Bên cạnh sự đầu tư mạnh mẽ cho các lực lượng chấp pháp như cảnh sát biển hay kiểm ngư, Hải quân cũng là một mũi nhọn quan trọng được cấp trên ưu tiên trong nhiều năm qua. Là quân chủng được tiến thẳng lên hiện đại, ngoài việc nhập khẩu các khí tài tác chiến có sức chiến đấu cao, quân đội ta cũng đang từng bước cố gắng để làm chủ, chế tạo vũ khí trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu tác chiến lâu dài. Ảnh: Biên đội tàu tên lửa của Hải quân Việt Nam tác chiến - Nguồn: Báo Hải quân Việt Nam.Hiện nay, nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã có nhiều bước tiến cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực đóng tàu quân sự. Theo Tạp chí Công nghiệp Quốc phòng & Kinh tế, ta hiện nay đã đạt được nhiều thành tựu của ngành đóng tàu quân sự góp phần vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo, trong đó đang phấn đấu nhanh chóng đóng mới tàu chiến mặt nước lên tới 2.000 tấn. Ảnh: Sản phẩm DN-2000 - thành tựu tiêu biểu hàng đầu của ngành đóng tàu quân sự Việt Nam.Hiện nay, lực lượng Hải quân Việt Nam sở 4 tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 thuộc đề án 11661E nhập khẩu từ Nga trong những năm 2010, ngoài ra còn 2 tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang được chuyển giao từ Hàn Quốc có lượng giãn nước hơn 1.000 tấn. Do đó, số lượng tàu chiến cỡ lớn tầm 2.000 tấn có khả năng tác chiến cao của Hải quân ta là khá hạn chế, cần sự bổ sung trong tương lai. Ảnh: Tàu hộ vệ tên lửa 015 Trần Hưng Đạo lớp Gepard 3.9Với thành công trong việc đóng mới loạt tàu tên lửa tấn công nhanh lớp 12418 Molniya theo dây chuyền và giấy phép từ LB Nga, nền Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam hoàn toàn tự tin để có thể đóng mới tàu chiến đấu mặt nước có hàm lượng công nghệ cao. Cùng với đó là sự nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng tại các nhà máy đóng tàu lớn trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng như nhà máy Sông Thu, nhà máy Ba Son, nhà máy Z-189,… đã đủ sức đáp ứng đầy đủ mọi yếu tố cho ta thực hiện những dự án đóng tàu chiến cỡ lớn mới. Ảnh: Tàu tên lửa Molniya do Việt Nam tự đóng mới.Theo bài viết “Phát triển Công nghiệp Quốc phòng theo hướng hiện đại, lưỡng dụng, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia” đăng ngày 19/9 trên báo Quân đội Nhân dân Online có đoạn: "Với năng lực đã được đầu tư, hiện nay các đơn vị đóng tàu quân sự có khả năng đóng mới các tàu tên lửa thế hệ mới,tàu chống ngầm, tàu mặt nước của Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư…”. Qua đây có thể thấy, CNQP Việt Nam hiện nay đang nghiên cứu đóng tàu chống ngầm và đặc biệt là rất có thể lên tới 2000 tấn. Ảnh: Đóng mới tàu chiến do TCCNQP thực hiện.Về cơ bản, việc đóng mới tàu săn ngầm cỡ lớn dễ dàng hơn nhiều so với tàu tên lửa cỡ lớn do hàm lượng công nghệ ít hơn. Ở tàu săn ngầm điều quan trọng là phát triển hệ thống dò tìm thủy âm hay còn gọi là Sonar, đây cũng là lĩnh vực đã được Viện Kỹ thuật Hải quân tập trung đầu tư trong suốt thời gian qua. Về vũ khí, tàu săn ngầm sử dụng các loại như bệ phóng rocket săn ngầm, ngư lôi hạng nặng chống ngầm,… đây đều là những vũ khí được Việt Nam tự chủ chế tạo trong thời gian gần đây. Ảnh: Tàu khinh hạm chống ngầm lớp Kamorta của hải quân Ấn Độ.Trong khi đó, tàu tên lửa cần phải phát triển đa dạng như khung thân đảm bảo kết cấu sau nhiều phát bắn, hệ thống radar kiểm soát hỏa lực tiên tiến và phối hợp chỉ thị mục tiêu tầm xa để tên lửa có thể đánh trúng mục tiêu. Ngoài ra, dự án tên lửa chống hạm nội địa Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển, do đó, việc tự đóng tàu tên lửa có lượng giãn nước tới 2000 tấn vẫn gặp phải nhiều khó khăn hơn so với việc đóng tàu săn ngầm 2000 tấn. Ảnh: Biên đội tàu tên lửa tấn công nhanh của Hải quân Việt Nam.Hiện nay, Hải quân Việt Nam đang có trong biên chế 5 chiếc hộ vệ săn ngầm hạng nhẹ lớp Petya II (project 159A) và lớp Petya III (project 159E) có lượng giãn nước trên 1.000 tấn, tuy nhiên các tàu này đều đã có thời gian hoạt động dài, lên tới hơn 40 năm. Vì vậy nếu đề án đóng tàu săn ngầm này thành hiện thực thì sẽ đóng góp rất lớn, tạo sức mạnh chống ngầm hiệu quả cho các lực lượng tác chiến trên biển của ta. Ảnh: Tàu Petya số hiệu 13 thuộc đề án 159A của hải quân Việt Nam.Có thể nói rằng, việc tự chủ đóng mới tàu chiến hiện đại lên đến 2000 tấn chính là sự nỗ lực không nhỏ, là thành tựu tuyệt vời đặc biệt quan trọng của toàn quân ta nói chung và Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam nói riêng, góp phần rất lớn trong công cuộc gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Ảnh: Đội tàu ngầm Kilo 636 của Hải quân Việt Nam. Video Hải quân Việt Nam làm chủ công nghệ đóng tàu hiện đại - Nguồn: QPVN
Bên cạnh sự đầu tư mạnh mẽ cho các lực lượng chấp pháp như cảnh sát biển hay kiểm ngư, Hải quân cũng là một mũi nhọn quan trọng được cấp trên ưu tiên trong nhiều năm qua. Là quân chủng được tiến thẳng lên hiện đại, ngoài việc nhập khẩu các khí tài tác chiến có sức chiến đấu cao, quân đội ta cũng đang từng bước cố gắng để làm chủ, chế tạo vũ khí trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu tác chiến lâu dài. Ảnh: Biên đội tàu tên lửa của Hải quân Việt Nam tác chiến - Nguồn: Báo Hải quân Việt Nam.
Hiện nay, nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã có nhiều bước tiến cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực đóng tàu quân sự. Theo Tạp chí Công nghiệp Quốc phòng & Kinh tế, ta hiện nay đã đạt được nhiều thành tựu của ngành đóng tàu quân sự góp phần vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo, trong đó đang phấn đấu nhanh chóng đóng mới tàu chiến mặt nước lên tới 2.000 tấn. Ảnh: Sản phẩm DN-2000 - thành tựu tiêu biểu hàng đầu của ngành đóng tàu quân sự Việt Nam.
Hiện nay, lực lượng Hải quân Việt Nam sở 4 tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 thuộc đề án 11661E nhập khẩu từ Nga trong những năm 2010, ngoài ra còn 2 tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang được chuyển giao từ Hàn Quốc có lượng giãn nước hơn 1.000 tấn. Do đó, số lượng tàu chiến cỡ lớn tầm 2.000 tấn có khả năng tác chiến cao của Hải quân ta là khá hạn chế, cần sự bổ sung trong tương lai. Ảnh: Tàu hộ vệ tên lửa 015 Trần Hưng Đạo lớp Gepard 3.9
Với thành công trong việc đóng mới loạt tàu tên lửa tấn công nhanh lớp 12418 Molniya theo dây chuyền và giấy phép từ LB Nga, nền Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam hoàn toàn tự tin để có thể đóng mới tàu chiến đấu mặt nước có hàm lượng công nghệ cao. Cùng với đó là sự nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng tại các nhà máy đóng tàu lớn trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng như nhà máy Sông Thu, nhà máy Ba Son, nhà máy Z-189,… đã đủ sức đáp ứng đầy đủ mọi yếu tố cho ta thực hiện những dự án đóng tàu chiến cỡ lớn mới. Ảnh: Tàu tên lửa Molniya do Việt Nam tự đóng mới.
Theo bài viết “Phát triển Công nghiệp Quốc phòng theo hướng hiện đại, lưỡng dụng, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia” đăng ngày 19/9 trên báo Quân đội Nhân dân Online có đoạn: "Với năng lực đã được đầu tư, hiện nay các đơn vị đóng tàu quân sự có khả năng đóng mới các tàu tên lửa thế hệ mới,tàu chống ngầm, tàu mặt nước của Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư…”. Qua đây có thể thấy, CNQP Việt Nam hiện nay đang nghiên cứu đóng tàu chống ngầm và đặc biệt là rất có thể lên tới 2000 tấn. Ảnh: Đóng mới tàu chiến do TCCNQP thực hiện.
Về cơ bản, việc đóng mới tàu săn ngầm cỡ lớn dễ dàng hơn nhiều so với tàu tên lửa cỡ lớn do hàm lượng công nghệ ít hơn. Ở tàu săn ngầm điều quan trọng là phát triển hệ thống dò tìm thủy âm hay còn gọi là Sonar, đây cũng là lĩnh vực đã được Viện Kỹ thuật Hải quân tập trung đầu tư trong suốt thời gian qua. Về vũ khí, tàu săn ngầm sử dụng các loại như bệ phóng rocket săn ngầm, ngư lôi hạng nặng chống ngầm,… đây đều là những vũ khí được Việt Nam tự chủ chế tạo trong thời gian gần đây. Ảnh: Tàu khinh hạm chống ngầm lớp Kamorta của hải quân Ấn Độ.
Trong khi đó, tàu tên lửa cần phải phát triển đa dạng như khung thân đảm bảo kết cấu sau nhiều phát bắn, hệ thống radar kiểm soát hỏa lực tiên tiến và phối hợp chỉ thị mục tiêu tầm xa để tên lửa có thể đánh trúng mục tiêu. Ngoài ra, dự án tên lửa chống hạm nội địa Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển, do đó, việc tự đóng tàu tên lửa có lượng giãn nước tới 2000 tấn vẫn gặp phải nhiều khó khăn hơn so với việc đóng tàu săn ngầm 2000 tấn. Ảnh: Biên đội tàu tên lửa tấn công nhanh của Hải quân Việt Nam.
Hiện nay, Hải quân Việt Nam đang có trong biên chế 5 chiếc hộ vệ săn ngầm hạng nhẹ lớp Petya II (project 159A) và lớp Petya III (project 159E) có lượng giãn nước trên 1.000 tấn, tuy nhiên các tàu này đều đã có thời gian hoạt động dài, lên tới hơn 40 năm. Vì vậy nếu đề án đóng tàu săn ngầm này thành hiện thực thì sẽ đóng góp rất lớn, tạo sức mạnh chống ngầm hiệu quả cho các lực lượng tác chiến trên biển của ta. Ảnh: Tàu Petya số hiệu 13 thuộc đề án 159A của hải quân Việt Nam.
Có thể nói rằng, việc tự chủ đóng mới tàu chiến hiện đại lên đến 2000 tấn chính là sự nỗ lực không nhỏ, là thành tựu tuyệt vời đặc biệt quan trọng của toàn quân ta nói chung và Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam nói riêng, góp phần rất lớn trong công cuộc gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Ảnh: Đội tàu ngầm Kilo 636 của Hải quân Việt Nam.
Video Hải quân Việt Nam làm chủ công nghệ đóng tàu hiện đại - Nguồn: QPVN