Theo tài liệu được công bố, năm 1960, Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam một số pháo tự hành chống tăng SU-76 cùng xe tăng hạng trung T-34-85. Đây là những "vốn liếng" đầu tiên của lực lượng tăng thiết giáp non trẻ Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng thời bấy giờ. Pháo tự hành chống tăng SU-76 được Liên Xô thiết kế từ năm 1942, sản xuất từ 1942-1945 với tổng cộng 14.292 khẩu. Cỗ pháo này được thiết kế cho 3 nhiệm vụ chính gồm: pháo xung kích hạng nhẹ; vũ khí chống tăng cơ động và pháo bắn gián tiếp.SU-76 được thiết kế trên khung gầm cơ sở xe tăng hạng nhẹ T-70 kéo dài thân, tổng trọng lượng 10,6 tấn, dài 4,88m, rộng 2,73m, cao 2,17m. Khung thân xe được bọc giáp dày 35mm mặt trước và 16mm mặt hông. Đặc điểm đáng lưu ý nhất của pháo chống tăng tự hành thời kỳ này là tháp pháo không có khả năng xoay đổi hướng mà muốn xoay hướng đòi hỏi cả thân xe phải xoay chậm chạp.Trong nhiệm vụ chính diệt tăng đối phương, pháo tự hành chống tăng SU-76 với pháo Zis-3 76,2mm được đánh giá hiệu quả cao khi chống tăng hạng nhẹ, hạng trung của Đức. Nó có khả năng loại khỏi vòng chiến xe tăng Panther chỉ với một phát bắn vào sườn, nhưng với tăng hạng nặng Tiger thì Zis-3 gần như không có cửa. Với góc ngẩng cao nhất trong dòng pháo tự hành của Liên Xô, pháo Zis-3 của SU-76 có khả năng đạt tầm bắn gần 17km trong nhiệm vụ bắn gián tiếp pháo kích mục tiêu quân phát xít, chi viện hỏa lực.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, không có nhiều tư liệu nói về hoạt động chiến đấu của SU-76 dù khả năng của nó hoàn toàn có thể tiêu diệt xe thiết giáp của Mỹ. SU-76 sau cùng chủ yếu dùng cho vai trò huấn luyện, một số sau này cải biến thành pháo phòng không tự hành.Sau SU-76, khoảng giữa những năm 1960, Liên Xô còn cung cấp cho Việt Nam số lượng nhỏ pháo tự hành chống tăng SU-100. Trong ảnh, Tiểu đoàn 6 (Lữ đoàn 215) pháo tự hành chống tăng SU-100 lên đường vào Nam chiến đấu bổ sung cho Sư đoàn 312 (Quân đoàn 1), năm 1966.SU-100 là loại pháo tự hành chống tăng tốt nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 do Liên Xô phát triển vào giai đoạn cuối cuộc chiến dựa trên mẫu SU-85, nhằm chống lại các xe tăng hạng nặng Tiger I của Đức.Pháo tự hành chống tăng SU-100 được phát triển trên khung bệ cơ sở xe tăng hạng trung T-34-85, trọng lượng tối đa 31,6 tấn, dài 9,45m, rộng 3m, cao 2,25m, kíp chiến đấu 4 người. Xe được bọc giáp trước dày 75mm, giáp hông dày 35mm và nóc xe mỏng nhất 20mm.SU-100 trang bị pháo nòng xoắn uy lực D-10S 100mm có khả năng xuyên thủng giáp dày 125mm để thẳng góc với mặt đất ở cự ly 2km, xuyên thủng vỏ giáp nghiêng 85mm của xe tăng Panther (Đức) ở cách 1,5km. Việc này có nghĩa là SU-100 có thể loại khỏi vòng chiến bất kỳ xe tăng Đức nào vào thời điểm đó, điều này khiến nó được đặt biệt danh "Pizdets vsemu", tạm dịch là "sự kết thúc của mọi thứ".Với khả năng của mình, SU-100 hoàn toàn có khả năng xuyên thủng giáp tăng M41, M48 hoặc xe thiết giáp M113 của Mỹ. Dẫu vậy, không có nhiều tài liệu nói về hoạt động chiến đấu của SU-100 ở Việt Nam. Hiện nay, SU-100 vẫn phục vụ hạn chế trong vai trò huấn luyện ở một số đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam.Video Tên lửa chống tăng Nga vừa hạ pháo tự hành mạnh nhất tại Syria - Nguồn: Phương Đông TV@Youtube
Theo tài liệu được công bố, năm 1960, Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam một số pháo tự hành chống tăng SU-76 cùng xe tăng hạng trung T-34-85. Đây là những "vốn liếng" đầu tiên của lực lượng tăng thiết giáp non trẻ Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng thời bấy giờ.
Pháo tự hành chống tăng SU-76 được Liên Xô thiết kế từ năm 1942, sản xuất từ 1942-1945 với tổng cộng 14.292 khẩu. Cỗ pháo này được thiết kế cho 3 nhiệm vụ chính gồm: pháo xung kích hạng nhẹ; vũ khí chống tăng cơ động và pháo bắn gián tiếp.
SU-76 được thiết kế trên khung gầm cơ sở xe tăng hạng nhẹ T-70 kéo dài thân, tổng trọng lượng 10,6 tấn, dài 4,88m, rộng 2,73m, cao 2,17m. Khung thân xe được bọc giáp dày 35mm mặt trước và 16mm mặt hông. Đặc điểm đáng lưu ý nhất của pháo chống tăng tự hành thời kỳ này là tháp pháo không có khả năng xoay đổi hướng mà muốn xoay hướng đòi hỏi cả thân xe phải xoay chậm chạp.
Trong nhiệm vụ chính diệt tăng đối phương, pháo tự hành chống tăng SU-76 với pháo Zis-3 76,2mm được đánh giá hiệu quả cao khi chống tăng hạng nhẹ, hạng trung của Đức. Nó có khả năng loại khỏi vòng chiến xe tăng Panther chỉ với một phát bắn vào sườn, nhưng với tăng hạng nặng Tiger thì Zis-3 gần như không có cửa. Với góc ngẩng cao nhất trong dòng pháo tự hành của Liên Xô, pháo Zis-3 của SU-76 có khả năng đạt tầm bắn gần 17km trong nhiệm vụ bắn gián tiếp pháo kích mục tiêu quân phát xít, chi viện hỏa lực.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, không có nhiều tư liệu nói về hoạt động chiến đấu của SU-76 dù khả năng của nó hoàn toàn có thể tiêu diệt xe thiết giáp của Mỹ. SU-76 sau cùng chủ yếu dùng cho vai trò huấn luyện, một số sau này cải biến thành pháo phòng không tự hành.
Sau SU-76, khoảng giữa những năm 1960, Liên Xô còn cung cấp cho Việt Nam số lượng nhỏ pháo tự hành chống tăng SU-100. Trong ảnh, Tiểu đoàn 6 (Lữ đoàn 215) pháo tự hành chống tăng SU-100 lên đường vào Nam chiến đấu bổ sung cho Sư đoàn 312 (Quân đoàn 1), năm 1966.
SU-100 là loại pháo tự hành chống tăng tốt nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 do Liên Xô phát triển vào giai đoạn cuối cuộc chiến dựa trên mẫu SU-85, nhằm chống lại các xe tăng hạng nặng Tiger I của Đức.
Pháo tự hành chống tăng SU-100 được phát triển trên khung bệ cơ sở xe tăng hạng trung T-34-85, trọng lượng tối đa 31,6 tấn, dài 9,45m, rộng 3m, cao 2,25m, kíp chiến đấu 4 người. Xe được bọc giáp trước dày 75mm, giáp hông dày 35mm và nóc xe mỏng nhất 20mm.
SU-100 trang bị pháo nòng xoắn uy lực D-10S 100mm có khả năng xuyên thủng giáp dày 125mm để thẳng góc với mặt đất ở cự ly 2km, xuyên thủng vỏ giáp nghiêng 85mm của xe tăng Panther (Đức) ở cách 1,5km. Việc này có nghĩa là SU-100 có thể loại khỏi vòng chiến bất kỳ xe tăng Đức nào vào thời điểm đó, điều này khiến nó được đặt biệt danh "Pizdets vsemu", tạm dịch là "sự kết thúc của mọi thứ".
Với khả năng của mình, SU-100 hoàn toàn có khả năng xuyên thủng giáp tăng M41, M48 hoặc xe thiết giáp M113 của Mỹ. Dẫu vậy, không có nhiều tài liệu nói về hoạt động chiến đấu của SU-100 ở Việt Nam. Hiện nay, SU-100 vẫn phục vụ hạn chế trong vai trò huấn luyện ở một số đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Video Tên lửa chống tăng Nga vừa hạ pháo tự hành mạnh nhất tại Syria - Nguồn: Phương Đông TV@Youtube