Bảo tàng Lịch sự Quân sự Nga chính thức mở cửa vào năm 2014 với không gian trưng bày khác hẳn so với các bảo tàng truyền thống được thành lập từ thời Liên Xô. Mặc dù bảo tàng nhắm tới giới thiệu lực lượng vũ trang Liên bang Nga, tuy nhiên nó vẫn lưu giữ vô số các loại vũ khí thời CTTG 2 mang đậm dấu ấn của Liên bang Xô Viết vĩ đại. Đặc biệt trong số đó là dàn xe tăng, pháo tự hành “vô giá”. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin.Trong ảnh là pháo tự hành SU-76M được chế tạo từ năm 1942 với số lượng 14.200 chiếc. Nó được thiết kế cho ba vai trò: pháo xung kích hạng nhẹ; pháo chống tăng tự hành và pháo tự hành bắn gián tiếp. Khẩu pháo ZiS-3Sh 76,2mm có khả năng hạ đo ván hầu hết các xe tăng hạng nhẹ của Đức, thậm chí là cả loại Panther hiện đại, nhưng không thể đọ sức với tăng Tiger. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin.Cố xe tăng hạng nhẹ M3 Stuart như vừa được xuất xưởng trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Quân sự Nga. M3 Stuart nằm trong số các vũ khí được Mỹ cung cấp cho Liên Xô theo chương trình Lend-Lease. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin.Tăng bộ binh Valentine Mk.III do Anh sản xuất, cung cấp cho Liên Xô sử dụng để chống phát xít. Ít nhất gần 4.000 chiếc Valentine Mk.III đã được Anh-Canada cung cấp cho Moscow theo chương trình Lend-Lease. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin.Một trong những chiếc xe tăng hạng nhẹ T-60 còn nguyên vẹn và mới nhất hiện nay. 6.200 chiếc T-60 đã được sản xuất cho Hồng quân từ 1941-1942 sử dụng chủ yếu cho vai trò trinh sát chiến trường. Nó có ưu điểm tốc độ cao 44km/h, hỏa lực chỉ có pháo 20mm. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin.Xe tăng hạng nhẹ T-62 model 1933 - nó từng được coi là một trong những thiết kế xe tăng thành công nhất của những năm 1930. Tuy nhiên, thời điểm năm 1941, nó đã thảm bại trên chiến trường khi chống lại các xe tăng Đức vượt trội hơn, khẩu pháo 45mm 20k là quá yếu ớt trước vỏ giáp của tăng Đức. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin.Thiết kế xe tăng Liên Xô đầu tiên - T-18/MS-1 được sản xuất trên cơ sở học hỏi mẫu Renault FT của Pháp. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin.Mẫu xe thiết giáp trượt tuyết cực hiếm còn được lưu giữ tới tận ngày hay - NKL-26 do Liên Xô sản xuất. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin.Xe bọc thép kéo pháo T-20 Komsomolets. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin.Tất nhiên, không được phép kể thiếu xe tăng huyền thoại T-34. Đây là phiên bản đời đầu được sử dụng phổ biến trong giai đoạn đầu cuộc CTTG 2 – T-34-76 – sử dụng pháo 76mm F-32. Ước tính 35.000 chiếc T-34-76… Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin.…và hơn 29.000 chiếc T-34-85 đã được sản xuất liên tục từ tháng 6/1941 tới tháng 9/1945. Trong ảnh, mẫu T-34-85 với pháo 85mm Zis-53 có khả năng xuyên thủng giáp tăng hạng nặng Tiger của Đức. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminPháo tự hành SU-100. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminXe tăng hạng nặng IS-2 – với pháo 122mm D-25T, IS-2 có thể thổi bay giáp tăng hạng nặng Tiger II chỉ bằng đạn nổ mạnh HE. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminXe tăng hạng nặng IS-3M – xuất hiện vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, mẫu tăng này không có cơ hội thể hiện sức mạnh vượt trội trên chiến trường. Nguồn ảnh: Vitaly-KuzminPháo tự hành xung kích ISU-152 thiết kế trên khung gầm tăng hạng nặng IS-2, lắp pháo 152mm ML-20S có thể không chỉ tiêu diệt mọi công sự kiên cố mà còn phá hủy mọi xe tăng “khủng” nhất cảu Đức thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin.Mời độc giả xem video: Giải mã vũ khí - BMPT – Từ "vệ sĩ xe tăng" tới "kẻ hủy diệt" trên chiến trường. (nguồn QPVN)
Bảo tàng Lịch sự Quân sự Nga chính thức mở cửa vào năm 2014 với không gian trưng bày khác hẳn so với các bảo tàng truyền thống được thành lập từ thời Liên Xô. Mặc dù bảo tàng nhắm tới giới thiệu lực lượng vũ trang Liên bang Nga, tuy nhiên nó vẫn lưu giữ vô số các loại vũ khí thời CTTG 2 mang đậm dấu ấn của Liên bang Xô Viết vĩ đại. Đặc biệt trong số đó là dàn xe tăng, pháo tự hành “vô giá”. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin.
Trong ảnh là pháo tự hành SU-76M được chế tạo từ năm 1942 với số lượng 14.200 chiếc. Nó được thiết kế cho ba vai trò: pháo xung kích hạng nhẹ; pháo chống tăng tự hành và pháo tự hành bắn gián tiếp. Khẩu pháo ZiS-3Sh 76,2mm có khả năng hạ đo ván hầu hết các xe tăng hạng nhẹ của Đức, thậm chí là cả loại Panther hiện đại, nhưng không thể đọ sức với tăng Tiger. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin.
Cố xe tăng hạng nhẹ M3 Stuart như vừa được xuất xưởng trưng bày tại bảo tàng Lịch sử Quân sự Nga. M3 Stuart nằm trong số các vũ khí được Mỹ cung cấp cho Liên Xô theo chương trình Lend-Lease. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin.
Tăng bộ binh Valentine Mk.III do Anh sản xuất, cung cấp cho Liên Xô sử dụng để chống phát xít. Ít nhất gần 4.000 chiếc Valentine Mk.III đã được Anh-Canada cung cấp cho Moscow theo chương trình Lend-Lease. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin.
Một trong những chiếc xe tăng hạng nhẹ T-60 còn nguyên vẹn và mới nhất hiện nay. 6.200 chiếc T-60 đã được sản xuất cho Hồng quân từ 1941-1942 sử dụng chủ yếu cho vai trò trinh sát chiến trường. Nó có ưu điểm tốc độ cao 44km/h, hỏa lực chỉ có pháo 20mm. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin.
Xe tăng hạng nhẹ T-62 model 1933 - nó từng được coi là một trong những thiết kế xe tăng thành công nhất của những năm 1930. Tuy nhiên, thời điểm năm 1941, nó đã thảm bại trên chiến trường khi chống lại các xe tăng Đức vượt trội hơn, khẩu pháo 45mm 20k là quá yếu ớt trước vỏ giáp của tăng Đức. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin.
Thiết kế xe tăng Liên Xô đầu tiên - T-18/MS-1 được sản xuất trên cơ sở học hỏi mẫu Renault FT của Pháp. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin.
Mẫu xe thiết giáp trượt tuyết cực hiếm còn được lưu giữ tới tận ngày hay - NKL-26 do Liên Xô sản xuất. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin.
Xe bọc thép kéo pháo T-20 Komsomolets. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin.
Tất nhiên, không được phép kể thiếu xe tăng huyền thoại T-34. Đây là phiên bản đời đầu được sử dụng phổ biến trong giai đoạn đầu cuộc CTTG 2 – T-34-76 – sử dụng pháo 76mm F-32. Ước tính 35.000 chiếc T-34-76… Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin.
…và hơn 29.000 chiếc T-34-85 đã được sản xuất liên tục từ tháng 6/1941 tới tháng 9/1945. Trong ảnh, mẫu T-34-85 với pháo 85mm Zis-53 có khả năng xuyên thủng giáp tăng hạng nặng Tiger của Đức. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Pháo tự hành SU-100. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Xe tăng hạng nặng IS-2 – với pháo 122mm D-25T, IS-2 có thể thổi bay giáp tăng hạng nặng Tiger II chỉ bằng đạn nổ mạnh HE. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Xe tăng hạng nặng IS-3M – xuất hiện vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, mẫu tăng này không có cơ hội thể hiện sức mạnh vượt trội trên chiến trường. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin
Pháo tự hành xung kích ISU-152 thiết kế trên khung gầm tăng hạng nặng IS-2, lắp pháo 152mm ML-20S có thể không chỉ tiêu diệt mọi công sự kiên cố mà còn phá hủy mọi xe tăng “khủng” nhất cảu Đức thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Vitaly-Kuzmin.
Mời độc giả xem video: Giải mã vũ khí - BMPT – Từ "vệ sĩ xe tăng" tới "kẻ hủy diệt" trên chiến trường. (nguồn QPVN)