Vào năm 1950, một cuộc thi thiết kế súng trường bắn tỉa bán tự động quân sự đã được Liên Xô khởi xướng. Nhà máy cơ khí Izhevsk đã tập hợp những kỹ sư giỏi nhất của mình để sáng chế ra một "ứng cử viên vô địch" nặng ký - khẩu Dragunov. Nguồn ảnh: Pinterest.Được đặt tên theo vị kỹ sư trưởng Evgeny Dragunov - bản thân những người tham gia chế tạo khẩu súng "để mang đi thi" này cũng không ngờ rằng, họ đã chế tạo ra một "khẩu AK-47 của làng súng bắn tỉa", mãi tới 70 năm sau vẫn phổ biến trên thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.Đề bài được đưa ra đó là chế tạo một khẩu súng bắn tỉa bắn hoàn toàn bằng tay, không cần giá súng cố định. Quân đội cần loại vũ khí có độ cơ động cao này đê tiêu diệt mục tiêu ở tầm 600 mét - xa gấp đôi tầm giao tranh cơ bản của súng trường tấn công. Nguồn ảnh: Pinterest.Mặc dù được khởi xướng từ thập niên 50, mãi tới tận năm 1962, khẩu súng bắn tỉa Dragunov mới thực sự vượt qua được các đối thủ cạnh tranh khác, trở thành khẩu súng được Liên Xô sử dụng trong biên chế. Nguồn ảnh: Pinterest.Tới năm 1963, khẩu súng bắn tỉa sử dụng cỡ đạn 7,62x54mm này bắt đầu được đưa vào trang bị cho hồng quân. Đến tận ngày nay, mỗi đơn vị bộ binh cơ giới của Nga đều cần ít nhất một tay bắn tỉa. Nguồn ảnh: Pinterest.Trên chiến trường, mục tiêu của những tay bắn tỉa này sẽ là các ụ súng máy, ụ súng chống tăng hoặc pháo không giật của đối phương. Với ưu thế tầm bắn xa, những tay bắn tỉa với khẩu Dragunov có khả năng tiêu diệt mục tiêu có giá trị trước khi cuộc giao tranh thực thụ diễn ra. Nguồn ảnh: Pinterest.Cơ chế bắn tự động dựa trên nguyên tắc trích khí ngắn qua một lỗ trên nòng súng tương tự như cơ chế của súng trường tấn công Kalashnikov. Điều đó đồng nghĩa với việc với lần bắn tiếp theo, xạ thủ chỉ cần nhả cò và bóp lại, không cần lên đạn bằng tay. Nguồn ảnh: Pinterest.Ưu điểm của khẩu súng bắn tỉa này đó là nó có kích thước chỉ tương đương với khẩu AK, báng súng cũng được chế tạo bằng gỗ và các thiếu sót ban đầu đã dần được khắc phục qua các phiên bản sau này, biến Dragunov trở thành khẩu súng bắn tỉa phổ biến nhất thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.Tới nay, khẩu súng bắn tỉa Dragunov đang được sử dụng ở hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Một loạt các phiên bản hiện đại hoá của Dragunov cũng được ra đời sau này, loại bỏ hoàn toàn các chi tiết bằng gỗ, chuyển sang dùng vật liệu hợp kim để tăng độ bền cho súng. Nguồn ảnh: Pinterest.Với việc vẫn được sử dụng rất phổ biến trong biên chế quân đội Nga, có lẽ sẽ phải rất lâu nữa, khẩu súng bắn tỉa Dragunov mới tìm được ứng cử viên thay thế cho mình. Nguồn ảnh: Pinterest. Video Cận cảnh khẩu súng bắn tỉa Dragunov Việt Nam có sử dụng trong biên chế.
Vào năm 1950, một cuộc thi thiết kế súng trường bắn tỉa bán tự động quân sự đã được Liên Xô khởi xướng. Nhà máy cơ khí Izhevsk đã tập hợp những kỹ sư giỏi nhất của mình để sáng chế ra một "ứng cử viên vô địch" nặng ký - khẩu Dragunov. Nguồn ảnh: Pinterest.
Được đặt tên theo vị kỹ sư trưởng Evgeny Dragunov - bản thân những người tham gia chế tạo khẩu súng "để mang đi thi" này cũng không ngờ rằng, họ đã chế tạo ra một "khẩu AK-47 của làng súng bắn tỉa", mãi tới 70 năm sau vẫn phổ biến trên thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đề bài được đưa ra đó là chế tạo một khẩu súng bắn tỉa bắn hoàn toàn bằng tay, không cần giá súng cố định. Quân đội cần loại vũ khí có độ cơ động cao này đê tiêu diệt mục tiêu ở tầm 600 mét - xa gấp đôi tầm giao tranh cơ bản của súng trường tấn công. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù được khởi xướng từ thập niên 50, mãi tới tận năm 1962, khẩu súng bắn tỉa Dragunov mới thực sự vượt qua được các đối thủ cạnh tranh khác, trở thành khẩu súng được Liên Xô sử dụng trong biên chế. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tới năm 1963, khẩu súng bắn tỉa sử dụng cỡ đạn 7,62x54mm này bắt đầu được đưa vào trang bị cho hồng quân. Đến tận ngày nay, mỗi đơn vị bộ binh cơ giới của Nga đều cần ít nhất một tay bắn tỉa. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trên chiến trường, mục tiêu của những tay bắn tỉa này sẽ là các ụ súng máy, ụ súng chống tăng hoặc pháo không giật của đối phương. Với ưu thế tầm bắn xa, những tay bắn tỉa với khẩu Dragunov có khả năng tiêu diệt mục tiêu có giá trị trước khi cuộc giao tranh thực thụ diễn ra. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cơ chế bắn tự động dựa trên nguyên tắc trích khí ngắn qua một lỗ trên nòng súng tương tự như cơ chế của súng trường tấn công Kalashnikov. Điều đó đồng nghĩa với việc với lần bắn tiếp theo, xạ thủ chỉ cần nhả cò và bóp lại, không cần lên đạn bằng tay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ưu điểm của khẩu súng bắn tỉa này đó là nó có kích thước chỉ tương đương với khẩu AK, báng súng cũng được chế tạo bằng gỗ và các thiếu sót ban đầu đã dần được khắc phục qua các phiên bản sau này, biến Dragunov trở thành khẩu súng bắn tỉa phổ biến nhất thế giới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tới nay, khẩu súng bắn tỉa Dragunov đang được sử dụng ở hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Một loạt các phiên bản hiện đại hoá của Dragunov cũng được ra đời sau này, loại bỏ hoàn toàn các chi tiết bằng gỗ, chuyển sang dùng vật liệu hợp kim để tăng độ bền cho súng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với việc vẫn được sử dụng rất phổ biến trong biên chế quân đội Nga, có lẽ sẽ phải rất lâu nữa, khẩu súng bắn tỉa Dragunov mới tìm được ứng cử viên thay thế cho mình. Nguồn ảnh: Pinterest.
Video Cận cảnh khẩu súng bắn tỉa Dragunov Việt Nam có sử dụng trong biên chế.