênh QPVNPKMS là phiên bản của khẩu đại liên PK chuyên dùng để cố thủ và yểm trợ hỏa lực. Khẩu PK do Kalashnikov phát triển, được trang bị từ năm 1961 trong Quân đội Liên Xô. PK gồm 4 phiên bản chính: súng máy PK hạng nhẹ hỏa lực cấp tiểu đội bắn từ giá tích hợp sẵn (giá 2 chân); súng máy PKS hạng trung bắn từ giá 3 chân; súng máy đồng trục gắn trên xe tăng PKT và phiên bản gắn trên xe thiết giáp hoặc máy bay trực thăng PKB. Đến năm 1969 dòng súng máy này được nâng cấp đồng loạt và có tên mới là PKM, tương ứng cũng có PKMS và PKMT. Nguồn ảnh: Kênh QPVNHiện nay, Việt Nam đã có khả năng tự sản xuất súng đại liên PK/PKM/PKMS dùng cỡ đạn 7,62x54R để tự trang bị phục vụ hoạt động chiến đấu, bảo vệ tổ quốc. Nguồn ảnh: Kênh QPVNĐại liên PKMS có trọng lượng khoảng 7,5kg (không đạn), dài 1,16m, chiều dài nòng 645mm. Nguồn ảnh: Kênh QPVNĐại liên PKMS sử dụng cơ chế trích khí, làm mát bằng không khí, băng đạn dây và một chế độ bắn duy nhất là liên thanh. Nòng súng có thể dễ dàng thay thế, hộp đạn tiêu chuẩn của PK là 100 viên nhưng cũng có hộp 200 hoặc 250 viên (cho PKS). Nguồn ảnh: Kênh QPVNDây đạn được nạp sẵn trong hộp, và hộp đạn này gắn ngay chính giữa thân dưới của súng giúp tạo thuận lợi cho di chuyển. Nguồn ảnh: Kênh QPVNBáng của PKMS làm bằng gỗ với thiết kế giúp xạ thủ giữ chặt súng, giảm độ rung khi bắn, và tay cầm bằng gỗ hoặc nhựa tổng hợp. Nguồn ảnh: Kênh QPVNChỉ có một chế độ bắn duy nhất – liên thanh dành cho PKMS. Nguồn ảnh: Kênh QPVNThước ngắm trên PK/PKM chia tầm bắn đến 1.500m và cơ chế canh lượng gió. Một số phiên bản PK còn có khay lắp thiết bị ngắm bắn như PKN, hiện nay các phiên bản PKM/PKMS được lực lượng đặc nhiệm Nga (Spetsnaz) đều có khay tích hợp thiết bị lên súng như kính nhìn đêm, kính ngắm nhanh Holographic, ACOG. Nguồn ảnh: Kênh QPVNXạ thủ PKMS trên xe thiết giáp BTR-152 ngắm bắn mục tiêu. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTốc độ bắn của PKMS có thể lên tới 650 phát/phút với sơ tốc đạn 825m/s. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTầm bắn hiệu quả của PKMS là khoảng 1.000m, xa nhất đến 3.800m nhưng độ chính xác giảm sâu. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
BTR-152 là một trong những dòng xe thiết giáp chở quân được Liên Xô cung cấp cho Việt Nam từ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với cơ số đến hàng trăm chiếc. Nhìn chung, khi hoạt động trong lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam, BTR-152 được đánh giá cao trong chiến đấu về cơ động, chở quân. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Gần đây, quân đội ta còn tiến hành nâng cấp xe thiết giáp BTR-152 nhằm tăng thêm sự thuận tiện khi di chuyển trên nhiều địa hình, kể cả đường dân sinh phục vụ đa dạng hoạt động sẵn sàng chiến đấu và nhiệm vụ A2 trên địa bàn các tỉnh thành phố. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Đề tài nâng cấp chủ yếu tập trung thay động cơ xăng bằng động cơ diesel qua đó giảm mức tiêu thị nhiên liệu; trang bị hệ thống lái có trợ lực thủy lực; nâng cấp hệ thống treo; hệ thống khí nén, hệ thống điện giúp tăng cường khả năng chịu tải, tính ổn định khi làm việc của xe. Xe còn thiết kế lắp mới mui thép, cần gạt mưa và một số thiết bị đèn chiếu sáng, kính quan sát phía sau giúp tăng cường khả năng bảo vệ, thuận tiện trong chiến đấu và di chuyển trên các loại địa hình khác nhau. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
"Taxi chiến trường" BTR-152 có thể chở tới 18 binh lính cùng trang bị. Binh sĩ ra vào xe bằng cách leo qua nóc xe hoặc đi cửa sau. Xe bọc giáp dày 9-15mm để chống loại đạn súng máy hạng nhẹ, mảnh đạn pháo. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Ngoài vai trò chở quân, BTR-152 có thể lắp nhiều loại vũ khí gồm cả súng, pháo, bệ phóng tên lửa chống tăng để làm nhiệm vụ chiến đấu khi cần. Tuy nhiên, hiện nay đa số các xe thiết giáp BTR-152 chủ yếu lắp đại liên PKMS. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
PKMS là phiên bản của khẩu đại liên PK chuyên dùng để cố thủ và yểm trợ hỏa lực. Khẩu PK do Kalashnikov phát triển, được trang bị từ năm 1961 trong Quân đội Liên Xô. PK gồm 4 phiên bản chính: súng máy PK hạng nhẹ hỏa lực cấp tiểu đội bắn từ giá tích hợp sẵn (giá 2 chân); súng máy PKS hạng trung bắn từ giá 3 chân; súng máy đồng trục gắn trên xe tăng PKT và phiên bản gắn trên xe thiết giáp hoặc máy bay trực thăng PKB. Đến năm 1969 dòng súng máy này được nâng cấp đồng loạt và có tên mới là PKM, tương ứng cũng có PKMS và PKMT. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Hiện nay, Việt Nam đã có khả năng tự sản xuất súng đại liên PK/PKM/PKMS dùng cỡ đạn 7,62x54R để tự trang bị phục vụ hoạt động chiến đấu, bảo vệ tổ quốc. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Đại liên PKMS có trọng lượng khoảng 7,5kg (không đạn), dài 1,16m, chiều dài nòng 645mm. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Đại liên PKMS sử dụng cơ chế trích khí, làm mát bằng không khí, băng đạn dây và một chế độ bắn duy nhất là liên thanh. Nòng súng có thể dễ dàng thay thế, hộp đạn tiêu chuẩn của PK là 100 viên nhưng cũng có hộp 200 hoặc 250 viên (cho PKS). Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Dây đạn được nạp sẵn trong hộp, và hộp đạn này gắn ngay chính giữa thân dưới của súng giúp tạo thuận lợi cho di chuyển. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Báng của PKMS làm bằng gỗ với thiết kế giúp xạ thủ giữ chặt súng, giảm độ rung khi bắn, và tay cầm bằng gỗ hoặc nhựa tổng hợp. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Chỉ có một chế độ bắn duy nhất – liên thanh dành cho PKMS. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Thước ngắm trên PK/PKM chia tầm bắn đến 1.500m và cơ chế canh lượng gió. Một số phiên bản PK còn có khay lắp thiết bị ngắm bắn như PKN, hiện nay các phiên bản PKM/PKMS được lực lượng đặc nhiệm Nga (Spetsnaz) đều có khay tích hợp thiết bị lên súng như kính nhìn đêm, kính ngắm nhanh Holographic, ACOG. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Xạ thủ PKMS trên xe thiết giáp BTR-152 ngắm bắn mục tiêu. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Tốc độ bắn của PKMS có thể lên tới 650 phát/phút với sơ tốc đạn 825m/s. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Tầm bắn hiệu quả của PKMS là khoảng 1.000m, xa nhất đến 3.800m nhưng độ chính xác giảm sâu. Nguồn ảnh: Kênh QPVN